Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Hàm số
Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Hàm số sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 1.
Giải bài tập Toán 8 Bài 1: Hàm số
Bài giải bài tập Toán 8 Bài 1: Hàm số
Lời giải:
Sau khi học xong bài này ta sẽ giải quyết bài toán này như sau:
Ta tính số tiền người bán thu được bằng công thức:
Số tiền người bán thu được = giá bán 1 kg × số kilôgam thanh long được bán ra
Hay: Số tiền người bán thu được = 32 000 × số kilôgam thanh long được bán ra
Khi đó, ta thấy số tiền người bán thu được phụ thuộc vào số kilôgam thanh long được bán ra (với số kilôgam thanh long được bán ra khác nhau thì số tiền người bán thu được khác nhau).
Do đó, số tiền người bán thu được gọi là hàm số của số kilôgam thanh long được bán ra.
I. Định nghĩa
Lời giải:
Chu vi y (cm) của hình vuông có độ dài cạnh x (cm) đều là các giá trị dương. Với mỗi giá trị của x, ta xác định được một giá trị tương ứng của y.
Thay các giá trị của x vào công thức tính chu vi ta tìm giá trị các giá trị tương ứng của y.
Chẳng hạn:
• Với x = 1 cm, ta có: y = 4x = 4 . 1 = 4 (cm);
• Với cm, ta có: (cm);
• Với x = 3,2 cm, ta có: y = 4 . 3,2 = 12,8 (cm);
...
Hoạt động 2 trang 55 Toán 8 Tập 1: Trong tình huống ở phần mở đầu, hãy cho biết:
a) Số tiền người bán thu được khi lần lượt bán 2 kg thanh long; 3 kg thanh long.
Lời giải:
a) Giá bán 1 kg thanh long ruột đỏ loại I là 32 000 đồng.
Số tiền người bán thu được khi bán 2 kg thanh long là:
32 000 . 2 = 64 000 (đồng).
Số tiền người bán thu được khi bán 3 kg thanh long là:
32 000 . 3 = 96 000 (đồng).
Vậy số tiền người bán thu được khi lần lượt bán 2 kg thanh long; 3 kg thanh long lần lượt là 64 000 đồng; 96 000 đồng.
b) Với mỗi giá trị của x, ta xác định được một giá trị tương ứng của y.
Luyện tập 1 trang 56 Toán 8 Tập 1: Cho hai ví dụ về hàm số.
Lời giải:
Có nhiều ví dụ về hàm số. Chẳng hạn:
Hai ví dụ về hàm số: .
II. Giá trị của hàm số
Hoạt động 3 trang 57 Toán 8 Tập 1: Một xe ô tô chạy với tốc độ 60 km/h trong thời gian t (h).
a) Viết hàm số biểu thị quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t(h).
b) Tính quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t = 2 (h); t = 3 (h).
Lời giải:
a) Xe ô tô chạy với tốc độ 60 km/h hay vận tốc của ô tô là 60 km/h.
Hàm số biểu thị quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t(h) là: S(t) = 60t (km).
b) Quãng đường S(t) (km) mà ô tô đi được trong thời gian t = 2 (h); t = 3 (h) lần lượt là:
• Với t = 2 (h), ta có S(2) = 60 . 2 = 120 (km);
• Với t = 3 (h), ta có S(3) = 60 . 3 = 180 (km).
Luyện tập 2 trang 57 Toán 8 Tập 1: Cho hàm số f(x) = −5x + 3.
Lời giải:
Thay lần lượt các giá trị x = 0; x = −1; vào hàm số f(x), ta được:
• f(0) = −5 . 0 + 3 = 0 + 3 = 3;
• f(−1) = (−5) . (−1) + 3 = 5 + 3 = 8;
• .
Vậy f(0) = 3; f(−1) = 8; .
Bài tập
Lời giải:
a)
Quan sát bảng trên ta thấy khi x = 1; x = 2; x = 3; x = 4; x = 5; x = 6 thì ta đều xác định giá trị của y là y = − 2.
Vì mỗi giá trị của x ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.
b)
Quan sát bảng trên ta thấy khi x = 1; x = 2; x = 3; x = 4; x = 1; x = 5 thì ta đều xác định giá trị của y lần lượt là: y = − 2; y = − 3; y = − 4; y = − 5; y = − 6; y = − 7.
