Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo khối lượng có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 6.

1 1364 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo khối lượng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Đơn vị khối lượng

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

  + Một số đơn vị đo khối lượng khác:

       1 miligam (mg) = 0,001 g

       1 gam (g) = 0,001 kg

       1 héctôgam (1 lạng) = 100 g

       1 tạ = 100 kg

       1 tấn (1 t) = 1000 kg

II. Dụng cụ đo khối lượng

- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân đòn, cân Roberval,…

Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân đòn: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Đo khối lượng | Kết nối tri thức

III. Cách đo khối lượng 

1. Dùng cân đồng hồ

Bước 1: Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 2: Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

Bước 3: Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

Bước 4: Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.

2. Dùng cân điện tử

Tùy vào từng loại cân mà chúng ta có các cách sử dụng khác nhau:

  - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp.

  - Đặt mẫu vật cần cân nhẹ nhàng trên đĩa cân.

  - Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất/dụng cụ đựng vật mẫu lên đĩa cân, bàn cân (tránh để dầu, mỡ hoặc bột dính vào vật cần đo sẽ làm sai lệch kết quả đo).

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Để đo khối lượng của một chiếc vòng đeo tay, ta dùng đơn vị đo

A. gam.                     

B. ki-lô-gam.                       

C. tấn.                              

D. yến.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì chiếc vòng đeo tay có khối lượng nhỏ nên ta dùng đơn vị đo là gam.

Câu 2: Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị cơ bản đo khối lượng là:

A. miligam.        

B. hectogam.           

C. decagam.        

D. kilogam.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta thì đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilogam.

Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 168 yến = …… tấn.

A. 1,68 tấn.                      

B. 1 680 tấn.                      

C. 0,168 tấn.                 

D. 16,8 tấn.

Đáp án: A

Giải thích:

168 yến = 1, 68 tấn

Câu 4: Đổi đơn vị đo khối lượng trong trường hợp sau: 17 kg 2 g =...... hg

A. 17,2 hg.                      

B. 170,02 hg.                       

C. 172 hg.              

D. 1,702 hg.

Đáp án: B

Giải thích:

17 kg 2g = 170,02 hg

Câu 5: Đâu không phải là dụng cụ đo khối lượng?

A. Cân điện tử.

B. Cân đồng hồ.

C. Lực kế.

D. Cân tạ.

Đáp án: C

Giải thích:

Lực kế dùng để đo lực.

Câu 6: Để đo khối lượng của một bạn học sinh lớp 6, ta dùng loại cân nào sau đây?

A. Cân y tế.                                       

B. Cân tiểu ly.

C. Cân Rô-béc-van.                            

D. Cả hai đáp án B và C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Dùng cân y tế vì có GHĐ phù hợp để đo khối lượng của người.

Câu 7: Để đo khối lượng của một túi muối nhỏ, ta dùng loại cân nào sau đây?

A. Cân tạ.                                           

B. Cân tiểu ly.

C. Cân y tế.                                       

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Để đo khối lượng của một túi muối nhỏ, ta dùng cân tiểu ly.

Câu 8: Xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân sau:

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. GHĐ: 2 kg, ĐCNN: 100 g.                           

B. GHĐ: 2 kg, ĐNCC: 10 g.

C. GHĐ: 2 g, ĐCNN: 1 g.                            

D. GHĐ: 200 g, ĐCNN: 100 g.

Đáp án: B

Giải thích:

GHĐ: 2 kg, ĐCNN: 10 g

Câu 9: Xác định GHĐ và ĐCNN của cái cân sau:

 

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. GHĐ: 120 kg, ĐCNN: 1 kg.                   

B. GHĐ: 110 kg, ĐCNN: 0,5 kg.

C. GHĐ: 110 kg, ĐCNN: 0,1 kg.                 

D. GHĐ: 120 kg, ĐCNN: 0,5 kg.

Đáp án: D

Giải thích:

GHĐ: 120 kg, ĐCNN: 0,5 kg

Câu 10: Sắp xếp các bước thực hiện sau theo thứ tự cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ.

(1) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

(2) Vặn ốc điều chinh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.

(3) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

(4) Đặt vật cần cân lên đĩa cân.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

A. (3), (1), (2), (4), (5).

B. (3), (2), (4), (1), (5).

C. (3), (2), (1), (5), (4).

D. (4), (5), (1), (2), (3).

Đáp án: B

Giải thích:

Các bước thực hiện theo thứ tự cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ là: (3), (2), (4), (1), (5).

Câu 11: Khi dùng cân điện tử, bước đầu tiên cần thực hiện khi cân là gì?

A. Ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp (g, kg…).

B. Đặt mẫu vật nhẹ nhàng trên đĩa cân.

C. Sử dụng kẹp hoặc găng tay để đặt bình đựng hóa chất, mẫu vật lên đĩa cân, bàn cân.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi dùng cân điện tử, bước đầu tiên cần thực hiện khi cân là ước lượng khối lượng cần đo để chọn đơn vị thích hợp (g, kg…).

Câu 12: Thao tác nào dưới đây đúng khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?

A. Để vật có khối lượng ước chừng quá lớn so với GHĐ của cân.

B. Đặt cân trên bề mặt nghiêng, gồ ghề.

C. Đọc và ghi kết quả khi kim chỉ thị chưa ổn định.

D. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

Đáp án: D

Giải thích:

Thao tác đúng khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử là đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

Câu 13: Ngoài đơn vị đo khối lượng là kg, người ta còn sử dụng đơn vị nào để đo khối lượng?

A. pound.             

B. lạng.                

C. hoa.             

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngoài đơn vị đo khối lượng là kg, người ta còn sử dụng đơn vị pound, lạng, hoa

Câu 14: Đọc khối lượng của những củ khoai trong hình:

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. 250 g.           

B. 300 g.                           

C. 280 g.                          

D. 310g.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối lượng của những củ khoai là 300 g.

Câu 15: Đọc khối lượng của số bột đang đặt trên đĩa cân.

Trắc nghiệm Đo khối lượng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. 50 g.                      

B. 50 kg.                          

C. 70 g.                         

D. 70 kg.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng của số bột đang đặt trên đĩa cân là 70 g.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Đo thời gian

Trắc nghiệm Bài 8: Đo nhiệt độ

Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất

Trắc nghiệm Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Trắc nghiệm Bài 11: Oxygen. Không khí

1 1364 lượt xem
Tải về