Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Tính chất đường phân giác của tam giác

Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Tính chất đường phân giác của tam giác sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 Bài 4.

1 1,117 21/09/2024


Giải Toán 8 Bài 4: Tính chất đường phân giác của tam giác

Giải Toán 8 trang 66 Tập 2

Khởi động trang 66 Toán 8 Tập 2: Hình 37 minh hoạ một phần sân nhà bạn Duy được lát bởi các viên gạch hình vuông khít nhau, trong đó các điểm A, B, C, D là bốn đỉnh của một viên gạch. Bạn Duy đặt một thước gỗ trên mặt sân sao cho thước gỗ luôn đi qua điểm C và cắt tia AB tại M, cắt tia AD tại N. Bạn Duy nhận thấy ta luôn có tỉ lệ thức CMCN=AMAN.

Tại sao ta luôn có tỉ lệ thức CMCN=AMAN?

Khởi động trang 66 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Do ABCD là hình vuông nên đường chéo AC là đường phân giác của góc BAD hay góc MAN.

Xét ∆AMN có AC là đường phân giác của góc MAN nên CMCN=AMAN (tính chất đường phân giác).

Hoạt động 1 trang 66 Toán 8 Tập 2: Trong Hình 38, tam giác ABC có AD là đường phân giác của góc BAC. Giả sử mỗi ô vuông của lưới ô vuông có độ dài cạnh bằng 1 cm.

Hoạt động 1 trang 66 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

a) Tính độ dài các đoạn thẳng DB, DC.

b) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC.

c) So sánh các tỉ số DBDC,  ABAC.

Lời giải:

a) Do mỗi ô vuông có độ dài cạnh bằng 1 cm nên:

⦁ Đoạn thẳng DB có độ dài bằng độ dài cạnh của 2 ô vuông nên DB dài 2 cm.

⦁ Đoạn thẳng DC có độ dài bằng độ dài cạnh của 3 ô vuông nên DC dài 3 cm.

b) Ta thấy:

⦁ AB là bán kính đường tròn tâm B. Mà bán kính đường tròn tâm B có độ dài 4 ô vuông, tương ứng với 4 cm nên AB dài 4 cm.

⦁ AC là bán kính đường tròn tâm C. Mà bán kính đường tròn tâm C có độ dài 6 ô vuông, tương ứng với 6 cm nên AC dài 6 cm.

c) Ta có: DBDC=23;ABAC=46=23

Vậy DBDC=ABAC.

Giải Toán 8 trang 67 Tập 2

Luyện tập 1 trang 67 Toán 8 Tập 2: Giải bài toán nêu trong phần mở đầu.

Lời giải:

Do ABCD là hình vuông nên đường chéo AC là đường phân giác của góc BAD hay góc MAN.

Xét ∆AMN có AC là đường phân giác của góc MAN nên CMCN=AMAN (tính chất đường phân giác).

Luyện tập 2 trang 67 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có AB < AC, AD là đường phân giác. Chứng minh DB < DC.

Lời giải:

Luyện tập 2 trang 67 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Xét tam giác ABC có AD là đường phân giác nênDBDC=ABAC (tính chất đường phân giác).

Mà AB < AC, suy ra ABAC<1.

Do đó DBDC<1 nên DB < DC.

Giải Toán 8 trang 68 Tập 2

Luyện tập 3 trang 68 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba đường phân giác AD, BE, CE. Chứng minh DBDCECEAFAFB=1.

Lời giải:

Luyện tập 3 trang 68 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Xét tam giác ABC với ba đường phân giác AD, BE, CF, ta có:

DBDC=ABAC;   ECEA=BCBA;   FAFB=CACB (tính chất đường phân giác)

Do đó DBDCECEAFAFB=ABACBCBACACB=ABBCCACAABBC=1.

Vậy DBDCECEAFAFB=1.

Luyện tập 4 trang 68 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC sao cho DBDC=ABAC. Chứng minh AD là tia phân giác của góc BAC.

Lời giải:

Luyện tập 4 trang 68 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Từ B kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AD tại K.

Vì BK // AC nên theo hệ quả của định lí Thalès, ta có: DBDC=BKAC

DBDC=ABAC (giả thiết) nên BKAC=ABAC, do đó BK = AB.

Khi đó tam giác ABK cân tại B nên BAK^=BKA^

Mà BK // AC nên BKA^=KAC^ (hai góc so le trong)

Suy ra BAK^=KAC^

Vậy AD là đường phân giác trong tam giác BAC.

Bài tập

Giải Toán 8 trang 69 Tập 2

Bài 1 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có ba đường phân giác AD, BE, CF. Biết AB = 4, BC = 5, CA = 6. Tính BD, CE, AF.

Lời giải:

Bài 1 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Áp dụng tính chất đường phân giác cho tam giác ABC, ta có:

DBDC=ABAC (do AD là đường phân giác của góc BAC)

Suy ra DBBCDB=ABAC hay BD5BD=46

Do đó 6BD = 4(5 – BD)

6BD = 20 – 4BD

6BD + 4BD = 20

10BD = 20

BD = 2.

ECEA=BCBA (do BE là đường phân giác của góc ABC)

Suy ra ECACEC=BCBA hay CE6CE=54

Do đó 4CE = 5(6 – CE)

4CE = 30 – 5CE

4CE + 5CE = 30

9CE = 30

CE=309=103

FAFB=CACB (do CF là đường phân giác của góc ACB)

Suy ra FAABFA=CACB hay AF4AF=65

Do đó 5AF = 6(4 – AF)

5AF = 24 – 6AF

5AF + 6AF = 24

11AF = 24

AF=2411.

Bài 2 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM. Tia phân giác của góc ABC lần lượt cắt các đoạn thẳng AM, AC tại điểm D, E. Chứng minh ECEA=2DMDA.

Lời giải:

Bài 2 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Theo tính chất đường phân giác trong tam giác, ta có:

ECEA=BCBA (do BE là đường phân giác của góc ABC trong ∆ABC);

DMDA=BMBA (do BD là đường phân giác của góc ABM trong ∆ABM).

Mà BC = 2BM (do AM là đường trung tuyến của ∆ABC)

Suy ra ECEA=BCBA=2BMBA=2DMDA.

Vậy ECEA=2DMDA.

Bài 3 trang 69 Toán 8 Tập 2: Quan sát Hình 43 và chứng minh DBDC:EBEG=AGAC.

Bài 3 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Bài 3 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

DBDC=ABAC (do AD là đường phân giác của góc BAC trong ∆ABC);

EBEG=ABAG (do AE là đường phân giác của góc BAG trong ∆ABG).

Suy ra: DBDC:EBEG=ABAC:ABAG=ABACAGAB=AGAC

Vậy DBDC:EBEG=AGAC.

Theo tính chất đường phân giác trong tam giác, ta có:

Bài 4 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho hình thoi ABCD (Hình 44). Điểm M thuộc cạnh AB thoả mãn AB = 3AM. Hai đoạn thẳng AC và DM cắt nhau tại N. Chứng minh ND = 3MN.

Bài 4 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Bài 4 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Do ABCD là hình thoi nên AD = AB và AC là đường phân giác của góc BAC.

Xét ∆AMD có AN là đường phân giác góc MAD nên NDNM=ADAM

Hay NDNM=AD13AB (vì AB = 3AM)

Do đó NDNM=AB13AB=3

Vậy ND = 3MN

Bài 5 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3, AC = 4, AD là đường phân giác. Tính:

a) Độ dài các đoạn thẳng BC, DB, DC;

b) Khoảng cách từ điểm D đến đường thẳng AC;

c) Độ dài đường phân giác AD.

Lời giải:

Bài 5 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

a) Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 32 + 42 = 25 = 52

Suy ra BC = 5.

Theo tính chất đường phân giác trong tam giác, ta có: DBDC=ABAC (do AD là đường phân giác của góc BAC)

Suy ra DBBCDB=ABAC hay DB5DB=34

Do đó 4DB = 3(5 – DB)

4DB = 15 – 3DB

4DB + 3DB = 15

7DB = 15

DB=157

Khi đó DC=BCDB=5157=207

Vậy BC=5;  DB=157;  DC=207.

b) Kẻ DH ⊥ AC (H ∈ AC).

Suy ra DH // AB (cùng vuông góc với AC)

Áp dụng hệ quả của định lí Thalès trong tam giác ABC với DH // AB, ta có:

DHBA=CDCB hay DH3=2075

Suy ra DH=32075=127

Vậy khoảng cách từ điểm D đến đường thẳng AC là DH=127.

c) Xét tam giác ABC với DH // AB, ta có: AHAC=BDBC (hệ quả của định lí Thalès)

Hay AH4=1575, suy ra AH=41575=127

Xét tam giác AHD vuông tại H, ta có: AD2 = AH2 + DH2 (định lí Pythagore)

Suy ra AD2=1272+1272=28849

Do đó AD=28849=144249=12272=1227

Vậy độ dài đường phân giác AD là 1227.

Bài 6 trang 69 Toán 8 Tập 2: Cho tứ giác ABCD với các tia phân giác của các góc CAD và CBD cùng đi qua điểm E thuộc cạnh CD (Hình 45 . Chứng minh AD.BC = AC.BD.

Bài 6 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Bài 6 trang 69 Toán 8 Tập 2 Cánh diều | Giải Toán 8

Theo tính chất đường phân giác trong hai tam giác ACD và BCD, ta có:

ECED=ACAD (do AE là đường phân giác của góc CAD);

ECED=BCBD (do BE là đường phân giác của góc CBD).

Suy ra ACAD=BCBD

Vậy AD.BC = AC.BD.

Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác

Định lí

Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.

Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 1)

AD là đường phân giác của góc A trong ΔABC, DBC

DBDC=ABAC

Ví dụ:

Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8 (ảnh 2)

RS là tia phân giác của góc PRQ^. Sử dụng tính chất đường phân giác, ta có:

SQSR=RQRP105=x62=x6x=12

Vậy độ dài đoạn thẳng RQ là 12.

Sơ đồ tư duy Tính chất đường phân giác của tam giác

Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác – Toán lớp 8 Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Đường trung bình của tam giác

Bài 5: Tam giác đồng dạng

Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác

Bài 8: Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác

1 1,117 21/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: