TOP 40 câu Trắc nghiệm Tính chất hóa học của oxit (có đáp án 2024) – Hóa học 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 9.

1 5,425 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit

Bài giảng Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit

Câu 1: Oxit là

A. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

C. Hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

D. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác.

Đáp án: C

Giải thích: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Câu 2: Oxit nào tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ?

A. CO2

B. SO2

C. Na2O

D. NO2

Đáp án: C

Giải thích:

Oxit axit là: CO2, SO2, NO2

Oxit bazơ là: Na2O

Oxit bazơ tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 3: Dãy chất gồm các oxit axit là

A. CaO, K2O, MgO, NO

B. SO2, CO2, P2O5, SO3

C. CuO, Na2O, NO2, BaO

D. N2O5, CO, CaO, K2O

Đáp án: B

Giải thích: Oxit axit là: SO2, CO2, P2O5, SO3

Câu 4: Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, N2O5, CO2, CaO. Số oxit tác dụng với nước là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Oxit tác dụng với nước là: N2O5, CO2, CaO

N2O5 + H2O → 2HNO3

CO2 + H2O → H2CO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 5: Oxit khi tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là

A. CuO

B. BaO

C. MgO

D. SO2

Đáp án: D

Giải thích:

Oxit axit là: SO2 khi tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm cho quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

Câu 6: Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân oxit thành bao nhiêu loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại như sau:

+ Oxit bazơ

+ Oxit axit

+ Oxit lưỡng tính

+ Oxit trung tính

Câu 7: Cho các oxit sau: CO2, K2O, CaO, BaO, P2O5. Oxit tác dụng với axit để tạo thành muối và nước là

A. CO2, CaO, BaO

B. K2O, CaO, BaO

C. K2O, CaO, P2O5

D. CO2, BaO, P2O5

Đáp án: B

Giải thích:

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Oxit bazơ là: K2O, CaO, BaO

Câu 8: Oxit lưỡng tính là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

C. Những oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

D. Những oxit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

Đáp án: A

Giải thích: Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 9: Cho m gam magie oxit tác dụng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 9,5 gam MgCl2 và nước. Gía trị của m là

A. 4 gam

B. 5 gam

C. 6 gam

D. 7 gam

Đáp án: A

Giải thích:

Số mol của MgCl2 là:

nMgCl2=9,595=0,1mol

Phương trình phản ứng:

MgO+2HClMgCl2+H2O0,1                  0,1mol

Theo phương trình phản ứng, ta có:

nMgO = nMgCl2 = 0,1 mol

Vậy khối lượng của MgO cần tìm là:

m = 0,1.40 = 4 gam.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(1) Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

(2) Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

(3) Oxit NO2 khi tan trong nước làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.

(4) Dung dịch axit tạo thành khi cho P2O5 tác dụng với nước là: H3PO4

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Số phát biểu đúng là: (1), (2), (4)

Phát biểu (3) sai, vì khi cho oxit NO2 tác dụng với nước thu được dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 11: Phương trình phản ứng khi cho Na2O tác dụng với axit H2SO4

A. Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

B. Na2O + H2SO4 → NaSO4 + H2O

C. 2Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

D. Na2O + 4H2SO4 → Na2(SO4)3 + 2H2O

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Câu 12: Hoà tan 3,2 gam một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 29,2 gam dung HCl 20%. Công thức của oxit kim loại là:

A. CaO

B. FeO

C. CuO

D. MgO

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

mHCl=mđ HCl. C%100%=29,2.20%100%=5,84 gam

Suy ra nHCl =5,8436,5 = 0,16 mol

Gọi công thức của oxit là XO

Phương trình phản ứng:

XO+2HClXCl2+H2O0,08   0,16                 mol

Suy ra Moxit = mn=3,20,08 = 40 g/mol

Suy ra MX + MO = 40

MX = 40 – MO = 40 – 16 = 24 g/mol

Vậy X là Mg

Vậy công thức hóa học của oxit là MgO.

Câu 13: Dãy chất gồm các oxit bazơ là

A. CaO, BaO, CuO, FeO

B. SO2, ZnO, Na2O, BaO

C. CO2, SO3, K2O, Fe2O3

D. P2O5, MgO, NO2, Al2O3

Đáp án: A

Giải thích: Oxit bazơ là: CaO, BaO, CuO, FeO

Câu 14: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. SO3, ZnO, NO, CO.

B. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.

C. CuO, CaO, BaO, CO.

D. Al2O3, ZnO, CO2, FeO.

Đáp án: B

Giải thích: Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Câu 15: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

A. Na2O và K2O

B. CO2 và NO2

C. Na2O và CO2

D. BaO và CuO

Đáp án: C

Giải thích: Na2O + CO2 → Na2CO3

Câu 16: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. CO2.

B. Na2O.

C. SO2.

D. P2O5.

Đáp án: B

Giải thích:

Na2O là oxit bazơ nên tác dụng với nước được dung dịch bazơ.

PTHH:

  Na2O + 2H2O → 2NaOH

Câu 17: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.

B. CuO.

C. P2O5.

D. CaO.

Đáp án: C

Giải thích:

P2O5 là oxit axit nên tác dụng với nước được dung dịch axit.

PTHH:

  P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 18: Công thức hoá học của sắt (III) oxit là:

A. Fe2O3.

B. Fe3O4.

C. FeO.

D. Fe3O2.

Đáp án: A

Câu 19: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,02 mol HCl.

B. 0,1 mol HCl.

C. 0,05 mol HCl.

D. 0,01 mol HCl.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 20: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3.

B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.

C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.

D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.

Đáp án: A

Câu 21: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

A. CO2 và BaO.

B. K2O và NO.

C. Fe2O3 và SO3.

D. MgO và CO.

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Câu 22: Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:

A. P2O3.

B. P2O5.

C. PO2.

D. P2O4.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt công thức hóa học của oxit là PxOy.

Theo bài ra: 31x + 16y = 142 (1)

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Thay x = 2 vào (1) được y = 5.

Vậy công thức hóa học của oxit là P2O5.

Câu 23: Khí CO bị lẫn tạp chất là khí CO2. Cách làm nào sau đây có thể thu được CO tinh khiết?

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2

C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.

D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.

Đáp án: A

Giải thích:

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư; CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình, CO không phản ứng thoát ra khỏi bình thu được CO tinh khiết.

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

Câu 24: Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. FeO2.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặt oxit sắt là FexOy

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Có x : y = nFe (oxit) : nO (oxit) = 0,1 : 0,1 = 1 : 1.

Vậy oxit là FeO.

Câu 25: Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dung HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

A. CaO.

B. CuO.

C. FeO.

D. ZnO.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 1 (có đáp án): Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Một số oxit quan trọng có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án

Trắc nghiệm Một số axit quan trọng có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của bazo có đáp án

1 5,425 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: