Toán 8 Bài 3 (Cánh diều): Hình thang cân

Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hình thang cân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 3.

1 3,483 21/09/2024


Giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân

Bài giải Toán 8 Bài 3: Hình thang cân

Giải Toán 8 trang 101 Tập 1

Khởi động trang 101 Toán 8 Tập 1: Ở lớp 6, phần Hình học trực quan, chúng ta đã được làm quen với hình thang cân và những vật thể có dạng hình thang cân, chẳng hạn, khung cửa sổ có dạng hình thang cân (Hình 21).

Khởi động trang 101 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Hình thang cân có những tính chất gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết một tứ giác là hình thang cân?

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta giải quyết được câu hỏi trên như sau:

‒ Hình thang cân có những tính chất sau:

+ Hai cạnh đáy song song với nhau;

+ Hai cạnh bên bằng nhau;

+ Hai đường chéo bằng nhau.

‒ Dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thang cân:

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và có hai góc kề một đáy bằng nhau;

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và có hai đường chéo bằng nhau.

I. Định nghĩa

Hoạt động 1 trang 101 Toán 8 Tập 1: Cho biết hai cạnh AB và CD của tứ giác ABCD ở Hình 22 có song song với nhau hay không.

Hoạt động 1 trang 101 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Hai cạnh AB và CD của tứ giác ABCD ở Hình 22 có song song với nhau.

Hoạt động 2 trang 101 Toán 8 Tập 1: Hai góc C và D cùng kề với đáy CD của hình thang ABCD ở Hình 23. Cho biết hai góc C và D có bằng nhau hay không.

Hoạt động 2 trang 101 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Hai góc C và D cùng kề với đáy CD của hình thang ABCD ở Hình 23 bằng nhau.

II. Tính chất

Giải Toán 8 trang 102 Tập 1

Hoạt động 3 trang 102 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD, E là giao điểm của AD và BC (Hình 25).

a) So sánh các cặp góc: EDC^ ECD^; EAB^ EBA^.

b) So sánh các cặp đoạn thẳng: EA và EB; ED và EC. Từ đó, hãy so sánh AD và BC.

c) Hai tam giác ADC và BCD có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh AC và BD.

Hoạt động 3 trang 102 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do ABCD là hình thang cân nên ADC^=BCD^ DAB^=CBA^    1.

Do ADC^=BCD^ nên EDC^=ECD^.

Ta lại có DAB^+EAB^=180° (hai góc kề bù)

Suy ra EAB^=180°DAB^    2

Tương tự ta cũng có EBA^=180°CBA^    3

Từ (1), (2) và (3) ta có EAB^=EBA^.

b) • Xét tam giác EAB có EAB^=EBA^ (câu a) nên là tam giác cân tại E

Suy ra EA = EB.

• Xét tam giác EDC có EDC^=ECD^ (câu a) nên là tam giác cân tại E

Suy ra ED = EC.

• Ta có AD = ED – EA

BC = EC – EB.

Mặt khác EA = EB và ED = EC

Do đó AD = BC.

c) Xét ΔADC và ΔBCD có:

AD = BC (theo câu b);

ADC^=BCD^ (theo câu a);

DC là cạnh chung

Do đó ΔADC = ΔBCD (c.g.c)

Suy ra AC = BD (hai cạnh tương ứng).

Luyện tập 1 trang 102 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD. Chứng minh ADB^=BCA^.

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 102 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Do ABCD là hình thang cân (AB // CD) nên AD = BC và AC = BD.

Xét ΔADB và ΔBCA có:

AB là cạnh chung;

AD = BC (chứng minh trên);

BD = AC (chứng minh trên)

Do đó ΔADB = ΔBCA (c.c.c)

Suy ra ADB^=BCA^ (hai cạnh tương ứng).

III. Dấu hiệu nhận biết

Hoạt động 4 trang 102, 103 Toán 8 Tập 1: Quan sát hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD) có hai đường chéo AC và BD bằng nhau. Kẻ BE song song với AC (E thuộc đường thẳng CD) (Hình 27).

a) Hai tam giác ABC và ECB có bằng nhau hay không?

b) So sánh các cặp góc: BED^ BDE^ ACD^BED^.

c) Hai tam giác ACD và BDC có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh ADC^ BCD^.

d) ABCD có phải là hình thang cân hay không?

Hoạt động 4 trang 102, 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do AB // CD hay AB // CE nên ABC^=ECB^ (so le trong).

Do BE // AC nên ACB^=EBC^ (so le trong).

Xét ΔABC và ΔECB có:

ABC^=ECB^ (chứng minh trên);

BC là cạnh chung;

ACB^=EBC^ (chứng minh trên).

Do đó ΔABC = ΔECB (g.c.g).

b) Do ΔABC = ΔECB (theo câu a) nên AC = EB (hai cạnh tương ứng)

Mà AC = BD (giả thiết)

Suy ra BD = BE nên tam giác BDE là tam giác cân tại B.

Suy ra BDE^=BED^ (tính chất tam giác cân).

Do BE // AC nên ACD^=BED^ (đồng vị).

c) Ta có BDE^=BED^ ACD^=BED^ (theo câu b) nên BDE^=ACD^=BED^.

Xét ΔACD và ΔBDC có:

DC là cạnh chung;

BDE^=ACD^ (chứng minh trên);

AC = BD (giả thiết)

Do đó ΔACD = ΔBDC (c.g.c)

Suy ra ADC^=BCD^ (hai góc tương ứng).

d) Hình thang ABCD có ADC^, BCD^ cùng kề với đáy DC và ADC^=BCD^ nên ABCD là hình thang cân.

Giải Toán 8 trang 103 Tập 1

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1: Một ô cửa sổ có dạng hình chữ nhật với chiều dài là 120 cm và chiều rộng là 80 cm. Người ta mở rộng ô cửa sổ đó bằng cách tăng độ dài cạnh dưới về hai bên, mỗi bên 20 cm (mô tả ở Hình 29). Sau khi mở rộng thì ô cửa sổ đó có dạng hình gì? Tính diện tích của ô cửa sổ đó sau khi mở rộng.

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Giả sử ô cửa sổ được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

• Xét ΔAHD và ΔBKC có:

AHD^=BKC^=90°; AH = BK; HD = KC.

Do đó ΔAHD = ΔBKC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra ADH^=BCK^ (hai góc tương ứng).

• Xét tứ giác ABCD có AB // DC (do AB // HK) nên là hình thang.

Lại có ADH^=BCK^ (chứng minh trên)

Suy ra hình thang ABCD là hình thang cân.

Vậy sau khi mở rộng thì ô cửa sổ đó có dạng hình thang cân.

• Ta có AB = HK = 80 cm.

DC = DH + HK + KC = 20 + 80 + 20 = 120 (cm).

Diện tích của ô cửa sổ sau khi mở rộng là:

S=12.AB+DC.AH=12.80+120.120=12  000  cm2.

Bài tập

Bài 1 trang 103 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD và T là giao điểm của AC và BD (Hình 30).

Chứng minh:

a) TAD^=TBC^,TDA^=TCB^;

b) TA = TB, TD = TC;

c) MN là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.

Bài 1 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do ABCD là hình thang cân nên AC = BD và AD = BC (tính chất hình thang cân).

Xét ΔADC và ΔBCD có:

AD = BC; AC = BD; DC là cạnh chung

Do đó ΔADC = ΔBCD (c.c.c)

Suy ra CAD^=DBC^ (hai góc tương ứng)

Hay TAD^=TBC^.

Chứng minh tương tự ta cũng có: ΔABD = ΔBAC (c.c.c)

Suy ra BDA^=ACB^ (hai góc tương ứng)

Hay TDA^=TCB^.

b) Xét ΔTAD và ΔTBC có:

TAD^=TBC^; AD = BC; TDA^=TCB^.

Do đó ΔTAD = ΔTBC (g.c.g).

Suy ra TA = IB và TD = TC (các cặp cạnh tương ứng).

c) • Do TA = TB nên tam giác TAB cân tại T.

ΔTAB cân tại T có TM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao do đó TM là đường trung trực của đoạn thẳng AB nên TM AB.

• Do TD = TC nên tam giác TCD cân tại T.

ΔTCD cân tại T có TN vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao do đó TN là đường trung trực của đoạn thẳng CD nên TN CD.

• Do AB // CD, TM AB, TN CD nên T, M, N thẳng hàng

Hay MN là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.

Giải Toán 8 trang 104 Tập 1

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1: Người ta ghép ba hình tam giác đều có độ dài cạnh là a với vị trí như Hình 31.

a) Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.

b) Chứng minh tứ giác ACDE là hình thang cân.

c) Tính diện tích của tứ giác ACDE theo a.

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do ΔABE, ΔBED, ΔBDC là các tam giác đều nên ABE^=EBD^=DBC^=60°

Do đó, ABC^=ABE^+EBD^+DBC^=60°+60°+60°=180°

Suy ra 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

b) Do ΔABE, ΔBED là các tam giác đều nên ABE^=BED^=60°

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AC // ED

Tứ giác ACDE có AC // ED nên là hình thang.

Mặt khác, EAC^=DCA^=60° (do ΔABE, ΔBDC là các tam giác đều)

Do đó hình thang ACDE là hình thang cân.

c) Vẽ đường cao EH của tam giác AEB.

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Do AEB là tam giác đều nên H là trung điểm của AB, do đó HB=12AB=12a.

Xét ΔEHB vuông tại H, theo định lí Pythagore ta có:

EB2 = EH2 + HB2

Do đó EH2 = EB2 – HB2 = a212a2=a214a2=34a2=a322

Suy ra EH=a32.

Ta có AC = AB + BC = a + a = 2a.

Diện tích hình thang cân ACDE là:

S=12.ED+AC.EH=12.a+2a.a32=12.3a.a32=33a24

(đơn vị diện tích).

