Toán 8 Bài 1 (Cánh diều): Thu thập và phân loại dữ liệu
Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 1.
Giải Toán 8 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu
Lời giải:
– Các cách thu thập dữ liệu: Quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), làm thí nghiệm, phỏng vấn, thu thập từ những nguồn có sẵn (sách, báo, mạng internet,…), …
– Phân loại dữ liệu là ta đi sắp xếp các dữ liệu thu được theo những tiêu chí nhất định.
I. Thu thập dữ liệu
Lời giải:
Để thu thập thông tin về số lượng huy chương đạt được của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30, cách tốt nhất ta vào trang web của Liên đoàn thể thao Việt Nam hoặc thu thập qua các bài báo chính thống của Việt Nam… Đây là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.
Lời giải:
Vì cửa hàng cần thu thập thông tin của 40 khách hàng trong buổi sáng Chủ nhật nên có thể sử phiếu hỏi hoặc tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
Mẫu phiếu hỏi:
Vị kem |
Ưa thích |
Vani |
|
Socola |
|
Matcha |
|
Khoai môn |
|
..... |
II. Phân loại và tổ chức dữ liệu
– Số lượng các tỉnh/thành phố thuộc các vùng kinh tế – xã hội đó lần lượt là: 11,14, 14, 5, 6, 13.
Hãy phân loại các dữ liệu đó dựa trên tiêu chí: dữ liệu là số liệu, dữ liệu không phải là số liệu.
Lời giải:
Dữ liệu là số liệu là số lượng các tỉnh/thành phố thuộc các vùng kinh tế – xã hội: 11,14, 14, 5, 6, 13.
Dữ liệu không phải là số liệu là tên sáu vùng kinh tế – xã hội: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
Ta có thể phân nhóm các động vật dựa trên những tiêu chí đề bài cho như sau:
Nhóm 1 – Cá: cá rô đồng, cá chép, cá thu;
Nhóm 2 – Lưỡng cư: ếch, nhái, cóc;
Nhóm 3 – Bò sát: rắn hổ mang, thằn lằn, cá sấu;
Nhóm 4 – Chim: gà Đông Tảo, chim ưng, chim bồ câu;
Nhóm 5 – Động vật có vú: trâu, mèo, sư tử.
III. Tính hợp lý của dữ liệu
Hoạt động 3 trang 5 Toán 8 Tập 2: Tìm điểm không hợp lí trong những dữ liệu cho dưới đây.
a) Danh sách email của các bạn trong đội văn nghệ lớp 8C như sau(Bảng 2):
b) Kết quả 5 bài kiểm tra môn Toán của bạn Dũng lần lượt là: 8; –6; 7; 5; 9.
Lời giải:
a) Dữ liệu thuhang_chu.vn là không hợp lí vì dữ liệu đó không đúng với định dạng của email.
b) Dữ liệu –6 không hợp lí vì kết quả của một bài kiểm tra không thể là số âm.
Lời giải:
Ta thấy: Tổng số % của các loại sách là: 20% + 25% + 30% + 20% = 95% trong khi tổng các thành phần của biểu đồ quạt tròn là 100%.
Vậy những số liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 1 là chưa chính xác.
Chú ý: Quan sát thấy rằng hình quạt biểu diễn loại Sách khác và hình quạt biểu diễn loại sách Khoa học đều bằng nhau và bằng hình tròn. Tuy nhiên ghi chú tỉ lệ phần trăm của hai loại sách này lại khác nhau. Do đó số liệu mà bạn Châu nêu ra trong biểu đồ là chưa chính xác.
Hỏi những số liệu mà quản lý cửa hàng nêu ra đã chính xác chưa? Vì sao?
Lời giải:
Ta thấy, số lượng nhân viên của cửa hàng chỉ là 16 (nhân viên), và mỗi nhân viên chỉ làm 01 ca, nhưng số liệu mà quản lý cửa hàng đưa ra cho tổng 03 ca là 6 + 6 + 5 = 17 (nhân viên).
Vì vậy, số liệu nhân viên đăng ký làm một trong ba ca mà quản lý cửa hàng cung cấp có ít nhất một số liệu chưa chính xác.
Bài tập
– Bốn đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương;
– Diện tích (đơn vị triệu km2) của bốn đại dương đó lần lượt là: 178,7; 76,2; 91,6; 14,8.
(Nguồn Lịch sử và Địa lí 6 NXB Đại học sư phạm, 2022)
Hãy phân loại dữ liệu đó dựa trên tiêu chí định tính và định lượng.
Lời giải:
Ta phân loại dữ liệu đề bài cho theo tiêu chí định tính và định lượng như sau:
– Dữ liệu định tính là tên bốn đại dương chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương). Do những dữ liệu này được biểu diễn bằng từ.
– Dữ liệu định lượng là diện tích (đơn vị triệu km2) của bốn đại dương đó: 178,7; 76,2; 91,6; 14,8 (đơn vị triệu km2). Do những dữ liệu này được biểu diễn bằng số thực.
Hãy phân nhóm những văn bản văn học trên thành những tiêu chí sau (Bảng 4):
Lời giải:
Ta phân nhóm những văn bản văn học nêu trên như sau:
Thể loại |
Tên văn bản văn học |
Truyện |
Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài); Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Hai vạn dặm dưới đáy biển (J.Verne); Hoàng tử bé (Sant–Exupéry). |
Thơ |
Mời trầu (Hồ Xuân Hương); Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan); Nắng mới (Lưu Trọng Lư); Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ). |
Kí |
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng); Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng). |
Kịch bản văn học |
Đổi tên cho xã (trích Bệnh Sĩ của Lưu Quang Vũ); Ông Giuốc–đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang của Molière). |
Lời giải:
Ta thấy, hãng sản xuất xe chỉ hỏi ý kiến của 100 người mua xe ở độ tuổi từ 20 đến 30, trong khi khách hàng mua xe có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau. Do đó dữ liệu hãng sản xuất xe thu được không có tính đại diện.
Vậy hãng sản xuất xe đưa ra kết luận trong quảng cáo là 45% số người mua xe chọn màu đen, 20% số người mua chọn xe màu trắng là chưa hợp lí.
Lời giải:
Theo đề bài ta có: mỗi kho hàng có 50 tấn hàng.
Do đó, sau tuần lễ kinh doanh đầu tiên thì: Số lượng vật liệu đã xuất bán ở mỗi kho cộng với số lượng vật liệu còn tồn lại ở mỗi kho phải bằng 50 tấn.
Từ biểu đồ cột kép ở Hình 2 ta thấy được tại kho 4, tổng số lượng vật liệu đã xuất bán và số lượng vật liệu còn tồn lại là 30 + 15 = 45 < 50 (tổng vật liệu ban đầu).
Vậy kế toán đã ghi nhầm số liệu của kho số 4.
Số liệu nào trong Bảng 5 là không hợp lí? Vì sao?
Lời giải:
Ta thấy: Sĩ số của lớp 8C chỉ là 40 (học sinh), nhỏ hơn số học sinh dự thi hết học kì I môn Toán lại là 41 (học sinh). Vì vậy, trong hai số liệu 40 và 41 của lớp 8C có ít nhất một số liệu không hợp lí.
Lý thuyết Thu thập và phân loại dữ liệu
1. Thu thập dữ liệu
Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng,…
2. Phân loại và tổ chức dữ liệu
- Dữ liệu định lượng là những dữ liệu thống kê là số (số liệu) được biểu diễn bằng số thực.
- Dữ liệu định tính là những dữ liệu thống kê không phải là số đươc biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,…
Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu.
Để thuận lợi trong tổ chức dữ liệu thu thập được, ta có thể phân nhóm mỗi loại dữ liệu trên thành các nhóm theo những tiêu chí cho trước.
Nhận xét: Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.
3. Tính hợp lí của dữ liệu
Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:
- Đúng định dạng;
- Nằm trong pham vi dự kiến;
- Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.
=> Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.
Sơ đồ tư duy Thu thập và phân loại dữ liệu
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ
Bài 3: Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ
Bài 4: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 8 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Cánh diều