TOP 40 câu Trắc nghiệm Chất béo (có đáp án 2024) – Hóa học 9

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 47: Chất béo có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 9.

1 6,821 22/12/2023


Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47: Chất béo

Câu 1: Tính chất vật lý của chất béo là

A. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

B. Chất béo nặng hơn nước, tan trong nước, không tan trong benzen, dầu hỏa, xăng…

C. Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

D. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, không tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

Đáp án: A

Giải thích: Tính chất vật lý của chất béo là: Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

Câu 2: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

A. Từ thể lỏng sang rắn.

B. Thăng hoa.

C. Bay hơi.

D. Có mùi ôi.

Đáp án: D

Giải thích: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ có mùi ôi. Đó là do tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn lên chất béo.

Câu 3: Đun nóng 53,4 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là

A. 7,15 gam

B. 4,45 gam

C. 6,50 gam

D. 5,52 gam

Đáp án: D

Giải thích:

Số mol của (C17H35COO)3C3H5 là:

nC17H35COO3C3H5=53,4890= 0,06 mol

Phương trình phản ứng:

C17H35COO3C3H5+3NaOH3C17H35COONa+C3H5OH30,06                                                                                        0,06

Theo phương trình phản ứng ta có

nC3H5OH3 = 0,06 mol

Vậy khối lượng glixerol thu được là

mC3H5OH3= 0,06.92 = 5,52 gam.

Câu 4: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. Glixerol và muối của một axit béo

B. Glixerol và axit béo

C. Glixerol và axit hữu cơ

D. Glixerol và muối của các axit béo

Đáp án: D

Giải thích: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được: glixerol và muối của các axit béo.

Câu 5: Chất nào sau đây không phải chất béo?

A. (CH3COO)3C3H5

B. (C17H33COO)3C3H5

C. (C17H35COO)3C3H5

D. (C15H31COO)3C3H5

Đáp án: A

Giải thích: Chất không phải chất béo là(CH3COO)3C3H5

Câu 6: Thủy phân hòa toàn 34,32 gam một loại chất béo cần vừa đủ 4,8 gam NaOH, thu được sản phẩm gồm 3,68 gam glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

A. 34,66 gam

B. 35,44 gam

C. 36,02 gam

D. 37,04 gam

Đáp án: B

Giải thích:

Phương trình hóa học

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol

mmuối = 34,32 + 4,8 - 3,68 = 35,44 gam.

Câu 7: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Tristearin (C17H35COO)3C3H5

B. Metyl axetat CH3COOCH3

C. Metyl fomat HCOOCH3

D. Benzyl axetat CH3COOC6H5

Đáp án: A

Giải thích:

Xà phòng hóa tristearin để thu được glixerol

Phương trình phản ứng:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Câu 8: Ứng dụng của chất béo là

A. Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật

B. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng

C. Chất béo dùng để sản xuất glixerol

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Ứng dụng của chất béo là

+ Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật

+ Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Câu 9: Đun nóng 8,9 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 0,46 gam

B. 0,84 gam

C. 0,92 gam

D. 1,02 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Số mol của (C17H35COO)3C3H5 là:

nC17H35COO3C3H5=8,9890= 0,01 mol

Phương trình phản ứng:

C17H35COO3C3H5+3NaOH3C17H35COONa+C3H5OH30,01                                                                                        0,01

Theo phương trình phản ứng ta có

nC3H5OH3 = 0,01 mol

Vậy khối lượng glixerol thu được là

mC3H5OH3= 0,01.92 = 0,92 gam.

Câu 10: Dầu ăn là

A. Este

B. Este của glixerol

C. Một este của glixerol và axit béo

D. Hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo

Đáp án: D

Giải thích: Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

Câu 11: Một chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 có phân tử khối là

A. 818đvC

B. 910 đvC

C. 884 đvC

D. 890 đvC

Đáp án: C

Giải thích: M = (12.17 + 33 +12 + 32).3 + 12.3 + 5 = 884 đvC.

Câu 12: Hợp chất không tan trong nước là

A. Dầu lạc

B. Đường glucozơ

C. Rượu etylic

D. Axit axetic

Đáp án: A

Giải thích: Hợp chất không tan trong nước là: Dầu lạc

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:

(C17H35COO)3C3H5 + NaOHC17H35COONa + C3H5(OH)3

Tổng hệ số các chất (là các số nguyên, tối giản) trong phản ứng trên là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình phản ứng sau:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng trên là:

1 + 3 + 3 + 1 = 8

Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của chất béo là

A. Tác dụng với rượu

B. Tác dụng với oxi

C. Tác dụng với nước (thủy phân)

D. Tác dụng với hidro

Đáp án: C

Giải thích: Tính chất hóa học đặc trưng của chất béo là tác dụng với nước (thủy phân).

Câu 15: Đâu không phải chất béo trong các chất sau?

A. Dầu luyn

B. Dầu lạc

C. Dầu dừa

D. Dầu mè

Đáp án: A

Giải thích: Dầu luyn là loại dầu dùng để bôi trơn máy móc, là loại dầu có nguồn gốc hiđrocacbon không phải là chất béo.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Các axit béo là axit hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo tan được trong xăng, benzen…

Đáp án: D

Giải thích:

Dầu ăn là chất béo thành phần nguyên tố trong dầu ăn gồm C, H, O.

Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđro cacbon nên thành phần nguyên tố trong dầu mỏ là C và H.

Câu 17: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. glixerol và muối của một axit béo.

B. glixerol và axit béo.

C. glixerol và axit hữu cơ.

D. glixerol và muối của các axit béo

Đáp án: D

Câu 18: Chất nào sau đây không phải là axit béo?

A. C17H35COOH.

B. C17H33COOH.

C. C15H31COOH.

D. C2H5COOH.

Đáp án: D

Câu 19: Chất nào sau đây không phải là chất béo ?

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.

D. (CH3COO)3C3H5.

Đáp án: D

Câu 20: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là

A. 890 đvC.

B. 422 đvC.

C. 372 đvC.

D. 980 đvC.

Đáp án: A

Giải thích:

M = (12.17 + 35 + 44).3 + 12.3 + 5 = 890 đvC.

Câu 21: Hợp chất không tan trong nước là

A. axit axetic.

B. rượu etylic.

C. đường glucozơ.

D. dầu vừng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dầu vừng là chất béo, không tan trong nước.

Câu 22: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là

A. 1,2 kg.

B. 2,76 kg.

C. 3,6 kg.

D. 4,8 kg.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo

Câu 23: Khi để lâu trong không khí, chất béo sẽ

A. từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.

B. thăng hoa.

C. bay hơi.

D. có mùi ôi.

Đáp án: D

Câu 24: Để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo cần

A. Giặt quần áo bằng nước lạnh.

B. Giặt kỹ quần áo bằng xà phòng.

C. Dùng axit mạnh để tẩy.

D. Giặt quần áo bằng nước muối.

Đáp án: B

Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

A. 17,72 kg.

B. 19,44 kg.

C. 11,92 kg.

D. 12,77 kg.

Đáp án: A

Giải thích:

PTHH tổng quát:

  Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 (có đáp án): Chất béo

Bảo toàn khối lượng có:

mchất béo + mNaOH = mglixerol + mmuối → mmuối = 17,16 + 2,4 – 1,84 = 17,72 kg.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Glucozo có đáp án

Trắc nghiệm Saccarozo có đáp án

Trắc nghiệm Tinh bột và xenlulozo có đáp án

Trắc nghiệm Protein có đáp án

Trắc nghiệm Polime có đáp án

1 6,821 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: