TOP 15 câu Trắc nghiệm Năng lượng tái tạo có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 50.

1 15,652 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Nguồn năng lượng trong tự nhiên

- Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

+ Nguồn năng lượng tái tạo: nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Nguồn năng lượng không tái tạo: nguồn năng lượng phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

II. Nguồn năng lượng tái tạo

- Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm:

+ Năng lượng từ Mặt Trời: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Năng lượng gió: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Năng lượng nước: năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước (như thủy triều, sóng biển,…).

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Năng lượng địa nhiệt: năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất (nhiệt tỏa ra từ các giếng phun, suối nước nóng, khu vực gần núi lửa,…)

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Năng lượng sinh khối: năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải,…

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

- Các nguồn năng lượng này có ưu điểm: 

+ Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.

+ Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt.

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

+ Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên).

Năng lượng tái tạo | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng từ than đá.

B. Năng lượng từ xăng.

C. Năng lượng Mặt Trời.

D. Năng lượng khí gas.

Đáp án: C

Giải thích:

Dạng năng lượng tái tạo là: năng lượng Mặt Trời.

Câu 2: Nguồn năng lượng tái tạo là gì?

A. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, rất nhanh hết và khó bổ sung.

B. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

C. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

D. Là nguồn năng lượng do con người tạo ra, ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Đáp án: B

Giải thích:

Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Câu 3: Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có:

A. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

B. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng nhân tạo.

C. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có: nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Năng lượng từ sinh khối.

B. Năng lượng từ địa nhiệt.

C. Năng lượng từ gió.

D. Dầu diesel.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C là nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 5: Đối tượng nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?

A. Máy cày.

B. Quạt điện.

C. Bếp gas.

D. Xe máy.

Đáp án: B

Giải thích:

Đối tượng hoạt động sử dụng nguồn năng lượng tái tạo là quạt điện với điện năng được tạo ra từ năng lượng dòng nước, Mặt Trời, …

Câu 6: Đối tượng nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Tàu hỏa.

B. Xe máy điện.

C. Bếp điện.

D. Than từ lõi ngô.

Đáp án: A

Giải thích:

Tàu hỏa hoạt động bằng cách sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.

Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết năng lượng tái tạo chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta (năm 2015)?

Trắc nghiệm Năng lượng tái tạo có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. 3,4%.

B. 21,8%.

C. 45,9%.

D. 28,9%.

Đáp án: C

Giải thích:

Năng lượng tái tạo chiếm khoảng 45,9% trong cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta (năm 2015).

Câu 8: Năng lượng địa nhiệt là:

A. Năng lượng thu được từ sức nóng bên trên bầu khí quyển.

B. Năng lượng thu được từ sức nóng bên ngoài vỏ Trái Đất.

C. Năng lượng thu được từ sức nóng bên trên bề mặt Trái Đất.

D. Năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.

Câu 9: Năng lượng sinh khối là:

A. Năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải.

B. Năng lượng thu được từ vi sinh vật, vi khuẩn có lợi trong tự nhiên.

C. Năng lượng thu được từ các loài động vật hoang dã.

D. Năng lượng thu được từ các khối đá trong thiên nhiên.

Đáp án: A

Giải thích:

Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải.

Câu 10: Đâu là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng.

B. Có sẵn để sử dụng.

C. Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo là:

- Liên tục được bổ sung nhanh chóng.

- Có sẵn để sử dụng.

- Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.

Câu 11: Đâu không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường.

B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng.

C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất.

D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng.

Đáp án: C

Giải thích:

Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 12: Bên cạnh ưu điểm, năng lượng Mặt Trời có nhược điểm nào sau đây?

A. Tấm pin Mặt Trời chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

B. Sử dụng nhiều có thể làm cạn kiệt nguồn năng lượng Mặt Trời.

C. Sử dụng năng lượng Măt Trời không thể lắp đặt trên qui mô lớn.

D. Hệ thống năng lượng Mặt Trời khó lắp đặt và vận hành.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhược điểm của năng lượng Mặt Trời là tấm pin Mặt Trời chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Câu 13: Đâu là nhược điểm của năng lượng sinh khối?

A. Có thể gây cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

B. Chi phí sản xuất cao khiến cho giá thành sản phẩm cũng cao theo.

C. Ô nhiễm nhiều hơn năng lượng hóa thạch.

D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khí hậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhược điểm của năng lượng sinh khối là: chi phí sản xuất cao khiến cho giá thành sản phẩm cũng cao theo.

Câu 14: Đâu là nhược điểm của năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước?

A. Gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn năng lượng hóa thạch.

B. Gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình sản xuất.

C. Biến đổi hệ sinh thái địa phương và đời sống của người dân nơi xây nhà máy thủy điện.

D. Cả hai đáp án A và B đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhược điểm của năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước là: biến đổi hệ sinh thái địa phương và đời sống của người dân nơi xây nhà máy thủy điện.

Câu 15: Hiện nay loại phương tiện nào đã sử dụng thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo một cách phổ biến?

A. Máy bay.

B. Ô tô.

C. Xe máy.

D. Cả hai đáp án B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Hiện nay ô tô và xe máy đã sử dụng thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo một cách phổ biến.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

Trắc nghiệm Bài 55: Ngân hà

1 15,652 04/09/2022
Tải về