TOP 15 câu Trắc nghiệm Năng lượng hao phí có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 49: Năng lượng hao phí  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 49.

1 5,006 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 49: Năng lượng hao phí - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Năng lượng hữu ích

Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích, phần còn lại là hao phí.

Ví dụ: 

Khi ấm nước đang sôi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng của nhiên liệu thành nhiệt năng làm nóng nước và nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh ấm.

Năng lượng hữu ích chính là năng lượng nhiệt làm nóng nước.  

Năng lượng hao phí chính là năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường và năng lượng làm nóng ấm.

Năng lượng hao phí | Kết nối tri thức

II. Năng lượng hao phí

- Năng lượng hao phí luôn xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh hoặc ảnh sáng).

                                Năng lượng hao phí | Kết nối tri thức

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Năng lượng hao phí là:

A. Phần năng lượng được sinh ra từ ban đầu.

B. Phần năng lượng được sử dụng đúng mục đích.

C. Phần năng lượng không được sử dụng đúng mục đích, bị thất thoát.

D. Phần năng lượng tổng hợp của cả quá trình sử dụng năng lượng.

Đáp án: C

Giải thích:

Năng lượng hao phí là phần năng lượng không được sử dụng đúng mục đích, bị thất thoát.

Câu 2: Năng lượng hữu ích là:

A. Phần năng lượng được sinh ra từ ban đầu.

B. Phần năng lượng được sử dụng đúng mục đích.

C. Phần năng lượng không được sử dụng đúng mục đích, bị thất thoát.

D. Phần năng lượng tổng hợp của cả quá trình sử dụng năng lượng.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng hữu ích là phần năng lượng được sử dụng đúng mục đích.

Câu 3: Khi bật đèn sáng, dạng năng lượng cung cấp ban đầu là điện năng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng hữu ích nào?

A. Quang năng.

B. Thế năng hấp dẫn.

C. Động năng.

D. Nhiệt năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi bật đèn sáng, dạng năng lượng cung cấp ban đầu là điện năng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng hữu ích là quang năng.

Câu 4: Khi bật đèn sáng, dạng năng lượng cung cấp ban đầu là điện năng đã bị hao phí dưới dạng năng lượng nào?

A. Động năng.

B. Thế năng hấp dẫn.

C. Quang năng.

D. Nhiệt năng.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi bật đèn sáng, dạng năng lượng cung cấp ban đầu là điện năng đã bị hao phí mất dưới dạng năng lượng là nhiệt năng.

Câu 5: Trong các cách đun nước sau đây, cách nào ít bị hao phí nhất?

A. Đun bằng bếp gas.

B. Đun bằng bếp củi.

C. Đun bằng bếp than.

D. Đun bằng ấm siêu tốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Cách đun nước ít bị hao phí nhất là đun bằng ấm siêu tốc.

Câu 6: Năng lượng hao phí thường ở dạng:

A. Quang năng.

B. Nhiệt năng.

C. Thế năng hấp dẫn.

D. Hóa năng.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng hao phí thường ở dạng nhiệt năng.

Câu 7: Bộ phận nào của xe đạp xảy ra hao phí năng lượng nhiều nhất?

A. Bàn đạp.

B. Yên xe.

C. Bánh xe.

D. Trục bánh xe sau.

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ phận của xe đạp xảy ra hao phí năng lượng nhiều nhất là bánh xe.

Câu 8: Ô tô chạy, ta thấy đèn sáng, đã có sự chuyển hóa năng lượng nào lúc này? Đâu là năng lượng hao phí?

A. Chuyển hóa từ điện năng thành quang năng và nhiệt năng, nhiệt năng hao phí.

B. Chuyển hóa từ hóa năng thành quang năng và điện năng, điện năng hao phí.

C. Chuyển hóa từ điện năng thành quang năng và hóa năng, hóa năng hao phí.

D. Chuyển hóa từ nhiệt năng thành quang năng và điện năng, quang năng hao phí.

Đáp án: A

Giải thích:

Chuyển hóa từ điện năng thành quang năng và nhiệt năng, nhiệt năng hao phí.

