TOP 15 câu Trắc nghiệm Giới thiệu về khoa học tự nhiên có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 1.

1 2,154 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Khái niệm về khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

Ví dụ: 

Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

II. Vật sống và vật không sống

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng trên.

Ví dụ: 

   Con ong là vật sống vì con ong có thể trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

   Cái bàn là vật không sống vì cái bàn không thể trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên bao gồm rất nhiều lĩnh vực:

Vật lí học: nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

Hóa học: nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng.

Sinh học: nghiên cứu về vật sống.

Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.

Thiên văn học: nghiên cứu về các thiên thể.

Ví dụ: 

+ Vật lý học: bay bằng khinh khí cầu, phẫu thuật mắt bằng tia laser…      

                                  Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

+ Hóa học: Dùng axit HF vẽ lên thủy tinh; chữa cháy xăng dầu bằng cát…

                                    Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

+ Sinh học: mô hình trồng nấm tiên tiến, lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao…

                                   Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

+ Khoa học Trái Đất; dự báo thời tiết…

 Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

+ Thiên văn học: dùng kính thiên văn quan sát các ngôi sao…

Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống

  - Các thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện.

  Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

- Nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích, thì các ứng dụng của KHTN cũng có thể gây hại tới môi trường tự nhiên và con người.
Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các hiện tượng sau, đâu không phải là hiện tượng khoa học tự nhiên?

A. Công nhân tham gia sản xuất

B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó

C. Hoa đào nở vào mùa xuân

D. Trái Đất tác dụng lực hút lên các vật trên bề mặt của nó

Đáp án: A

Giải thích:

Công nhân tham gia sản xuất không phải là hiện tượng khoa học tự nhiên.

Câu 2: Trong các đối tượng sau đây, đâu là vật sống?

A. Máy chiếu hình ảnh trong lớp học

B. Cây xà cừ

C. Cặp sách học sinh

D. Bộ bàn ghế học sinh

Đáp án: B

Giải thích:

Vật sống là cây xà cừ.

Câu 3: Trong các đối tượng sau đây, đâu không phải là vật sống?

A. Đàn chim di cư bay trên trời

B. Một khóm hoa thủy tiên trồng trong chậu

C. Con thằn lằn

D. Bộ quần áo

Đáp án: D

Giải thích:

Bộ quần áo không phải là vật sống.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí?

A. Quá trình một cây đậu nảy mầm

B. Quá trình cây xanh quang hợp

C. Người đi trên sàn trơn dễ bị ngã

D. Các loại động vật hô hấp

Đáp án: C

Giải thích:

Người đi trên sàn trơn dễ bị ngã là hiện tượng thuộc lĩnh vực Vật lí.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật lí?

A. Xích xe đạp đi nhiều dễ bị mòn

B. Quá trình từ khi sinh ra và lớn lên của một con người

C. Hai cực trái dấu của thanh nam châm hút nhau khi đưa lại gần nhau

D. Hai cực cùng dấu của thanh nam châm đẩy nhau khi đưa lại gần nhau

Đáp án: B

Giải thích:

B – thuộc lĩnh vực sinh học.

Câu 6: Vật lí học là lĩnh vực nghiên cứu về:

A. các chất và sự biến đổi của chúng

B. cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó

C. chuyển động, lực và năng lượng

D. vật sống

Đáp án: C

Giải thích:

A – Hóa học

B – Khoa học Trái Đất

D – Sinh học

Câu 7: Đâu là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp con người thuận tiện trong liên lạc thông tin?

A. Liên lạc bằng cách gửi thư ở bưu điện

B. Liên lạc bằng cách gọi điện thoại di động

C. Liên lạc bằng bồ câu đưa thư

D. Dùng tù và để báo hiệu

Đáp án: B

Giải thích:

Liên lạc bằng cách gọi điện thoại di động là cách thức liên lạc ứng dụng khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống.

Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp con người thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp?

A. Lắp đặt hệ thống tự tưới cho cây trồng trong nhà kính

B. Dùng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật

C. Dùng máy gieo hạt để gieo lúa

D. Dùng trâu cày ruộng

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng trâu cày ruộng không phải là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp con người thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Đâu là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp con người thuận tiện trong giao thông vận tải?

A. Đi du lịch bằng máy bay

B. Dùng bè để chở gỗ

C. Quân đội hành quân bằng ngựa chiến

D. Người dân qua sông bằng cầu khỉ

Đáp án: A

Giải thích:

Đi du lịch bằng máy bay là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp con người thuận tiện trong giao thông vận tải.

Câu 10: Đâu là lợi ích của Khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống?

A. Tạo ra các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường

B. Giúp tiết kiệm sức lao động cho con người

C. Rút ngắn thời gian đi lại của con người

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả các phương án A, B, C đều là những lợi ích của Khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường.

Câu 11: Đâu là tác hại của ứng dụng Khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống?

A. Khí thải của các loại nhiên liệu hóa thạch dùng trong các phương tiện giao thông gây ô nhiễm mội trường

B. Giúp tiết kiệm sức lao động cho con người

C. Giúp việc liên lạc được nhanh chóng, thuận tiện

D. Gia tăng năng suất trong các ngành lao động sản xuất

Đáp án: A

Giải thích:

Tác hại của ứng dụng  Khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống là: Khí thải của các loại nhiên liệu hóa thạch dùng trong các phương tiện giao thông gây ô nhiễm mội trường.

Câu 12: Để giải thích hiện tượng khi nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì thấy đũa như bị gãy ở mặt nước, ta sử dụng kiến thức liên quan đến lĩnh vực nào?

A. Hóa học

B. Vật lí

C. Sinh học

D. Khoa học Trái Đất

Đáp án: B

Giải thích:

Để giải thích hiện tượng khi nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì thấy đũa như bị gãy ở mặt nước thì ta sử dụng kiến thức liên quan đến lĩnh vực Vật lí.

Câu 13: Đâu là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp chăm sóc cho sức khỏe của con người?

A. Sơ cứu người bằng cách xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo

B. Dùng tai để nghe và đếm nhịp tim

C. Bắt mạch bằng tay

D. Theo dõi nhịp tim bằng máy đo điện tim

Đáp án: D

Giải thích:

Theo dõi nhịp tim bằng máy đo điện tim là ứng dụng của khoa học tự nhiên vào công nghệ và đời sống giúp chăm sóc cho sức khỏe của con người.

Câu 14: Lĩnh vực Vật lí không nghiên cứu về:

A. Các loại lực

B. Vật sống

C. Sự biến đổi của các chất

D. Cả B và C

Đáp án: D

Giải thích:

Lĩnh vực Vật lí không nghiên cứu là vật sống và sự biến đổi của các chất.

Câu 15: Những phát minh nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí?

A. Vaccine, thuốc kháng sinh

B. Chất chống dính, thuốc nổ

C. Đèn sợi đốt, điện thoại

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Phát minh thuộc lĩnh vực Vật lí là: đèn sợi đốt, điện thoại.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Trắc nghiệm Bài 3: Sử dụng kính lúp

Trắc nghiệm Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Trắc nghiệm Bài 5: Đo chiều dài

Trắc nghiệm Bài 6: Đo khối lượng

1 2,154 04/09/2022
Tải về