TOP 15 câu Trắc nghiệm Biến dạng của lò xo có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 42.

1 6,984 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Hiện tượng biến dạng của lò xo

 Dùng tay kéo hoặc nén hai đầu của một lò xo xoắn thì lò xo dãn ra (co lại). Khi tay thôi tác dụng lực thì lò xo tự trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

  Ví dụ một số vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo:

                                      Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

II. Đặc điểm biến dạng của lò xo

- Một lò xo được móc vào một cái giá.

+ Chiều dài ban đầu của nó là l0

+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là l

    Vậy độ giãn của lò xo khi đó: Δl = l - l0 

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

  - Ta treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng thì độ giãn của lò xo cũng tăng.

Biến dạng của lò xo | Kết nối tri thức

   Vậy độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Biến dạng của lò xo được sử dụng trong loại dụng cụ nào sau đây?

A. Bút bi.

B. Bút máy.

C. Bút chì.

D. Bút lông.

Đáp án: A

Giải thích:

Biến dạng của lò xo được sử dụng trong chiếc bút bi.

Câu 2: Biến dạng của lò xo không sử dụng trong dụng cụ nào sau đây?

A. Đệm ngủ.

B. Chiếc tủ.

C. Kìm bấm.

D. Dập ghim.

Đáp án: B

Giải thích:

Biến dạng của lò xo không sử dụng trong chiếc tủ.

Câu 3: Biến dạng của lò xo là gì?

A. Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo giữ nguyên hình dạng, khi thôi tác dụng lực thì lò xo biến dạng.

B. Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo giữ nguyên hình dạng, khi thôi tác dụng lực thì lò xo vẫn giữ hình dạng như vậy.

C. Khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng, khi thôi tác dụng lực thì lò xo trở về hình dạng ban đầu.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Biến dạng của lò xo là khi có lực tác dụng lên lò xo thì lò xo biến dạng, khi thôi tác dụng lực thì lò xo trở về hình dạng ban đầu.

Câu 4: Dùng hai ngón tay ép cho lò xo biến dạng, lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là lực gì?

A. Lực nâng.

B. Lực kéo.

C. Lực hút.

D. Lực đẩy.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là lực đẩy.

Câu 5: Vật nào sau đây cũng có khả năng biến dạng giống lò xo?

A. Viên bi sắt.

B. Chiếc bàn nhựa.

C. Thanh gỗ dẹt.

D. Chiếc thước lá mỏng bằng thép.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật có khả năng biến dạng giống lò xo là chiếc thước lá mỏng bằng thép.

Câu 6: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 14 cm. Khi treo lò xo thẳng đứng và móc một quả cân vào lò xo thì độ dài của lò xo là 18 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo lúc này có độ dài là:

A. 9 cm.                            

B. 17 cm.                             

C. 26 cm.                           

D. 23 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi treo 1 quả cân thì lò xo dãn 18 – 14 = 4 cm.

Nếu treo ba quả cân thì lò xo dãn 3. 4 = 12 cm.

Chiều dài lúc này của lò xo là 12 +14 = 26 cm.

Câu 7: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100 g thì lò xo có độ dài là 11 cm; nếu thay bằng quả cân 200 g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

A. 12 cm.                       

B. 12,5 cm.                          

C. 13 cm.                         

D. 13,5 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi treo quả cân 100 g thì lò xo dãn một đoạn: 11,5 – 11 = 0,5 cm.

Khi treo quả cân 500 g thì lò xo dãn một đoạn: 0,5.5 = 2,5 cm.

Chiều dài tự nhiên của lò xo: 11 – 0,5 = 10,5 cm.

Độ dài của lò xo sau khi treo quả cân 500g là: 10,5 + 2,5 = 13 cm.

Câu 8: Nếu treo quả cân 1 kg vào một cái lò xo thì lò xo lúc này dài 10 cm. Nếu treo quả cân 0,5 kg thì lò xo có độ dài 6 cm. Hỏi nếu treo quả cân 200 g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

A. 7,6 cm.

B. 5 cm.

C. 3,6 cm.

D. 2,5 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

0,5 kg = 500 g

Khi treo quả cân 0,5kg thì lò xo dãn ra một đoạn là: 10 – 6 = 4 cm.

Khi treo quả cân 200g thì lò xo dãn ra một đonạ là: 200 : 500 ×4 = 1,6 cm.

Chiều dài tự nhiên của lò xo là: 6 – 4 = 2  cm.

Chiều dài của lò xo khi treo quả cân 200 g là: 2 + 1,6 = 3,6 cm.

Câu 9: Từ thí nghiệm về đặc điểm biến dạng của lò xo ta có kết luận:

A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng không phụ thuộc vào khối lượng vật treo.

B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

C. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với độ dài vật treo.

D. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với thể tích vật treo.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Câu 10: Đâu là ứng dụng của đặc điểm biến dạng của lò xo treo thẳng đứng?

A. Lực kế.

B. Cân móc.

C. Kìm bấm.

D. Cả hai đáp án A, B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ứng dụng của đặc điểm biến dạng của lò xo treo thẳng đứng là: lực kế và cân móc.

Câu 11: Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 17 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

A. Lò xo bị nén 2 cm.

B. Lò xo bị dãn 2 cm.

C. Lò xo bị dãn 15 cm.

D. Lò xo bị nén 17 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiều dài của lò xo tăng thêm nên lò xo đã dãn ra một đoạn: 17 – 15 = 2 cm.

Lò xo bị dãn 2 cm.

Câu 12: Dùng hai tay kéo căng hai đầu của một dây chun, lực của dây chun tác dụng ngược lại lên hai tay ta là:

A. Lực đàn hồi.

B. Lực nâng.

C. Lực hút.

D. Lực đẩy.

Đáp án: A

Giải thích:

Lực của dây chun tác dụng ngược lại lên hai tay ta là lực đàn hồi.

Câu 13: Chất liệu nào sau đây không chế tạo được vật dụng có tính đàn hồi?

A. Thép.

B. Cao su.

C. Gỗ.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Gỗ không chế tạo được vật dụng có tính đàn hồi.

Câu 14: Tại sao phải ước lượng độ lớn lực cần đo trước khi chọn lực kế lò xo?

A. Để chọn được lực kế cầm vừa tay trong trường hợp các lực khác nhau.

B. Để đoán được độ lớn của lực rồi thì không cần đo lực nữa.

C. Để dễ dàng móc lực kế vào vật.

D. Để lò xo trong lực kế không bị chịu tác dụng của lực lớn vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo.

Đáp án: D

Giải thích:

Cần phải ước lượng độ lớn lực cần đo trước khi chọn lực kế lò xo để lò xo trong lực kế không bị chịu tác dụng của lực lớn vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo.

Câu 15: Chiều dài của lò xo sau khi bị biến dạng là 20 cm và bị nén một đoạn 1 cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 19 cm.                   

B. 20 cm.                         

C. 18 cm.                         

D. 21 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

Lò xo bị nén một đoạn 1cm nên chiều dài tự nhiên của lò xo lớn hơn chiều dài sau khi bị biến dạng. Chiều dài tự nhiên là: 20 + 1 = 21 cm.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Trắc nghiệm Bài 44: Lực ma sát

Trắc nghiệm Bài 45: Lực cản của nước

Trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Trắc nghiệm Bài 47: Một số dạng năng lượng

1 6,984 04/09/2022
Tải về