Câu 9: Quạt sử dụng lâu ngày, khi chạy phát ra tiếng ồn khá lớn. Trong trường hợp này, ngoài năng lượng hao phí là nhiệt năng thì ta còn thấy dạng năng lượng hao phí nào nữa?

A. Hóa năng.

B. Động năng.

C. Thế năng đàn hồi.

D. Năng lượng âm thanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Quạt sử dụng lâu ngày, khi chạy phát ra tiếng ồn khá lớn. Trong trường hợp này ngoài năng lượng hao phí là nhiệt năng thì ta còn thấy dạng năng lượng hao phí là năng lượng âm thanh.

Câu 10: Khi sử dụng dạng năng lượng nào thì có sự hao phí?

A. Sử dụng năng lượng quang năng mới có sự hao phí.

B. Sử dụng năng lượng nhiệt mới có sự hao phí.

C. Sử dụng mọi dạng năng lượng đều có sự hao phí.

D. Sử dụng năng lượng hóa năng mới có sự hao phí.

Đáp án: C

Giải thích:

Sử dụng mọi dạng năng lượng đều có sự hao phí.

Câu 11: Khi dùng bếp củi đun nước, ngoài dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng thì còn có dạng năng lượng hao phí khác là gì?

A. Hóa năng.

B. Quang năng.

C. Động năng.

D. Thế năng hấp dẫn.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi dùng bếp củi đun nước, ngoài dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng thì còn có dạng năng lượng hao phí khác là quang năng.

Câu 12: Loại đèn nào tiết kiệm điện nhất trong số các loại đèn sau?

A. Đèn LED.

B. Đèn compact.

C. Đèn sợi đốt.

D. Đèn ống huỳnh quang.

Đáp án: A

Giải thích:

Loại đèn tiết kiệm điện nhất là đèn LED.

Câu 13: Trường hợp nào sau đây ta thấy năng lượng bị lãng phí nhiều nhất?

A. Khi năng lượng hữu ích lớn hơn năng lượng hao phí.

B. Khi năng lượng hữu ích nhỏ hơn năng lượng hao phí.

C. Khi năng lượng hữu ích bằng năng lượng hao phí.

D. Khi năng lượng hữu ích có giá trị vượt trội so với năng lượng hao phí.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng bị lãng phí khi năng lượng hữu ích nhỏ hơn năng lượng hao phí.

Câu 14: Trường hợp nào sau đây tiết kiệm điện?

A. Đèn compact: Từ 100 J năng lượng điện chuyển hóa thành 20  J năng lượng ánh sáng nhìn thấy còn lại là năng lượng nhiệt.

B. Đèn sợi đốt: Từ 100 J năng lượng điện chuyển hóa thành 5 J năng lượng ánh sáng nhìn thấy còn lại là năng lượng nhiệt.

C. Đèn LED: Từ 100 J năng lượng điện chuyển hóa thành 80 J năng lượng ánh sáng nhìn thấy còn lại là năng lượng nhiệt.

D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Trường hợp tiết kiệm điện là đèn LED: Từ 100 J năng lượng điện chuyển hóa thành 80 J năng lượng ánh sáng nhìn thấy còn lại là năng lượng nhiệt.

Câu 15: Trường hợp nào dấu hiệu cho thấy năng lượng hao phí không phải là năng lượng nhiệt?

A. Máy bơm khi hoạt động thì rất ồn ào.

B. Đốt diêm để có lửa nhưng đồng thời lửa đó cũng phát sáng.

C. Sau khi chạy bộ một thời gian ta thấy rất nóng.

D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trường hợp có dấu hiện cho thấy năng lượng hao phí không phải năng lượng nhiệt là:

Máy bơm khi hoạt động thì rất ồn ào.

Đốt diêm để có lửa nhưng đồng thời lửa đó cũng phát sáng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 50: Năng lượng tái tạo

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể

Trắc nghiệm Bài 53: Mặt trăng

Trắc nghiệm Bài 54: Hệ mặt trời

1 5,006 04/09/2022
Tải về