TOP 15 câu Trắc nghiệm Đo nhiệt độ có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Đo nhiệt độ có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 8.

1 2395 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 8. Đo nhiệt độ - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Đo nhiệt độ

- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

- Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.                                                                      Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

Mặt Trời rất nóng, nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 5505 0C

- Thang nhiệt độ Xen – xi – út: Ông Xen – xi – út đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan (0 0C) và nhiệt độ của nước đang sôi (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm.Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

- Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:

   + Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

0F = (0C x 1,8) + 32

   + Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.

K = 0C + 273

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

II. Dụng cụ đo nhiệt độ

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều. 

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

2. Các loại nhiệt kế

- Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

- Tùy theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: 

                             Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

  Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).

                                   Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

III. Sử dụng nhiệt kế y tế

1. Nhiệt kế y tế thủy ngân

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.

Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

2. Nhiệt kế y tế điện tử

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

Bước 2: Bấm nút khởi động.

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đâu là đơn vị đo nhiệt độ thường được sử dụng ở nước ta?

A. độ C (oC).        

B. độ F (oF).        

C. độ K (K).         

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Đơn vị đo nhiệt độ thường được sử dụng ở nước ta là độ C (oC).

Câu 2: Để xác định mức độ nóng hay lạnh của vật, chúng ta sử dụng khái niệm nào?

A. Độ dài.              

B. Khối lượng.               

C. Thể tích.                

D. Nhiệt độ.

Đáp án: D

Giải thích:

Để xác định mức độ nóng hay lạnh của vật, chúng ta dùng khái niệm nhiệt độ.

Câu 3: Trong thang đo nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đang sôi là:

A. 100oC.                

B. 0oC.                          

C. 327oC.                     

D. -30oC.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong thang đo nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC.

Câu 4: Việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo có tác dụng gì?

A. Giúp mình không bị bỏng khi chạm tay vào vật.

B. Giúp chọn được nhiệt kế đo phù hợp trong các trường hợp khác nhau.

C. Giúp cho mình không cần đo nhiệt độ của vật nữa.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo có tác dụng giúp mình không bị bỏng khi chạm tay vào vật và chọn được nhiệt kế đo phù hợp trong các trường hợp khác nhau.

Câu 5: Nối nhiệt độ phù hợp với các tình huống sau đây:

(1) Nhiệt độ của cơ thể người                   

(2) Nhiệt độ đông đặc của nước

(3) Nhiệt độ nóng chảy của đồng               

(4) Nhiệt độ ở Bắc Cực

a) – 43oC.                                 b) 37oC.                      

c) 0oC.                                      d) 1 084oC.

A. (1) – b, (2) – c, (3) – a, (4) – d.

B. (1) – b, (2) – c, (3) – d, (4) – a.

C. (1) – a, (2) – b, (3) – c, (4) – d.

D. (1) – c, (2) – b, (3) – a, (4) – d.

Đáp án: B

Giải thích:

(1) – b, (2) – c, (3) – d, (4) – a.

Câu 6: Đổi đơn vị đo: 39oC = ……oF.

A. 39 oF.                         

B. 212 oF.                           

C. 102,2 oF.                                

D. 32 oF.

Đáp án: C

Giải thích:

39oC = 32 + 39.1,8 = 102,2oF

Câu 7: Đổi đơn vị đo: 203oF = …….oC.

A. 99 oC.            

B. 90 oC.                                

C. 95 oC.                     

D. 203 oC.

Đáp án: C

Giải thích:

203oF = Trắc nghiệm Đo nhiệt độ có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)oC.

Câu 8: Đâu là cơ sở chế tạo các loại dụng cụ đo nhiệt độ?

A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Sự nở vì nhiệt của chất khí.

C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ sở chế tạo các loại dụng cụ đo nhiệt độ là sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Câu 9: Loại nhiệt kế nào được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể của người.

A. Nhiệt kế y tế thủy ngân.

B. Nhiệt kế dầu.

C. Nhiệt kế hồng ngoại.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ cơ thể của người là nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế dầu, nhiệt kế hồng ngoại.

Câu 10: Muốn đo nhiệt độ phòng học lớp em thì cần sử dụng loại nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế hồng ngoại.

B. Nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế y tế thủy ngân.

D. Nhiệt kế kim loại.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi đo nhiệt độ không khí xung quanh và nhiệt độ nước nói chung thường dùng nhiệt kế rượu.

Câu 11: Sắp xếp các bước sau cho đúng thứ tự sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.

(1) Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

(2) Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

(3) Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt hết xuống bầu.

(4) Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

A. (4), (3), (2), (1).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (2), (3), (1), (4).

D. (3), (2), (4), (1).

Đáp án: C

Giải thích:

Các bước theo thứ tự đúng: (2), (3), (1), (4).

Câu 12: Thao tác nào sau đây chưa chính xác khi dùng nhiệt kế thủy ngân?

A. Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.

B. Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế một lúc rồi mới đo.

C. Nhiệt kế kẹp nách được 30s đã mang nhiệt kế ra đọc.

D. Cả hai đáp án B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

B sai vì tay phải cầm vào thân nhiệt kế.

C sai vì cần phải để nhiệt kế ở nách khoảng 3 phút.

Câu 13: Đâu là điều cần lưu ý khi dùng nhiệt kế thủy ngân?

A. Khi vẩy cần cẩn thận không để nhiệt kế va chạm mạnh gây vỡ.

B. Cầm tay vào bầu nhiệt kế cho ấm, khi kẹp vào nách đỡ bị lạnh.

C. Cặp nhiệt độ xong cần để một lúc lâu mới đọc kết quả.

D. Nhiệt kế không may bị vỡ cần nhanh tay nhặt và thu dọn các mảnh vỡ.

Đáp án: A

Giải thích:

B, C, D là những điều không nên làm.

Câu 14: Sắp xếp đúng thứ tự các bước đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân.

(1) Tắt nút khởi động.

(2) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

(3) Bấm nút khởi động.

(4) Chờ khi có tín hiệu bíp, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

(5) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (2), (3), (5), (4), (1).

C. (2), (1), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (5), (4), (3).

Đáp án: B

Giải thích:

Các bước đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân sắp xếp đúng: (2), (3), (5), (4), (1).

Câu 15: Khi đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử cần lưu ý điều gì?

A. Đảm bảo vệ sinh phần kim loại tiếp xúc với lưỡi.

B. Không nên đo nhiệt độ liên tục, nên để cách khoảng 2 - 3 phút.

C. Cần chờ đợi khi nghe thấy tín hiệu thông báo mới đọc nhiệt độ.  

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử cần lưu ý:

- Đảm bảo vệ sinh phần kim loại tiếp xúc với lưỡi.

- Không nên đo nhiệt độ liên tục, nên để cách khoảng 2 - 3 phút.

- Cần chờ đợi khi nghe thấy tín hiệu thông báo mới đọc nhiệt độ.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Sự đa dạng của chất

Trắc nghiệm Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Trắc nghiệm Bài 11: Oxygen. Không khí

Trắc nghiệm Bài 12: Một số vật liệu

Trắc nghiệm Bài 13: Một số nguyên liệu

1 2395 lượt xem
Tải về