TOP 40 câu Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại (có đáp án 2024) - Hóa học 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 9.

1 8,204 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Bài giảng Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại

Câu 1: Dãy gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg là

A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4.

B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2.

C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3.

D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4.

Đáp án: A

Giải thích:

Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi muối.

Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Câu 2: Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là

A. Al, Fe và Cu.

B. Al, Zn và Fe.

C. Zn, Cu và Ag.

D. Zn, Al và Cu.

Đáp án: B

Giải thích: Loại A, C và D do đồng (Cu) không phản ứng với H2SO4 loãng.

Câu 3: Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

A. Na, Fe, K.

B. Na, K, Li.

C. Na, Li, Mg.

D. Na, Li, Fe.

Đáp án: B

Giải thích:

Kim loại kiềm phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

Câu 4: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm

A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ.

B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.

D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Đáp án: C

Giải thích: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm tác dụng với phi kim, tác dụng với axit và tác dụng với dung dịch muối.

Câu 5: Ngâm một viên Zn sạch trong dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.

D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Đáp án: B

Giải thích:

Kẽm (Zn) đứng trước đồng (Cu) trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối.

+ Hiện tượng: Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

+ Phương trình hóa học:

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Câu 6: Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Kim loại M là

A. Đồng (Cu).

B. Kẽm (Zn).

C. Magie (Mg).

D. Sắt (Fe).

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Phương trình hóa học:

M + 2HCl MCl2 + H2

Theo phương trình:

nM1=nH21=0,35nM=0,35molMM=mMnM=8,40,35=24g/mol

Kim loại M là Magie (Mg).

Câu 7: Cho 4,6 gam natri tác dụng hoàn toàn với 35,6 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành là

A. 10%.

B. 15%.

C. 20%.

D. 25%.

Đáp án: C

Giải thích:

nNa=mNaMNa=4,623=0,2mol

Phương trình hóa học:

2Na + 2H2O2NaOH + H2

Theo phương trình:

nNaOH2=nNa2=0,22=0,1

nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol

Khối lượng NaOH tạo thành là:

mNaOH = nNaOH MNaOH

= 0,2 40 = 8 gam

Khối lượng dung dịch thu được là:

m(dung dịch) = mNa+mH2O-mH2

m(dung dịch) = 4,6 + 35,6 - nH2.MH2

m(dung dịch) = 4,6 + 35,6 – 0,1.2

m(dung dịch) = 40 gam

Nồng độ phần trăm dung dịch NaOH tạo thành là

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Câu 8: Ngâm một đinh sắt (Fe) trong 10 mL dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng đồng (Cu) thu được sau phản ứng là

A. 0,64 gam.

B. 0,32 gam.

C. 1,28 gam.

D. 0,48 gam.

Đáp án: A

Giải thích:

nCuSO4=CM(CuSO4).VCuSO4nCuSO4=1.0,01=0,01mol

Phương trình hóa học:

Fe + CuSO4 Cu + FeSO4

Theo phương trình:

nCu1=nCuSO41=0,011=0,01nCu=0,01 mol

mCu = nCu MCu = 0,01.64 = 0,64 gam

Câu 9: Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là

A. Cu.

B. Zn.

C. K.

D. Na.

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

Công thức oxit của kim loại A là A2On.

Trong hợp chất oxit của kim loại A, oxi chiếm 17,02% theo khối lượng.

Ta có bảng sau:

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Vậy A là Kali

Câu 10: Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol axit cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxit đó là

A. Fe2O3.

B. Al2O3.

C. Cr2O3.

D. FeO.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức của oxit là A2O3

Phương trình hóa học:

A2O3 + 6HCl 2ACl3 + 3H2O

Theo phương trình:

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

MA2O3= 2.MA + 3.16

MA2O3= 2MA + 48 = 102

MA = 27 A là nhôm.

Vậy oxit là Al2O3.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III) cần dùng 800 mL dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là

A. Ca.

B. Mg.

C. Al.

D. Fe.

Đáp án: C

Giải thích:

nHCl=0,8.2,5=2mol

Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1,2,3)

Phương trình hóa học:

2M+2nHCl2MCln+nH2

Theo phương trình:

nM2=nHCl2n=22n=1nnM=2nMM=mMnM=182n=9n

Ta có bảng sau:

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Vậy kim loại M là Al.