Vì mỗi giá trị của x ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.
b) Cho hàm số f(x) = −2x2 + 1. Tính
Lời giải:
a) Thay lần lượt các giá trị vào hàm số y = 2x + 10.
• Với x = − 5, ta có: y = 2 . (− 5) + 10 = − 10 + 10 = 0;
• Với x = 0, ta có: y = 2 . 0 + 10 = 0 + 10 = 10;
• Với , ta có: .
Vậy với ta xác định được giá trị tương ứng của y lần lượt là y = 0; y = 10; y = 11.
b) Thay lần lượt các giá trị vào hàm số f(x) = −2x2 + 1.
• f(− 1) = − 2 . (− 1)2 + 1 = − 2 . 1 + 1 = − 2 + 1 = − 1;
• f(0) = − 2 . 02 + 1 = 0 + 1 = 1;
• .
Vậy .
Bài 3 trang 58 Toán 8 Tập 1: Cho một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8 g/cm3.
b) Tính khối lượng của thanh kim loại đó khi biết thể tích của thanh kim loại đó là
Lời giải:
a) Công thức tính khối lượng m (g) theo thể tích V (cm3) là: V = 7,8m.
Suy ra .
Với mỗi giá trị của V ta xác định được một giá trị của m nên m là hàm số của V.
b) Với V = 1 000 cm3 ta có (g).
Vậy khi biết thể tích của thanh kim loại đó là V = 1 000 cm3 thì khối lượng của thanh kim loại đó là g.
b) Hãy tính số tiền mà người mua phải trả khi mua 10 quả dừa sáp.
Lời giải:
Giá bán mỗi quả dừa sáp là 200 000 đồng.
a) Công thức biểu thị số tiền y (đồng) mà người mua phải trả khi mua x (quả) dừa sáp là
y = 200 000x (đồng) .
Vì với mỗi giá trị của x ta xác định được một giá trị y tương ứng nên y là hàm số của x.
b) Số tiền mà người mua phải trả khi mua 10 quả dừa sáp là:
200 000 . 10 = 2 000 000 (đồng).
Vậy số tiền mà người mua phải trả khi mua 10 quả dừa sáp là 2 000 000 đồng.
b) Tính số tiền lãi mà bác Ninh nhận được khi hết kì hạn 12 tháng, biết r = 5,6.
Lời giải:
a) Công thức biểu thị số tiền lãi y (đồng) theo lãi suất r%/năm mà bác Ninh nhận được khi hết kì hạn 12 tháng là: y = 10r% (triệu đồng).
Vì với mỗi giá trị của r thì ta xác định được một giá trị tương ứng của y nên y là hàm số của r.
b) Với r = 5,6 thì số tiền lãi mà bác Ninh nhận được khi hết kì hạn 12 tháng là:
y = 10r% = 10 . 5,6% = 0,56 (triệu đồng) = 560 000 (đồng).
Vậy với r = 5,6 thì số tiền lãi mà bác Ninh nhận được khi hết kì hạn 12 tháng là 560 000 đồng.
Lý thuyết Hàm số
1. Hàm số
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x (x thay đổi) sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ: Ta có bảng nhiệt độ dự báo ở Thủ đô Hà Nội ngày 25/5/2023.
t(h) |
10 |
11 |
12 |
13 |
T(0C) |
32 |
33 |
34 |
34 |
Ta có nhiệt độ T là hàm số của thời điểm t vì mỗi giá trị của t chỉ xác định đúng một giá trị của T.
Ngược lại, thời điểm t không phải là hàm số của nhiệt độ T, vì nhiệt độ T = 340C tương ứng với hai thời điểm khác nhau t = 12 và t = 13.
2. Giá trị của hàm số
Cho hàm số y = f(x) xác định tại x = a. Giá trị tương ứng của hàm số f(x) khi x = a được gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a, kí hiệu là f(a).
Ví dụ: Cho hàm số f(x) = x + 3. Tính f(-2); f(0).
f(-2) = -2 + 3 = 1; f(0) = 0 + 3 = 3
Xem thêm lời giải bài tập Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Mặt phẳng tọa độ. Đồ thị của hàm số
Bài 3: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 8 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Cánh diều