TOP 15 câu Trắc nghiệm Sử dụng kính hiển vi quang học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 4.

1 2,567 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

- Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.

Sử dụng kính hiển vi quang học | Kết nối tri thức

- Kính hiển vi gồm các bộ phận chính:

   + Ống kính gồm:

   * Thị kính (kính để mắt vào quan sát); có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)…

    * Đĩa quay gắn các vật kính.

    * Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x…

+ Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ.

+ Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

+ Ngoài ra, còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác. 

Sử dụng kính hiển vi quang học | Kết nối tri thức

II. Sử dụng kính hiển vi quang học

Các bước sử dụng kính hiển vi quang học là:

- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều  kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.

- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.

- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.

III. Bảo quản kính hiển vi quang học

- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

Sử dụng kính hiển vi quang học | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Để quan sát được tế bào của một quả cà chua, chúng ta sử dụng dụng cụ nào sau đây?

A. Kính hiển vi quang học.

B. Kính lão.

C. Gương soi.

D. Kính lúp.

Đáp án: A

Giải thích:

Để quan sát được tế bào của một quả cà chua, chúng ta sử dụng kính hiển vi quang học.

Câu 2: Sử dụng kính hiển vi quang học giúp chúng ta phóng to hình ảnh của vật lên khoảng gấp bao nhiêu lần?

A. 2 – 4 lần.         

B. 10 – 20 lần.          

C. 40 – 3000 lần.        

D. 5000 – 100 000 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Sử dụng kính hiển vi quang học giúp chúng ta phóng to hình ảnh của vật lên khoảng 40 - 3000 lần.

Câu 3: Đâu là tên của các bộ phận chính của kính hiển vi quang học?

A. Mặt kính, khung kính.

B. Ống kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.

C. Ống kính, chân kính, khung kính, tay cầm.

D. Tay cầm, khung kính.

Đáp án: C

Giải thích:

Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học là: ống kính, ốc điều chỉnh, bàn kính.

Câu 4: Đâu không phải một bộ phận của kính hiển vi quang học?

A. Thị kính, đĩa quay, vật kính.

B. Tay cầm, khung kính.

C. Ốc điều chỉnh, bàn kính.

D. Gương phản chiếu, thân kính.

Đáp án: B

Giải thích:

Tay cầm, khung kính không phải là là bộ phận của kính hiển vi quang học.

Câu 5: Vai trò của thị kính là:

A. Bộ phận sát với vật cần quan sát.

B. Vị trí đặt vật mẫu để quan sát.

C. Phản chiếu và tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

D. Nơi đặt mắt vào quan sát.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai vì nói tới vị trí của vật kính.

B – Sai vì nói tới vị trí của bàn kính.

C – sai vì nói tới vai trò của đèn chiếu sáng.

Câu 6: Câu nào sau đây nói sai vai trò của bàn kính?

A. Nơi đặt vật mẫu để quan sát.

B. Là giá đỡ các bộ phận khác.

C. Nơi đặt mắt vào quan sát.

D. Cả B và C đều là vai trò của bàn kính.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của bàn kính không phải là giá đỡ các bộ phận khác và nơi đặt mắt vào quan sát.

Câu 7: Trên vật kính có ghi 20x, thông tin này có ý nghĩa gì?

A. 20x là độ phóng đại hình ảnh của vật ta quan sát được.

B. 20x là số lượng mẫu vật cần đặt vào quan sát.

C. 20x là khoảng cách từ vật cần quan sát đến thị kính.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Thông tin 20x là độ phóng đại hình ảnh của vật ta quan sát được.

Câu 8: Những mẫu vật nào sau đây không quan sát được bằng kính lúp mà phải sử dụng kính hiển vi quang học?

A. Vân cánh của một con chuồn chuồn.

B. Gân một chiếc lá trầu không.

C. Hình ảnh các phân tử nước.

D. Dấu vân tay trên một chiếc cốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Mẫu vật không quan sát được bằng kính lúp mà phải sử dụng kính hiển vi quang học là hình ảnh các phân tử nước.

Câu 9: Muốn quan sát vật bằng kính hiển vi quang học thì bước đầu tiên cần làm là gì?

A. Lau chùi kính hiển vi.

B. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để điều chỉnh.

C. Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.

D. Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Đáp án: C

Giải thích:

Muốn quan sát vật bằng kính hiển vi quang học thì bước đầu tiên cần làm là chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.

Câu 10: Khi thực hiện bước điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính cần lưu ý điều gì?

A. Tránh hướng gương trực tiếp vào đèn sáng hoặc Mặt Trời có thể gây tổn thương mắt.

B. Chỉnh ánh sáng phản chiếu vào nhiều để ta quan sát rõ cấu tạo của vật mẫu.

C. Hướng gương trực tiếp vào đèn sáng hoặc Mặt Trời giúp tận dụng tối đa ánh sáng giúp ta quan sát hiệu quả.

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi thực hiện bước điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính cần lưu ý tránh hướng gương trực tiếp vào đèn hoặc Mặt Trời có thể gây tổn thương mắt.

Câu 11: Vai trò của ốc điều chỉnh là gì?

A. Điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét khi tạo ảnh.

B. Điều chỉnh độ to của hình ảnh mẫu vật.

C. Điều chỉnh độ phóng đại hình ảnh của mẫu vật.

D. Điều chỉnh độ nghiêng của mẫu vật cho phù hợp mục đích quan sát.

Đáp án: A

Giải thích:

Vai trò của ốc điều chỉnh là điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét khi tạo ảnh.

Câu 12: Khi thực hiện bước vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản cần lưu ý điều gì?

A. Không để hắt sáng vào mặt vật kính.

B. Không để mặt vật kính chạm vào tiêu bản.

C. Không để vật kính bị rơi.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi thực hiện bước vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản cần lưu ý không để mặt vật kính chạm vào tiêu bản.

Câu 13: Đâu là cách đúng khi bảo quản kính hiển vi quang học?

A. Lau chùi, vệ sinh thị kính và vật kính thường xuyên bằng khăn rửa mặt.

B. Lau thị kính và vật kính bằng nước lau kính.

C. Lau thị kính và vật kính bằng cồn 70 độ.

D. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

Đáp án: D

Giải thích:

Cách đúng khi bảo quản kính hiển vi quang học là: lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

Câu 14: Đâu là cách bảo quản kính hiển vi quang học sai?

A. Khi cẩm kính hiển vi một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính.

B. Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

C. Cầm và di chuyển kính hiển vi quang học bằng một tay.

D. Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D là cách bảo quản kính hiển vi quang học đúng.

Câu 15: Khi quan sát vật, nên để kính hiển vi quang học ở vị trí nào thì phù hợp?

A. Để kính hiển vi quang học ở nơi có bề mặt nhám và xù xì.

B. Để kính hiển vi quang học ở nơi có bề mặt phẳng.

C. Để kính hiển vi quang học ở bề mặt có nước giúp kính không bị nóng khi hoạt động.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi quan sát vật, nên để kính hiển vi quang học ở nơi có bề mặt phẳng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Đo chiều dài

Trắc nghiệm Bài 6: Đo khối lượng

Trắc nghiệm Bài 7: Đo thời gian

Trắc nghiệm Bài 8: Đo nhiệt độ

Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất

1 2,567 04/09/2022
Tải về