TOP 15 câu Trắc nghiệm Mặt trăng có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 53: Mặt trăng  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 53.

1 2484 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt trăng - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy

1. Mặt Trăng

- Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

- Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

- Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Đó là các pha của Mặt Trăng.

+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Mặt Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.  

- Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)

- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.

- Vị trí Mặt Trăng ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.

Mặt Trăng | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Từ Trái Đất, ta nhìn thấy những hình dạng nào của Mặt Trăng?

A. Hinh tròn, lưỡi liềm.

B. Hình tròn, hình vuông.

C. Hình tam giác, hình chữ nhật.

D. Hình ngũ giác, hình lưỡi liềm.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ Trái Đất, ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn, hình lưỡi liềm.

Câu 2: Mặt Trăng là dạng thiên thể nào?

A. Chòm sao.                

B. Hành tinh.                     

C. Vệ tinh.                            

D. Sao.

Đáp án: C

Giải thích:

Mặt Trăng là dạng thiên thể sau: vệ tinh.

Câu 3: Ta nhìn thấy Mặt Trăng sáng trên bầu trời vì:

A. Mặt Trăng là vệ tinh tự phát sáng.

B. Mặt Trăng là vệ tinh phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời.

C. Mặt Trăng là ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời.

D. Mặt Trăng là ngôi sao tự phát sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Mặt Trăng là vệ tinh phản chiều lại ánh sáng Mặt Trời.

Câu 4: Ta nhìn thấy toàn bộ Trăng Tròn vì:

A. Một nửa phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

B. Toàn bộ phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

C. Hầu như rất ít phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

D. Không có phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Toàn bộ phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

Câu 5: Ta nhìn thấy Trăng khuyết vì

A. một phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

B. toàn bộ phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

C. hầu như rất ít phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

D. không có phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta nhìn thấy Trăng khuyết vì một phần Mặt Trăng bị Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.

Câu 6: Pha của Mặt Trăng là:

A. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ta quan sát được mỗi năm.

B. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ta quan sát được mỗi tháng.

C. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ta quan sát được mỗi tuần.

D. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ta quan sát được mỗi ngày.

Đáp án: D

Giải thích:

Pha của Mặt Trăng là hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng ta quan sát được mỗi ngày.

Câu 7: Ta không nhìn thấy Trăng (Trăng non) khi:

A. Nửa sáng của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về phía Trái Đất.

B. Nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về phía Trái Đất.

C. Toàn bộ phần tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về phía Trái Đất.

D. Không có phần nào của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về phía Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta không nhìn thấy Trăng (Trăng non) khi nửa tối cùa Mặt Trăng hướng hoàn toàn về phía Trái Đất.

Câu 8: Ngày mà ta thấy Trăng tròn, theo dân gian gọi đó là ngày:

A. Mùng một.       

B. Ngày tết âm lịch.      

C. Ngày rằm.         

D. Ngày thất tịch.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngày mà ta thấy Trăng tròn theo dân gian gọi là ngày rằm.

Câu 9: Từ lần Trăng tròn này tới lần Trăng tròn tiếp theo là khoảng bao nhiêu ngày?

A. Khoảng 7 ngày.

B. Khoảng 14 ngày.

C. Khoảng 21 ngày.

D. Khoảng 28 ngày.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ lần Trăng tròn này tới lần Trăng tròn tiếp theo khoảng 28 ngày.

Câu 10: Ngày đầu tiên của tháng, ta nhìn thấy hình dạng của Trăng như thế nào?

A. Ngày không Trăng.

B. Ngày Trăng tròn.

C. Ngày Trăng khuyết.

D. Ngày Trang bán nguyệt.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngày đầu tiên của tháng, ta nhìn thấy hình dạng Trăng: không nhìn thấy Trăng.

Câu 11: Chon câu sai:

A. Có những ngày, vào ban ngày ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng.

B. Ta chỉ nhìn thấy Mặt Trăng vào ban đêm vì buổi đêm Mặt Trăng mới phát sáng.

C. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng.

D. Ban ngày khó thấy Mặt Trăng vì ánh sáng của Mặt Trời rất mạnh, át mất ánh sáng từ Mặt Trăng.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng, ban ngày khó thấy Mặt Trăng vì ánh sáng của Mặt Trời rất mạnh, át mất ánh sáng từ Mặt Trăng.

Câu 12: Vào buổi tối, ở ngoài đường, dù đi đến đâu ta cũng có thể nhìn thấy Mặt Trăng vì?

A. Mặt Trăng cũng có khả năng thay đổi vị trí giống như khi ta nhìn thấy Mặt Trời.

B. Mặt Trăng có kích thước rất lớn so với con người nên dù đi đến các vị trí khác nhau ta cũng thấy Mặt Trăng.

C. Mặt Trăng luôn chuyển động không ngừng ở khắp mọi nơi.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Vào buổi tối, ở ngoài đường, dù đi đến đâu ta cũng có thể nhìn thấy Mặt Trăng vì: Mặt Trăng có kích thước rất lớn so với con người nên dù đi đến các vị trí khác nhau ta cũng thấy Mặt Trăng.

Câu 13: Ta nhìn thấy những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì:

A. Ta quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất ở các góc nhìn khác nhau.

B. Ta quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất ở các ngày khác nhau.

C. Ánh sáng chiếu tới Mặt Trăng không đồng đều.

D. Có những lúc Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất ở các góc nhìn khác nhau.

Câu 14: Trái Đất có mấy vệ tinh tự nhiên?

A. Một.                         

B. Hai.                            

C. Ba.                             

D. Bốn.

Đáp án: A

Giải thích:

Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên.

Câu 15: Tại sao ta luôn chỉ quan sát được một phía Mặt Trăng từ Trái Đất?

A. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó nhiều hơn thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

B. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó ít hơn thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

C. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó thay đổi liên tục, không so sánh được với thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

D. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó bằng thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta luôn chỉ quan sát được một phía Mặt Trăng từ Trái Đất vì thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh trục của nó bằng thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

Trắc nghiệm Bài 55: Ngân hà

1 2484 lượt xem
Tải về