TOP 15 câu Trắc nghiệm Các thể của chất và sự chuyển thể có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 10.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
|
Thể rắn |
Thể lỏng |
Thể khí |
Hình dạng |
Hình dạng cố định
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) |
Không chảy được
|
Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt
|
Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
|
Khả năng chịu nén |
Rất khó nén |
Khó nén |
Dễ nén |
Ví dụ |
Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,... |
Nước, rượu, dầu ăn, xăng,... |
Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,... |
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng
- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.
- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng
Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng
+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng
Ví dụ: Nước sôi
Tổng kết bài học
- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định
- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
B. Phương pháp giải
1. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự nóng chảy và sự đông đặc
|
Sự nóng chảy |
Sự đông dặc |
Giống |
Là sự chuyển thể qua lại giữa thể rắn và thể lỏng |
|
Khác |
là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng |
là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. |
2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng ,xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Khác nhau:
Sự bay hơi |
Sự ngưng tụ |
Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi |
Là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng |
3. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
- Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
- Điểm khác nhau:
|
Sự bay hơi |
Sự sôi |
Quá trình |
Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng |
Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng |
Nhiệt độ |
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. |
Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. |
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chất nào sau đây có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí ở điều kiện tự nhiên trên Trái Đất?
A. Nước.
B. Oxygen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Đáp án: A
Giải thích:
Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng (nước lỏng), thể khí (hơi nước).
Câu 2: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Sôi.
C. Hóa hơi.
D. Bay hơi.
Đáp án: B
Giải thích:
Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi.
Câu 3: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có
A. Khối lượng xác định.
B. Khối lượng không xác định.
C. Hình dạng xác định.
D. Hình dạng không xác định.
Đáp án: A
Giải thích:
Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có hình dạng xác định.
Câu 4: Cho các chất sau: Đồng (copper); nitrogen; vàng (gold); nước; oxygen; dầu hỏa; sắt (iron). Số chất ở thể rắn trong điều kiện thường là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: C
Giải thích:
Các chất ở thể rắn trong điều kiện thường là: đồng (copper); vàng (gold); sắt (iron).
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải của chất ở thể rắn?
A. Không chảy được.
B. Hình dạng cố định.
C. Dễ bị nén.
D. Rất khó nén.
Đáp án: C
Giải thích:
Các tính chất của chất ở thể rắn:
+ Hình dạng cố định;
+ Không chảy được (không tự di chuyển);
+ Rất khó nén.
Câu 6: Nước ở bể chứa được dẫn đến bồn rửa nhà bếp bằng đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của nước ở thể lỏng?
A. Có hình dạng của phần vật chứa nó.
B. Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.
C. Khó nén.
D. Không tự di chuyển được.
Đáp án: B
Giải thích:
Chất ở thể lỏng có thể chảy tràn theo bề mặt; do đó nước lỏng có thể chảy theo đường ống từ bể chứa đến bồn rửa nhà bếp.
Câu 7: Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được
Đáp án: C
Giải thích:
Dựa trên tính chất chất khí có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng để sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu.
Câu 8: Hiện tượng có hạt sương đọng lại trên lá cây vào buổi sớm là hiện tượng nào sau đây?
A. Sự bay hơi của nước.
B. Sự ngưng tụ của nước.
C. Sự đông đặc của nước.
D. Sự nóng chảy của nước.
Đáp án: B
Giải thích:
Hiện tượng có hạt sương đọng lại trên lá cây vào buổi sớm là hiện tượng ngưng tụ của nước.
Vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống thấp, hơi nước trong khí ngưng tự tụ lại, tạo thành các hạt sương đọng lại trên lá cây.
Câu 9: Quần áo khô sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Hiện tượng này thể hiện?
A. Sự bay hơi của nước.
B. Sự đông đặc của nước.
C. Sự ngưng tụ của nước.
D. Sự nóng chảy của nước.
Đáp án: A
Giải thích:
Quần áo khô sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời thể hiện sự bay hơi của nước.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?
A. Miếng bơ thực vật tan khi đun nóng.
B. Nước đá khi đưa ra khỏi tủ lạnh chuyển thành nước lỏng.
C. Băng tuyết tan vào mùa hè.
D. Nước đóng băng vào mùa đông.
Đáp án: D
Giải thích:
Nước đóng băng vào mùa đông thể hiện sự đông đặc của nước.
Câu 11: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Không thay đổi.
C. Giảm dần.
D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không đổi (100oC).
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Đáp án: D
Giải thích:
Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ.
Câu 13: Chất nào sau đây ở thể khí khi ở điều kiện thường?
A. Muối ăn.
B. Đường ăn.
C. Giấm.
D. Carbon dioxide.
Đáp án: D
Giải thích:
Carbon dioxide là chất khí ở điều kiện thường.
Câu 14: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Băng ở hai cực tan ra. Băng tan là quá trình nào sau đây?
A. Quá trình nóng chảy.
B. Quá trình đông đặc.
C. Sự sôi.
D. Sự bay hơi.
Đáp án: A
Giải thích:
Băng tan là hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hay chính là quá trình nóng chảy của nước đá.
Câu 15: Các chất đều được cấu tạo bởi các “hạt” vô cùng nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Trong các mô tả sau, mô tả nào sai?
A. Ở thể rắn, các hạt được sắp xếp theo một trật tự nhất định và chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
B. Ở thể lỏng, các hạt không ở vị trí cố định, có thể di chuyển và trượt lên nhau.
C. Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm đầy vật chứa nó.
D. Ở thể khí, các hạt chỉ dao động quanh một vị trí cố định.
Đáp án: D
Giải thích:
Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do.
Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 11: Oxygen. Không khí
Trắc nghiệm Bài 12: Một số vật liệu
Trắc nghiệm Bài 13: Một số nguyên liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Văn lớp 6 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 có đáp án – Cánh Diều