TOP 20 câu Trắc nghiệm Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 18.

1 699 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Tế bào là gì?

→ Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể của tất cả các loại sinh vật.

II. Hình dạng và kích thước tế bào

1. Hình dạng tế bào

Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống | Kết nối tri thức

→ Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau. Tùy theo chức năng mà hình dạng tế bào có thể khác nhau.

2. Kích thước tế bào

Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống | Kết nối tri thức

→ Kích thước tế bào khác nhau giữa các nhóm sinh vật và giữa các cơ quan trong một cơ thể.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nhận định nào đúng về tế bào:

A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Mọi chất đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Mọi đồ vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Mọi vật chất trên Trái Đất đều được cấu tạo từ tế bào.

Đáp án: A

Giải thích:

Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 2. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Máy tính.

B. Cây cà chua.

C. Điện thoại di động.

D. Kính mắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Đáp án A,C,D đều là đồ vật do con người tạo ra, cấu tạo từ chất

Đáp án B. Cây cà chua là thực vật cấu tạo từ các tế bào thực vật

Câu 3. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể

A. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất.

B. Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng.

C. Tế bào thực hiện chức năng  sinh sản và di truyền.

D. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Đáp án: D

Giải thích:

Đáp án A,B, C là chức năng của tế bào đối với cơ thể

Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Câu 4. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?

A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.

B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.

C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.

D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.

Câu 5. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào.

A. Cây sồi.

B. Câu táo.

C. Cây đậu.

D. Cây lúa.

Đáp án: A

Giải thích:

Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ cây sồi.

Câu 6. Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ nhữa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn?

A. Bạn A.

B. Bạn B.

C. Cả hai bạn đều không rõ.

D. Cả hai bạn đều rõ.

Đáp án: B

Giải thích:

Tiêu bản của bạn B sẽ quan sát rõ hơn.

Nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày à tiêu bản dày à các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau à khó quan sát.

Câu 7. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?

A. Vì biểu bì da ếch dày.

B. Vì biểu bì da ếch mỏng.

C. Vì biểu bì da ếch rất bé.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo bên tế bào.

Câu 8. Kích thước trung bình của tế bào khoảng.

A. 0,5 – 100 micromet.

B. 0,5 – 10 micromet.

C. 10 – 100 micromet.

D. 1 – 100 micromet.

Đáp án: A

Giải thích:

Kích thước trung bình của tế bào khoảng 0,5 – 100 micromet.

Câu 9. Quan sát tế bào người ta thường sử dụng

A. Kính hiển vi.

B. Kính lúp.

C. Mắt thường.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi quan sát tế bào người ta sử dụng kính hiển vi, do tế bào thường có kích thước nhỏ.

Câu 10. Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:

A. Tế bào biểu bì lá.

B. Tế bào thần kinh ở người.

C. Tế bào trứng cá.

D. Tế bào vi khuẩn.

Đáp án: C

Giải thích:

Tế bào trứng cá có kích thước(1mm-10mm) lớn hơn rất nhiều các tế bào còn lại: tế bào vi khuẩn (<1µm) , tế bào thần kinh ở người ( 10-30µm), tế bào biểu bì lá (10-100µm).

Câu 11. Tế bào nào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau 

A. Tế bào hồng cầu.

B. Tế bào biểu bì lá.

C. Tế bào cơ người.

D. Tế bào thần kinh người.

Đáp án: D

Giải thích:

Tế bào có chiều dài lớn nhất là tế bào thần kinh, có thể chiều dài lên đến 100cm.

Câu 12. Đổi đơn vị nào dưới đây là đúng.

A. 1 micrômét = 1/1000 mm.

B. 1 micrômét = 1000 mm.

C. 1 mm = 100mm.

D. 1 micrômét = 1/100 mm.

Đáp án: A

Giải thích:

1 micrômét = 1/1000 mm.

Câu 13. Tế bào xương có dạng hình gì?

A. Hình liềm.

B. Hình cầu.

C. Hình sao.

D. Hình đĩa lõm.

Đáp án: C

Giải thích:

Tế bào xương có dạng hình sao.

Câu 14. Đây là tế bào nào:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Tế bào hồng cầu.

B. Tế bào thần kinh.

C. Tế bào cơ.

D. Tế bào biểu bì.

Đáp án: A

Giải thích:

Tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet, chỗ dày nhất khoảng 2,5 micromet và không quá 1 micromet ở trung tâm.

Câu 15. Tế bào vảy hành thường có hình gì

TOP 15 câu Trắc nghiệm Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Hình cầu.

B. Hình lục giác.

C. Hình que.

D. Hình soắn.

Đáp án: B

Giải thích:

Tế bào vảy hành thường có hình lục giác.

Câu 16. Tế bào nấm men có hình gìTOP 15 câu Trắc nghiệm Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Hình đĩa.

B. Hình cầu.

C. Hình trụ.

D. Hình thoi.

Đáp án: B

Giải thích:

Tế bào nấm men có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thuớc nhỏ, từ 5-6 đến 10-14 µm.

Câu 17. Chức năng của tế bào đối với cơ thể sống:

A. Sinh trưởng (lớn lên), sinh sản.

B. Hấp thu chất dinh dưỡng.

C. Hô hấp, cảm ứng, bài tiết.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.

Câu 18. Đâu là chức năng của tế bào.

1.    Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;

2.    Sinh trưởng;

3.    Phát triển;

4.    Vận động;

5.    Cảm ứng;

6.    Sinh sản….

A. 1,2,3,4.

B. 2,4,5.

C. 1,2,3,4,5,6.

D. 3,4,5.

Đáp án: C

Giải thích:

Chức năng của tế bào là 

  • Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;
  • Sinh trưởng;
  • Phát triển;
  • Vận động;
  • Cảm ứng;
  • Sinh sản….

Câu 19. Ở người, tế bào trứng có chức năng

A. Vận chuyển oxygen.

B. Tạo ra sự co giãn trong vận động.

C. Tham gia sinh sản.

D. Bảo vệ cơ thể.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở người, tế bào trứng có chức năng tham gia sinh sản.

Câu 20. Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì

A. Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. 

B. Bảo vệ, định hình và  giúp cây cứng cáp.

C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

D. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Đáp án: A

Giải thích:

Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. 

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Trắc nghiệm Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Trắc nghiệm Bài 22: Cơ thể sinh vật

Trắc nghiệm Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Trắc nghiệm Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

  •  

1 699 lượt xem
Tải về