TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Nguyên sinh vật có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 30.

1 4,112 05/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Nguyên sinh vật - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

I. Đa dạng nguyên sinh vật

- Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

- Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.

Nguyên sinh vật | Kết nối tri thức

II. Vai trò của nguyên sinh vật

1. Vai trò trong tự nhiên

- Tảo quang hợp cung cấp oxy cho các động vật dưới nước

- Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn

- Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác

2. Vai trò đối với con người

- Một số tảo có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến thành thực phẩm chức năng

- Nhiều loại rong biển được con người dùng làm thức ăn hoặc dùng trong chế biến thực phẩm.

- Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…

- Một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

Nguyên sinh vật | Kết nối tri thức

III. Một số bệnh do nguyên sinh vật

1. Bệnh sốt rét

- Do trùng sốt rét gây ra

- Bệnh truyền theo đường máu, vật trung gian truyền bệnh là muỗi anophen

- Khi bị muỗi đốt, mầm bệnh trong nước bọt của muỗi đi vào mạch máu, chui vào tế bào gan và nhân lên rất nhanh

- Khi số lượng mầm bệnh đủ lớn, chúng xâm nhập vào tế bào hồng cầu trong máu người để tiếp tục sinh sản, sau đó phá vỡ hồng cầu rồi chui vào hồng cầu khác kí sinh

- Biểu hiện bệnh: rét run, sốt, đổ mồ hôi…

Nguyên sinh vật | Kết nối tri thức

2. Bệnh kiết lị

- Do amip lị gây nên

- Amip lị kí sinh trong thành ruột của người, ăn hồng cầu và có thể theo máu vào gan gây sưng gan

- Amip lị có khả năng hình thành bào xác, bào xác theo phân người bị bệnh ra ngoài. Nếu ăn phải thức ăn, nước uống có chứa bào xác của amip lị thì sau khi vào ruột người, chúng sẽ chui ra khỏi bào xác và tiếp tục gây bệnh

- Biểu hiện bệnh:   đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước, nôn ói,…

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của nguyên sinh vật là:

A. Có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân thực, đa số là cơ thể đơn bào

B. Có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân thực, đa số là cơ thể đa bào

C. Có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số là cơ thể đa bào

D. Có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số là cơ thể đơn bào

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên sinh vật có kích thước hiển vi, cấu tạo tế bào nhân thực, đa số là cơ thể đơn bào. Một số có cấu tạo đa bào, nhân thực, cố thể quan sát bằng mắt thường (tảo lục)

Câu 2: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Hình (1)

B. Hình (2)

C. Hình (3)

D. Hình (4)

Đáp án: D

Giải thích:

Hình (1) Trùng giày

Hình (2) Tảo

Hình (3) Trùng biến hình

Hình (4) Vi khuẩn

Câu 3: Nguyên sinh vật dưới đây có tên là

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Trùng roi

B. Trùng giày

C. Tảo lục

D. Trùng biến hình

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên sinh vật trong hình là trùng roi

Câu 4: Đặc điểm của tảo lục là

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Có hình que, có màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp

B. Có hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp

C. Có hình thoi, 1 roi dài, sống dưới nước

D. Có nhiều hình dạng, sống đơn độc, có thành tế bào

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm của tảo lục là có hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp

Câu 5: Đặc điểm nào đúng khi nói về trùng biến hình

A. Sống trong tuyến nước bọt của muỗi Anopheles

B. Hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi

C. Tế bào có lục lạp chứa diệp lục

D. Di chuyển bằng roi bơi

Đáp án: B

Giải thích:

Trùng biến hình có hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi, tế bào không chứa lục lạp

Câu 6: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?

A. Trùng biến hình   

B. Trùng lỗ

C. Trùng kiết lị   

D. Trùng sốt rét

Đáp án: B

Giải thích:

Trùng biến hình có hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi, tế bào không chứa lục lạp

Câu 7: Nguyên sinh vật di chuyển bằng:

A. Roi

B. Chân giả

C. Tiêm mao (tơ)

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Tùy vào cấu tạo cơ thể, nguyên sinh vật có thể di chuyển bằng roi (trùng roi), chân già (trùng biến hình), bào từ (những nguyên sinh vật sống kí sinh), tiêm mao…

Câu 8: Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?

A. Kính lúp

B. Kính viễn vọng

C. Kính hiển vi

D. Mắt thường

Đáp án: C

Giải thích:

Do hầu hết nguyên sinh vật có kích thước hiển vi nên để quan sát  người ta sử dụng kính hiển vi, trừ tảo lục (được quan sát bằng mắt thường)

Câu 9: Quan sát hình và cho biết nguyên sinh vật có hình dạng gì?

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Hình cầu

B. Hình thoi

C. Hình giày

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Đa dạng về hình dạng như hình cầu (trùng sốt rét) , hình thoi (trùng roi) , hình giày (trùng giày), hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình), hình oval, hình sao…

Câu 10: Gọi tên là trùng biến hình vì?

A. Nó có hình giống chiếc giày

B. Nó dạng hình thoi

C. Nó có thể biến đổi hình dạng

D. Vì tên khoa học

Đáp án: C

Giải thích:

Trùng biến hình có thể thay đổi hình dạng, chúng không có hình dạng nhất định

Câu 11: Cấu tạo của nguyên sinh vật gồm:

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. (1) màng tế bào (2) chất tế bào  (3) nhân tế bào  (4) lục lạp

B. (1)thành  tế bào (2) chất tế bào (3) nhân tế bào (4) lục lạp

C. (1) màng tế bào (2) chất tế bào (3) vùng nhân tế bào (4) lục lạp

D. (1) màng tế bào (2) chất tế bào (3) nhân tế bào (4) hạt dự trữ

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật:

 (1) màng tế bào: bảo vệ bao bọc tế bào

 (2) chất tế bào: chứa các bào quan

 (3) nhân tế bào: chứa vật chất di truyền

 (4) lục lạp: chứa diệp lục để quang hợp

Câu 12: Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì

A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước

B. Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn

C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:

  • Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước
  • Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn
  • Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác

Câu 13: Nguyên sinh vật có vai trò gì trong đời sống con người

A. Một số loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng

B. Tảo được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...

C. Một số nguyên sinh vật có vài trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên sinh vật có vai trò trong đời sống con người:

  • Một số loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng.
  • Tảo được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...
  • Một số nguyên sinh vật có vài trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.

Câu 14: Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục

A. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước

B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản

C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục vì Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh nuôi trong ao. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản, nhờ đó người chăn nuôi giảm bớt được chỉ phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế

Câu 15: Đâu không phải tác hại của nguyên sinh vật

A. Là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người

B. Một số nguyên sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi

C. Tảo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh

D. Gây một số bệnh cho con người, động vật

Đáp án: A

Giải thích:

Là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người là lợi ích của nguyên sinh vật

Tác hại của nguyên sinh vật:

  • Một số nguyên sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi
  • Tảo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh
  • Gây một số bệnh cho con người, động vật

Câu 16: Dấu hiệu bệnh khảm lá ở cây thuốc lá

TOP 23 câu Trắc nghiệm Nguyên sinh vật có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt

B. Lá xuất hiện đốm trắng

C. Lá xuất hiện đốm đen, nổi u

D. Lá xuất hiện những u màu đen

Đáp án: A

Giải thích:

Dấu hiệu bệnh khảm lá ở cây thuốc lá lá xuất hiện các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt

Câu 17: Đâu là vật truyền bệnh của bệnh sốt rét

A. Nguồn nước

B. Vật nuôi

C. Muỗi Anopheles

D. Gia súc, gia cầm

Đáp án: C

Giải thích:

Muỗi Anopheles là vật truyền bệnh của bệnh sốt rét, muỗi đốt truyền trùng sốt rét từ cơ thể người bệnh vào cơ thể người lành

Câu 18: Triệu chứng của bệnh sốt rét là

A. Đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nhức cơ thể

B. Ho

C. Các vấn đề về dạ dày – ruột: mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Triệu chứng của bệnh sốt rét là đổ mồ hôi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho, các vấn đề về dạ dày – ruột: mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy

Câu 19: Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là những biểu hiện của bệnh gì:

A. Bệnh sốt rét

B. Bệnh cảm cúm

C. Bệnh kiết lị

D. Bệnh thủy đậu

Đáp án: C

Giải thích:

  • Bệnh kiết lị:

Tác nhân: Trùng kiết lị.

Cơ chế: Bào xác của trùng kiết lị theo phân người bệnh ra ngoài → bám vào cơ thể ruồi, nhặng → truyền bệnh cho người qua thức ăn.

Biểu hiện: Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt.

Câu 20: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là

A. Trong máu

B. Khoang miệng

C. Ở gan

D. Ở thành ruột

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là ở thành ruột

Câu 21: Amip ăn não thường gây tử vong sau bao lâu?

A. Sau nhiễm khoảng 1 tuần

B. Sau nhiễm khoảng 1 tháng

C. Sau nhiễm khoảng 1 năm

D. Sau nhiễm khoảng 3 tháng

Đáp án: A

Giải thích:

Amip ăn não thường gây tử vong sau nhiễm khoảng 1 tuần

Câu 22: Biện pháp pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật:

A. Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,...

B. Vệ sinh an toàn thực phẩm

C. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

- Các biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật:

+ Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,...

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách

+ Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm

Câu 23: Cách phòng chống bệnh sốt rét

A. Không để chum, vại đọng nước

B. Không thường xuyên vệ sinh môi trường sống

C. Đi ngủ không mắc màn, không phun thuốc  muỗi  

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Cách phòng chống bệnh sốt rét là  cần ngủ màn, diệt muỗi bằng cách vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, diệt bọ gậy, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng trong nhà,...

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 32: Nấm

Trắc nghiệm Bài 34: Thực vật

Trắc nghiệm Bài 36: Động vật

Trắc nghiệm Bài 38: Đa dạng sinh học

Trắc nghiệm Bài 40: Lực là gì?

1 4,112 05/09/2022
Tải về