TOP 15 câu Trắc nghiệm Sự đa dạng của chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 9.

1 978 04/09/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Chất quanh ta

Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

 dụ : núi đá vôi, con sư tử, cây cối,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

 Ví dụ : cầu, bánh mì,nước có gas,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật sống: có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

Ví dụ :con sư tử, con mèo, con người,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật không sống:không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

 dụ: núi đá vôi, nhà cửa, xe cộ, ...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

II. Một số tính chất của chất

- Tính chất vật lí: thể(rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

Ví dụ: Điều kiện thường, nước thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, nhiệt độ nóng chảy (00C), nhiệt độ sôi (1000C).

- Tính chất hóa học: sự biến đổi một chất tạo chất mới.

Ví dụ: Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống, xốp và mềm hơn,...

B. Phương pháp giải

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

 

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Giống nhau

Đều được hình thành từ các chất

Khác nhau

là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho biết đâu là chất trong các phương án sau?

A. Núi đá vôi.

B. Ngọn núi.

C. Tượng đá.

D. Đá vôi.

Đáp án: D

Giải thích:

Đá vôi là chất.

Núi đá vôi; ngọn núi, tượng đá đều là các vật thể.

Câu 2: Vật thể được phân thành các loại nào?

A. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

B. Vật sống và vật không sống.

C. Vật thể tự nhiên và vật sống.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Thế giới xung quanh chúng ta gồm các vật thể vô cùng đa dạng. Tùy theo cách phân loại ta có thể phân chia thành: vật thể tự nhiên hay vật thể nhân tạo; vật sống hay vật không sống …

Câu 3: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là

A. Cặp sách, con ngựa, xe máy, chai nước khoáng.

B. Con , đồi núi, cây dừa, con chim.

C. Bánh mì, không khí, xe đạp, bút bi.

D. Cây cam, bánh ngọt, cây cầu, sách vở.

Đáp án: B

Giải thích:

Vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên; vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

 Con , đồi núi, cây dừa, con chim là các vật thể tự nhiên.

Câu 4. Vật thể nhân tạo là

A. Con khỉ.

B. Cây bàng.

C. Bình gốm.

D. Con cá chép.

Đáp án: C

Giải thích:

Bình gốm do con người tạo ra nên là vật thể nhân tạo.

Câu 5: Vật không sống là

A. Con mèo.

B. Cây tre.

C. Cây cột điện.

D. Con người.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật không sống không có các khả năng sống như: trao đổi chất với môi trường, lớn lên, sinh sản. Vậy cây cột điện là vật không sống.

Câu 6: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể nhân tạo?

A. Cây mía, con ếch, xe đạp.

B. Xe đạp, nồi cơm điện, cái bút bi.

C. Cây tre, con chó, con mèo.

D. Điện thoại, cái cặp, con chó.

Đáp án: B

Giải thích:

Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

 Xe đạp, nồi cơm điện, cái bút bi là các vật thể nhân tạo.

Câu 7: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Thanh sắt bị dát mỏng.

B. Nước lỏng chuyển thành nước đá khi để trong tủ lạnh.

C. Uốn sợi nhôm thành chiếc móc phơi quần áo.

D. Đốt cháy mẩu giấy.

Đáp án: D

Giải thích:

Đốt cháy mẩu giấy thể hiện tính chất hóa học do khi giấy bị đốt cháy sinh ra chất mới là carbon dioxide và nước.

Câu 8: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

A. Gỗ cháy thành than.

B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.

C. Cơm bị ôi thiu.

D. Hòa tan đường ăn vào nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Các quá trình A, B, C thể hiện tính chất hóa học do có sự tạo thành chất mới.

Quá trình D là sự hòa tan thông thường, không có sự tạo thành chất mới nên quá trình này thể hiện tính chất vật lí.

Câu 9: Bộ huy chương vàng, bạc, đồng của Olympic Tokyo 2020 được chế tạo từ kim loại tái chế từ hàng nghìn chiếc điện thoại di động và linh kiện điện tử đã hỏng. Trong các từ in nghiêng, gạch chân ở câu trên, từ nào sau đây là khác loại?

A. Vàng.

B. Bạc.

C. Đồng.

D. Điện tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Vàng, bạc, đồng đều chỉ chất nên được xếp thành 1 loại.

Câu 10: Cho các hiện tượng:

1) Đun sôi nước thành hơi nước.

2) Làm lạnh nước lỏng thành nước đá.

3) Hòa tan muối ăn vào nước được nước muối.

4) Đốt cháy một mẩu gỗ.

5) Cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra.

Hiện tượng hóa học là

A. 1, 2.

B. 3, 4.

C. 4, 5.

D. 3, 5.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện tượng hóa học là: (4); (5) do:

(4) Đốt cháy một mẩu gỗ có sự tạo thành chất mới là carbon dioxide và nước.

(5) Cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn có chất mới (bọt khí) tạo thành.

Câu 11: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lí là

A. Gỗ cháy thành than.

B. Sữa chua lên men.

C. Nước bốc hơi.

D. Cơm bị ôi thiu.

Đáp án: C

Giải thích:

Nước bị bốc hơi là hiện tượng vật lí vì không có sự tạo thành chất mới.

Câu 12: Quan sát kĩ một chất có thể biết được?

A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

B. Trạng thái, màu sắc.

C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.

Đáp án: B

Giải thích:

Quan sát kĩ một chất có thể biết được trạng thái, màu sắc của chất đó.

Câu 13: Cho các vật thể sau: cây kem, hộp sữa tươi, quả bóng bay, cái chai, lọ mực, quả táo, con gà. Số vật thể chứa chất là nước là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: D

Giải thích:

Các vật thể có chứa nước là: cây kem, hộp sữa tươi, lọ mực, quả táo, con gà.

Câu 14: Cho câu ca dao sau:

“Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng”

Các vật thể được nói đến trong câu ca dao là

A. Chì.

B. Đồng.

C. Cồng.

D. Cồng và chiêng.

Đáp án: D

Giải thích:

Cồng và chiêng là các vật thể (vật thể nhân tạo), được con người dùng làm nhạc cụ dân tộc.

Câu 15: Tính chất hóa học của than đá là

A. Tan rất ít trong nước.

B. Chất rắn.

C. Màu đen.

D. Cháy tạo ra carbon dioxide.

Đáp án: D

Giải thích:

Do các tính chất: tan rất ít trong nước, chất rắn, màu đen là tính chất vật lý của than đá.

Các câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Trắc nghiệm Bài 11: Oxygen. Không khí

Trắc nghiệm Bài 12: Một số vật liệu

Trắc nghiệm Bài 13: Một số nguyên liệu

Trắc nghiệm Bài 14: Một số nhiên liệu

1 978 04/09/2022
Tải về