Bài 3 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AB lấy hai điểm M, N sao cho AM = NB < 12AB. Chứng minh tứ giác MNCD là hình thang cân.

Lời giải:

Bài 3 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Do ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC, DAM^=CBN^=90° và AB // CD.

Xét ΔAMD và ΔBNC có:

DAM^=CBN^=90° (chứng minh trên);

AD = BC (chứng minh trên);

AM = BN (giả thiết).

Do đó ΔAMD = ΔBNC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra AMD^=BNC^ (hai góc tương ứng).

Mặt khác AMD^+DMN^=180°,BNC^+CNM^=180° (kề bù)

Suy ra DMN^=CNM^.

Tứ giác MNCD có MN // CD (do AB // CD) nên là hình thang.

Lại có DMN^=CNM^

Suy ra hình thang MNCD là hình thang cân.

Bài 4 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường phân giác BE và CK. Chứng minh tứ giác BKEC là hình thang cân.

Lời giải:

Bài 4 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

• Do ABC là tam giác cân tại A nên KBC^=ECB^.

Do BE và CK là các đường phân giác của ΔABC nên EBC^=12KBC^,KCB^=12ECB^.

Do đó EBC^=KCB^.

• Xét ΔKBC và ΔECB có:

KBC^=BCE^; BC là cạnh chung; KCB^=BEC^

Do đó ΔKBC = ΔECB (g.c.g)

Suy ra BK = CE và CK = BE (các cặp cạnh tương ứng).

• Xét ΔBKE và ΔCEK có:

KE là cạnh chung; BK = CE; BE = CK

Do đó ΔBKE = ΔCEK (c.c.c)

Suy ra BKE^=CEK^ (hai góc tương ứng).

• Xét tứ giác BCEK có KBC^+ECB^+BKE^+CEK^=360°

Hay KBC^+KBC^+BKE^+BKE^=360°

Do đó 2KBC^+BKE^=360°

Suy ra KBC^+BKE^=180°.

Mặt khác AKE^+BKE^=180° (kề bù)

Do đó KBC^=AKE^

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên KE // BC

• Tứ giác BCEK có KE // BC nên là hình thang

Lại có KBC^=ECB^ nên hình thang BCEK là hình thang cân.

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1: Hình 33a là mặt cắt đứng phần chứa nước của một con mương (Hình 32) khi đầy nước có dạng hình thang cân. Người ta mô tả lại bằng hình học mặt cắt đứng của con mương đó ở Hình 33b với BD // AE (B thuộc AC), H là hình chiếu của D trên đường thẳng AC.

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

a) Chứng minh các tam giác BCD, BDE, ABE là các tam giác đều.

b) Tính độ dài của DH, AC.

c) Tính diện tích mặt cắt đứng phần chứa nước của con mương đó khi đầy nước.

Lời giải:

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

a) • Do BD // AE nên BDE^=AEx^=60° (đồng vị)

Do AC // ED nên BCD^=CDy^=60° CBD^=BDE^=60° (các cặp góc so le trong).

Ta có EDB^+BDC^+CDy^=180°

Suy ra BDC^=180°EDB^CDy^=180°60°60°=60°

ΔBCD có CBD^=BCD^=BDC^=60° nên là tam giác đều.

Suy ra BD = BC = CD = 2 m.

• ΔBDE có BD = DE = 2 m nên là tam giác cân tại D

Lại có BDE^=60° nên ΔBDE là tam giác đều.

Suy ra BE = BD = DE = 2 m và BED^=60°.

• Do AC // ED nên ABE^=BED^=60° (so le trong).

ΔABE có AE = BE = 2 m nên là tam giác cân tại E.

Lại có ABE^=60° nên ΔABE là tam giác đều.

b) • Do ΔBCD là tam giác đều nên đường cao BH đồng thời là đường trung tuyến của tam giác

Do đó H là trung điểm của BC nên HC=12BC=12.2=1   m.

Xét ΔDHC vuông tại H, theo định lí Pythagore có:

CD2 = HC2 + DH2

Suy ra DH2 = CD2 – HC2 = 22 – 12 = 3.

Do đó DH = 3 (m).

• Do ΔABE là tam giác đều nên AB = AE = 2 m.

Khi đó AC = AB + BC = 2 + 2 = 4 (m).

c) Diện tích mặt cắt đứng phần chứa nước của con mương đó khi đầy nước là:

SAEDC=12.ED+AC.DH=12.2+4.3=33  m2 .

Lý thuyết Hình thang cân

1. Khái niệm

Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

 (ảnh 1)

Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

 (ảnh 2)

2. Tính chất của hình thang cân

+ Hai cạnh bên bằng nhau.

+ Hai đường chéo bằng nhau.

Ví dụ:

 (ảnh 3)

Hình thang cân EFGH có hai cạnh bên EH = FG, hai đường chéo EG = FH.

3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân

- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tứ giác

Bài 4: Hình bình hành

Bài 5: Hình chữ nhật

Bài 6: Hình thoi

Bài 7: Hình vuông

1 3,483 21/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: