TOP 15 câu Trắc nghiệm Năng lượng và sự truyền năng lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 46.

1 3,743 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Năng lượng

Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

                                                             Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Vậy, mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Quạt quay được là nhờ năng lượng điện.

II. Năng lượng và tác dụng lực

- Năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

                                Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài. 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Khi năng lượng gió càng nhiều thì lực tác dụng của gió lên chong chóng càng dài, chong chóng càng quay lâu.

III. Sự truyền năng lượng

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

Ví dụ:

- Qua truyền nhiệt: 

                                     Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Qua tác dụng lực: 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Ta nhận biết năng lượng bằng cách nào?

A. Quan sát bằng mắt.

B. Khả năng tác dụng lực vào vật.

C. Sử dụng vị giác.

D. Sử dụng khướu giác.

Đáp án: B

Giải thích:

B đúng vì năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực vào vật.

Câu 2: Bác sĩ thường khuyên em bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng buổi sáng. Trong trường hợp này, em đã nhận được dạng năng lượng nào?

A. Năng lượng gió.

B. Năng lượng của dòng nước.

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng từ than đá, dầu mỏ.

Đáp án: C

Giải thích:

Năng lượng em đã nhận được năng lượng Mặt Trời.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến năng lượng?

A. Em đạp xe được là nhờ nhận năng lượng từ thức ăn.

B. Đèn sáng được là nhờ nhận năng lượng điện.

C. Tai em nghe được âm thanh là nhờ có năng lượng âm thanh truyền đến.

D. Cả ba câu A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Mọi hoạt động biến đổi trong tự nhiên đều cần có năng lượng.

Câu 4: Trường hợp này sau đây không liên quan đến năng lượng?

A. Em bé buộc dây vào đồ chơi và kéo cho đồ chơi chuyển động.

B. Dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng bay đi.

C. Một hòn đá nằm yên bên vệ đường.

D. Lực kéo của đầu máy tàu hỏa lên những toa tàu phía sau khi chuyển động.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – các vật đều chịu tác dụng của lực nên đều liên quan tới năng lượng.

Câu 5: Để tạo ra điện, người ta tận dùng nguồn nước được ngăn lại ở trên cao chảy xuống. Trong trường hợp này đã sử dụng dạng năng lượng nào?

A. Năng lượng của dòng nước.

B. Năng lượng của dòng điện.

C. Năng lượng gió.

D. Năng lượng của Mặt Trời.

Đáp án: A

Giải thích:

Trường hợp này sử dụng dạng năng lượng của dòng nước.

Câu 6: Năng lượng ảnh hưởng như thế nào đến tác dụng lực?

A. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng mạnh.

B. Năng lượng càng nhỏ thì tác dụng lực càng mạnh.

C. Năng lượng và lực không có mối liên quan nào đến nhau.

D. Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng yếu.

Đáp án: A

Giải thích:

Năng lượng càng lớn thì tác dụng lực càng mạnh.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây thể hiện mối liên quan giữa năng lượng và tác dụng lực?

A. Trời nắng càng to thì tạo ra càng nhiều điện Mặt Trời để chạy động cơ.

B. Nước lũ chảy càng mạnh sẽ gây thiệt hại càng lớn.

C. Khi đói, cơ thể không đủ sức để thực hiện các hoạt động.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi năng lượng càng lớn thì khả năng tác dụng lực càng mạnh và ngược lại.

A – Năng lượng Mặt Trời trong ngày càng lớn Pin Mặt Trời thu được càng nhiều năng lượng để tạo ra điện làm chạy động cơ.

B – Năng lượng dòng nước càng lớn sẽ tác dụng lực càng mạnh cuốn trôi mọi thứ.

C – Khi đói, cơ thể có năng lượng nhỏ, khả năng tác dụng lực cũng nhỏ.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến năng lượng và tác dụng lực?

A. Khi vận động viên đang sung sức, dùng tay đấm vào bao cát đang đứng yên lực mạnh hơn.

B. Dùng tay hứng quả rụng từ trên cành càng cao ta cảm nhận lực tác dụng vào tay càng mạnh.

C. Chiếc bàn nằm yên trong phòng.

D. Khi tay gõ trống càng mạnh thì âm thanh càng to.

Đáp án: C

Giải thích:

Chiếc bàn nằm yên trong phòng không sử dụng năng lượng.

Câu 9: Năng lượng liên quan như thế nào đến lực tác dụng và quãng đường đi?

A. 1 J là năng lượng cần để một vật có trọng lượng 1 N được đưa lên cao 1 m.

B. 10 J là năng lượng cần để một vật có trọng lượng 1 N được đưa lên cao 1 m.

C. 1 J là năng lượng cần để một vật có trọng lượng 10 N được đưa lên cao 0,5 m.

D. 1 J là năng lượng cần để một vật có trọng lượng 100 N được đưa lên cao 1 m.

Đáp án: A

Giải thích:

1 J là năng lượng cần để một vật trọng lượng 1 N được đưa lên cao 1 m.

Câu 10: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 3 600 J = ……….kJ

A. 3,6 kJ.

B. 36 kJ.                                   

C. 360 kJ.                           

D. 0,36 kJ.

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án đúng là: A

3 600 J = Trắc nghiệm Năng lượng và sự truyền năng lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 3,6 kJ

Câu 11: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 300 calo = ………J

A. 30 J.                         

B. 12,6 J.                           

C. 1 260 J.                       

D. 1,26 J.

Đáp án: C

Giải thích:

300 calo = 300 . 4,2 = 1 260 J

Câu 12: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 80 kJ = …………J

A. 80 000 J.                   

B. 8 000 J.                      

C. 800 J.                         

D. 8 J.

Đáp án: A

Giải thích:

80 kJ = 80 . 1000 = 80 000J

Câu 13: Trường hợp nào sau đây có sự truyền năng lượng?

A. Nhiệt truyền từ ngọn lửa làm ấm không khí xung quanh.

B. Khi tay ta tác dụng lực vào cánh quạt làm cánh quạt quay.

C. Xăng được để trong bình xăng.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự truyền năng lượng trong các trường hợp:

A – có sự truyền năng lượng từ ngọn lửa vào không khí.

B – có sự truyền năng lượng từ tay vào cánh quạt.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây không có sự chuyển hóa năng lượng?

A. Các bạn học sinh dùng lực chân đá quả cầu làm nó bay lên cao.

B. Chiếc bút nằm yên trên mặt bàn.

C. Tay ta cầm thìa khuấy làm nước trong cốc chuyển động xoáy liên tục.

D. Dùng tay đẩy mạnh làm xe hàng chuyển động nhanh về phía trước.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiếc bút nằm yên trên mặt bàn không có sự chuyển hóa năng lượng chỉ có truyền năng lượng nhiệt với môi trường.

Câu 15: Đơn vị của năng lượng là:

A. ki-lô-gam.                      

B. lít.                          

C. jun.                          

D. mét.

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn vị của năng lượng là jun.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng

Trắc nghiệm Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

Trắc nghiệm Bài 49: Năng lượng hao phí

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

1 3,743 04/09/2022
Tải về