Câu 12: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 3,36 lít.

Đáp án: B

Giải thích:

nZn=mZn65=0,1mol

Phương trình hóa học:

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Câu 13: Cho lá nhôm (Al) vào dung dịch axit HCl dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là

A. 1,8 gam.

B. 2,7 gam.

C. 4,05 gam

D. 5,4 gam.

Đáp án: B

Giải thích:

nH2=VH222,4=3,3622,4=0,15mol

Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl(dư) 2AlCl3 + 3H2

nAl2=nH23=0,153nAl=0,1molmAl=nAl.MAl=0,1.27=2,7gam

Câu 14: Cho phản ứng hóa học:

x… + H2SO4 → FeSO4 + y…↑.

Tổng (x + y) có thể là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

Tổng (x + y) = 1+1 = 2

Câu 15: Cho phản ứng:

Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O.

Tỉ lệ x, y là

A. 1:2.

B. 2:1.

C. 3:1.

D. 1:1.

Đáp án: A

Giải thích:

- Phương trình hóa học:

Fe3O4 + 8HCl xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O

- Số nguyên tử Fe bên trái bằng số nguyên tử Fe bên phải

3=x+y1

Số nguyên tử Cl bên trái bằng số nguyên tử Cl bên phải

8 = 2x + 3y (2)

Từ (1) và (2) suy ra: x = 1; y = 2.

Vậy x : y = 1 : 2.

Câu 16: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là:

A. Đồng

B. Lưu huỳnh

C. Kẽm

D. Cacbon

Đáp án: C

Giải thích:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Câu 17: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Ag

Đáp án: B

Giải thích:

Sử dụng một lượng dư kim loại Fe

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu↓

Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch FeCl2 tinh khiết.

Câu 18: Đồng kim loại có thể phản ứng được với:

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc, nóng

D. Dung dịch NaOH

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Câu 19: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro:

A. Na, Ca

B. Zn, Ag

C. Cu, Ag

D. Cu, Ba

Đáp án: A

Câu 20: Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:

A. Có khí bay ra và dung dịch có màu xanh lam.

B. Không thấy hiện tượng gì.

C. Ban đầu có khí thoát ra và dd có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần thành màu nâu đỏ.

D. Có khí thoát ra và tạo kết tủa màu xanh đến khi kết thúc.

Đáp án: C

Giải thích:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (↓ trắng xanh) + 2NaCl

4Fe(OH)2 (↓) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (↓ nâu đỏ)

Câu 21: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:

A. Khói màu trắng sinh ra.

B. Xuất hiện những tia sáng chói.

C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.

D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Câu 22: Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:

A. 100%.

B. 80%.

C. 70%.

D. 60%.

Đáp án: B

Giải thích:

nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Khối lượng CuO theo lý thuyết tạo thành là : mCuO = 0,1.80 = 8 gam.

Hiệu suất phản ứng (tính theo CuO) là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Câu 23: Hoà tan hết 12g một kim loại ( hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là:

A. Zn

B. Fe

C. Ca

D. Mg

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi kim loại là M, tính được nkhí = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Vậy kim loại cần tìm là Ca.

Câu 24: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là:

A. 28 gam

B. 12,5 gam

C. 8 gam

D. 36 gam

Đáp án: A

Giải thích:

nkhí = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

→ mFe = 0,5.56 = 28 gam.

Câu 25: Cho 9,6 gam kim loại Magie vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

A. 29,32%

B. 29,5%

C. 22,53%

D. 22,67%

Đáp án: B

Giải thích:

nMg = 9,6 : 24 = 0,4 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Dung dịch sau phản ứng chứa MgCl2: 0,4 mol

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 16 (có đáp án): Tính chất hóa học của kim loại

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Dãy hoạt động của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Nhôm có đáp án

Trắc nghiệm Sắt có đáp án

Trắc nghiệm Hợp kim sắt: Gang, thép có đáp án

Trắc nghiệm Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn có đáp án

1 8,204 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: