TOP 40 câu Trắc nghiệm Tinh bột và xenlulozo (có đáp án 2024) – Hóa học 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozo có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 9.

1 5,656 22/12/2023


Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ

Câu 1: Tính chất vật lý của tinh bột là

A. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột

B. Chất rắn, tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột

C. Chất lỏng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột

D. Chất rắn màu vàng, tan trong nước lạnh, không tan được trong nước nóng

Đáp án: A

Giải thích: Tính chất vật lý của tinh bột là: Chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột

Câu 2: Số mắt xích trong phân tử tinh bột khoảng

A. 1000 - 5000

B. 1200 – 5500

C. 1200 – 6000

D. 1500 - 6500

Đáp án: C

Giải thích: Số mắt xích trong phân tử tinh bột khoảng: 1200 – 6000

Câu 3: Tính lượng glucozơ thu được từ thủy phân 1 tấn tinh bột biết hiệu suất phản ứng bằng 80%?

A. 89 tấn

B. 811 tấn

C. 98 tấn

D. 911 tấn

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi x là số tấn glucozơ, ta có:

C6H10O5+nH2OH+, t°nC6H12O6162n tấn                             180n tấn1 tấn                                      x tấn

Suy ra x = 180n162n=109 tấn

Vì hiệu suất đạt 80% nên khối lượng glucozo thu được là:

x=180n162n=109tấn

Câu 4: Tinh bột và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. Hòa tan Cu(OH)2

B. Trùng ngưng

C. Tráng gương

D. Thủy phân

Đáp án: D

Giải thích: Tinh bột và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 5: Tính chất vật lý của xenlulozơ là

A. Chất rắn màu trắng, tan trong nước

B. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

C. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

D. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

Đáp án: C

Giải thích: Tính chất vật lý của xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.

Câu 6: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (- C6H10O5-) trong phân tử tinh bột là

A. 2050

B. 1950

C. 1850

D. 1750

Đáp án: C

Giải thích:

Số mắt xích là:

n=299700162 = 1850

Câu 7: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. Xanh

B. Tím

C. Vàng

D. Đỏ

Đáp án: A

Giải thích: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh.

Câu 8: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ người ta dùng

A. Glucozơ

B. NaCl

C. Qùy tím

D. Iot

Đáp án: D

Giải thích: Do sự hấp phụ iot vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh. Khi đun nóng, các phân tử iot được giải phóng làm mất màu xanh, khi làm lạnh iot bị hấp phụ trở lại tạo màu xanh.

Câu 9: Thủy phân 64,8 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 70%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 49,7 gam

B. 50,4 gam

C. 51,4 gam

D. 52,8 gam

Đáp án: B

Giải thích:

Số mol tinh bột là:

n=64,8162n=25n mol

Phương trình phản ứng:

C6H10O5n+nH2OH+, t°nC6H12O625n                                         0,4

Theo phương trình phản ứng ta có:

nC6H12O6= 0,4 mol

Mà H = 70%

Vậy khối lượng glucozơ thu được là:

mC6H12O6=0,4.180.70100= 50,4 gam

Câu 10: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở điểm nào?

A. Công thức phân tử

B. Tính tan trong nước lạnh

C. Phản ứng thủy phân

D. Cấu trúc phân tử

Đáp án: D

Giải thích: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở cấu trúc phân tử

Câu 11: Để tạo 810 kg tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu kg khí CO2?

A. 1320 kg

B. 1240 kg

C. 1430 kg

D. 1140 kg

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi x là khối lượng của CO2 (kg)

6nCO2+5nH2Oa/sclorophinC6H10O5n+6nO26n.44                                     162nx kg                                          810kg

Vậy khối lượng của CO2 là:

mCO2=810.8n.44162n= 1320 kg

Câu 12: Số mắt xích trong phân tử xenlulozơ xấp xỉ khoảng

A. 12000 – 15000

B. 13000 - 17000

C. 10000 – 14000

D. 11000 - 16000

Đáp án: C

Giải thích: Số mắt xích trong phân tử xenlulozơ xấp xỉ khoảng 10000 – 14000

Câu 13: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là

A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai

B. Đều là polime thiên nhiên

C. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ

D. B và C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là đều là polime thiên nhiên và đều có phản ứng thủy phân tạo thành glucozơ.

Câu 14: Để tạo 4,05 kg tinh bột, cây xanh đã giải phóng bao nhiêu kg oxi?

A. 4,1 kg

B. 5,1 kg

C. 3,9 kg

D. 4,8 kg

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi x là khối lượng của O2 (kg)

6nCO2+5nH2Oa/sclorophinC6H10O5n+6nO2                                          162n                 6n.32                                           4,05 kg             x kg

Vậy khối lượng của O2 là:

mO2=4,05.6n.32162n= 4,8 kg.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh

B. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử

C. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau

D. Tinh bột và xenlulozơ đều dễ tan trong nước

Đáp án: A

Giải thích: Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.

B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.

C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.

D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Đáp án: D

Câu 17: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hòa tan Cu(OH)2.

B. trùng ngưng.

C. tráng gương.

D. thủy phân.

Đáp án: D

Giải thích:

Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 18: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

A. 1200 – 6000.

B. 6000 – 10000.

C. 10000 -14000.

D. 12000- 14000.

Đáp án: A

Câu 19: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng

A. quỳ tím.

B. iot.

C. NaCl.

D. glucozơ.

Đáp án: B

Câu 20: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. Xenlulozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Đáp án: D

Giải thích:

Glucozơ không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 21: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

C. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau.

D. Tinh bột và xenlulozơ đều dễ tan trong nước.

Đáp án: A

Câu 22: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột là

A. 1850.

B. 1900.

C. 1950.

D. 2100.

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Câu 23: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. xanh.

B. đỏ.

C. tím.

D. vàng nhạt.

Đáp án: A

Câu 24: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 250 gam.

B. 300 gam.

C. 360 gam.

D. 270 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Câu 25: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.

A. 0,80 kg.

B. 0,90 kg.

C. 0,99 kg.

D. 0,89 kg

Đáp án: D

Giải thích:

Khối lượng tinh bột có trong 1kg gạo là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 (có đáp án): Tinh bột và xenlulozơ

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Polime có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập cuối năm có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của oxit có đáp án

Trắc nghiệm Một số oxit quan trọng có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án

1 5,656 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: