TOP 40 câu Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit (có đáp án 2024) – Hóa học 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 9.

1 1567 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Bài giảng Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Câu 1: Tính chất hóa học nào sau đây không phải là tính chất hóa học của axit?

A. Tác dụng với bazơ

B. Tác dụng với oxit bazơ

C. Tác dụng với oxit axit

D. Tác dụng với kim loại

Đáp án: C

Giải thích:

Tính chất hóa học chung của axit là:

+ Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

+ Axit tác dụng với kim loại

+ Axit tác dụng với bazơ

+ Axit tác dụng với oxit bazơ

Câu 2: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A. KCl

B. KNO3

C. Na2SO4

D. Ba(OH)2

Đáp án: D

Giải thích:

+ HCl phản ứng với Ba(OH)2 không xuất hiện kết tủa

Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

+ H2SO4 phản ứng với Ba(OH)2 xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4)

Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với Al ở nhiệt độ thường tạo ra khí hidro?

A. SO2

B. CO2

C. O2

D. HCl

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Câu 4: Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng là

A. MgO, BaCl2, ZnO

B. ZnO, CuO, Ba(OH)2

C. CuO, Ba(OH)2, Ba(NO3)2

D. BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2

Đáp án: D

Giải thích:

+ MgO, ZnO, CuO tác dụng với H2SO4 không sinh ra kết tủa.

+ BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa màu trắng (BaSO4)

Phương trình phản ứng:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3

Câu 5: Cho 7,2 gam magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric loãng, thu được V (lít) khí hidro ở đktc. Giá trị của V là

A. 3,36 lít

B. 4,48 lít

C. 6,72 lít

D. 5,60 lít

Đáp án: C

Giải thích:

Số mol Mg là:

nMg=7,224=0,3 mol

Phương trình phản ứng:

Mg+2HClMgCl2+H20,3                          0,3mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nH2 = 0,3 mol

Vậy thể tích khí H2 thu được là:

V = 0,3.22,4 = 6,72 lít.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là

A. Cu, Fe, Al

B. Fe, Mg, Cu

C. Fe, Al, Mg

D. Fe, Zn, Ag

Đáp án: C

Giải thích:

Các kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe, Al, Mg

Phương trình phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Chú ý: Cu, Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với HCl.

Câu 7: Cho 8,1 gam kẽm oxit tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 13,6 gam

B. 12,6 gam

C. 14,5 gam

D. 11,6 gam

Đáp án: A

Giải thích:

Số mol HCl là:

nHCl = 0,2.2 = 0,4 mol

Số mol của ZnO là:

nZnO = 8,181 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng:

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Xét 0,11=0,1<0,42=0,2

HCl dư, ZnO phản ứng hết

ZnO+2HClZnCl2+H2O0,1                0,1mol

Theo phương trình phản ứng, ta có:

nZnCl2 = 0,1 mol

Vậy khối lượng ZnCl2 thu được là:

0,1.136 = 13,6 gam.

Câu 8: Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch KOH. Thêm từ từ dung dịch HCl đến dư vào thì ta thấy màu giấy quỳ:

A. Màu xanh không thay đổi

B. Màu xanh chuyển dần sang đỏ

C. Màu tím không thay đổi

D. Màu đỏ không thay đổi

Đáp án: B

Giải thích:

Cho quỳ tím vào dung dịch KOH thì quỳ tím có màu xanh, thêm từ từ dung dịch HCl đến dư ta thấy quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ, ta có phương trình phản ứng:

KOH + HCl → KCl + H2O

Do dung dịch thu được chứa KCl và HCl dư nên có môi trường axit vì vậy làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 9: Dùng quỳ tím để nhận biết được cặp chất nào sau đây?

A. Dung dịch KOH và NaOH

B. Dung dịch HNO3 và HCl

C. Dung dịch KCl và K2SO4

D. Dung dịch NaOH và HCl

Đáp án: D

Giải thích:

- Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch NaOH và HCl

+ Cho quỳ tím vào dung dịch NaOH thì quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Cho quỳ tím vào dung dịch HCl thì quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 10: Hòa tan hết 7,8 gam kali vào H2O thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịch HCl 2M cần để phản ứng với hết với dung dịch Y là

A. 150 ml

B. 50 ml

C. 100 ml

D. 200 ml

Đáp án: C

Giải thích:

Số mol của K là:

nK = 7,839 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

2K+2H2O2KOH+H20,2               0,2molKOH+HClKCl+H2O0,2      0,2mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nHCl = 0,2 mol

Vậy thể tích dung dịch HCl cần tìm là:

V = nCM=0,22 = 0,1 lít = 100 ml.

Câu 11: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là

A. Zn

B. K2SO3

C. MgCO3

D. BaCO3

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

H2 là khí nhẹ hơn không khí.

Câu 12: Cho a gam nhôm vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc. Giá trị của a là

A. 5,0 gam

B. 6,4 gam

C. 4,5 gam

D. 5,4 gam

Đáp án: D

Giải thích:

Số mol của H2 là:

nH2=6,7222,4 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

2Al+6HCl2AlCl3+3H20,2                            0,3mol

Theo phương trình phản ứng ta có

nAl = 0,2 mol

Vậy khối lượng Al cần tìm là:

a = 0,2.27 = 5,4 gam.

Câu 13: Khi cho dung dịch axit tác dụng với dung dịch bazơ thu được

A. Muối

B. Muối và khí hidro

C. Muối và nước

D. Dung dịch bazơ

Đáp án: C

Giải thích: Khi cho dung dịch axit tác dụng với dung dịch bazơ thu được muối và nước.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại hóa trị II cần vừa đủ 73 gam dung dịch HCl 20%. Oxit kim loại đó là

A. ZnO

B. CuO

C. CaO

D. MgO

Đáp án: D

Giải thích:

Đặt công thức của oxit là XO

Khối lượng của HCl là:

mHCl = mdd.C%100%=73.20%100%

= 14,6 gam

Số mol của HCl là:

nHCl = 0,4 mol

Phương trình phản ứng:

XO+2HClXCl2+H2O0,2    0,4mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nXO = 0,2 mol

Suy ra:

MXO = mn=80,2 = 40 g/mol

Mà MX + MO = 40

MX = 40 – 16 = 24 g/mol

Suy ra X là Mg.

Vậy oxit đó là: MgO.

Câu 15: Cho các chất: Mg, MgO và Mg(OH)2. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 3 chất trên?

A. HCl

B. K2O

C. H2O

D. CO2

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Câu 16: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là

A. Mg

B. CaCO3

C. MgCO3

D. Na2SO3

Đáp án: A

Giải thích:

  Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Khí H2 nhẹ hơn không khí.

Câu 17: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg.

B. Zn, Fe, Cu.

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Đáp án: C

Giải thích:

Cu, Ag không phản ứng với H2SO4 loãng → đáp án C thỏa mãn.

Câu 18: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là

A. CO2, SO2, CuO.

B. SO2, Na2O, CaO.

C. CuO, Na2O, CaO.

D. CaO, SO2, CuO.

Đáp án: C

Giải thích:

  Oxit bazơ + axit → muối + nước

CuO, Na2O, CaO là oxit bazơ (thỏa mãn).

Câu 19: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:

A. Zn

B. Na2SO3

C. FeS

D. Na2CO3

Đáp án: B

Giải thích:

  Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O

SO2 là khí có mùi hắc, nặng hơn không khí Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit

SO2 làm đục nước vôi trong theo phản ứng:

  SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

Câu 20: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

A. Chất khí cháy được trong không khí

B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.

C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.

D. Chất khí không tan trong nước.

Đáp án: B

Giải thích:

  MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy, sư sống.

Khí CO2 tan ít trong nước và làm đục nước vôi trong theo phản ứng:

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Câu 21: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2

X và Y lần lượt là:

A. H2SO4 và BaSO4

B. HCl và BaCl2

C. H3PO4 và Ba3(PO4)2

D. H2SO4 và BaCl2

Đáp án: B

Giải thích:

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

Câu 22: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Đáp án: B

Giải thích:

nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit

→ Vkhí = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 23: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.

Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2,5 lít

B. 0,25 lít

C. 3,5 lít

D. 1,5 lít

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit

Câu 24: Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

A. 2,22 g

B. 22,2 g

C. 23,2 g

D. 22,3 g

Đáp án: B

Giải thích:

nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit HCl dư, số mol muối tính theo số mol CaO

Theo PTHH có số mol muối = số mol CaO = 0,2 mol

→ mmuối = 0,2. (40 + 71) = 22,2 gam.

Câu 25: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

A. 100 ml

B. 200 ml

C. 300 ml

D. 400 ml

Đáp án: B

Giải thích:

nNa = 4,6 : 23 = 0,2 mol

Các PTHH xảy ra:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 3 (có đáp án): Tính chất hóa học của axit

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Một số axit quan trọng có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của bazo có đáp án

Trắc nghiệm Một số bazo quan trọng có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất hóa học của muối có đáp án

1 1567 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: