Lý thuyết Tập hợp chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 3,518 06/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp - Kết nối tri thức

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học (không định nghĩa).

Tập hợp được kí hiệu là các chữ cái in hoa: A, B, C, D, …

Ví dụ 1.

a) Tập hợp các học sinh trong tổ 4 của 6A là: Thắm, Trọng, Xuân, Cương, Bảo, Dũng, Khôi, Huế, Linh.

b) Tập hợp các loại bút bên trong túi bút của bạn Ngọc là: Bút bi, bút chì, bút đánh dấu, bút xóa, bút màu.

Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng  nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

Lý thuyết Tập hợp chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

x là một phần tử của tập hợp A. Kí hiệu xA(đọc là x thuộc A).

y không là một phần tử  của tập hợp A. Kí hiệu yA(đọc là y không thuộc A).

Chú ý: Khi x thuộc A, ta còn nói “x nằm trong A”, hay “A chứa x”.

Ví dụ 2. Cho tập hợp M như hình vẽ. Những phần tử nào thuộc tập hợp M, những phần tử nào không thuộc tập hợp M?

Lý thuyết Tập hợp chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tập hợp M gồm các phần tử 1; 4; 8; 9.

Ta có 1 là một phần tử của tập hợp M. Kí hiệu 1M.

4 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 4M.

8 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 8M.

9 là một phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 9M.

7 không là phần tử thuộc tập hợp M. Kí hiệu 7M.

2. Mô tả một tập hợp

2.1. Liệt kê các phần tử của tập hợp

Viết tất cả các phần tử của tập hợp trong dấu {} theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Ví dụ 3. Cho hình vẽ:

Lý thuyết Tập hợp chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Với tập hợp P gồm các số 1; 3; 5; 7; 9; 11 như hình vẽ.

Theo cách liệt kê, ta viết: P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.

2.2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Gọi x là phần tử của tập hợp, chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử và viết tập hợp đã cho.

Ví dụ 4. Với tập hợp P = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.

Ta thấy các phần tử của tập hợp P là các số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12.

Khi đó, theo cách chỉ ra đặc trưng tập hợp P được viết là:

P = {x | x là số tự nhiên lẻ và nhỏ hơn 12}.

Bài tập

Bài 1. Cho tập hợp E như hình vẽ:

Lý thuyết Tập hợp chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Hãy viết tập hợp E bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Điền dấu , thích hợp vào ô trống.

Ngữ văn E;                          ToánE;                     Vật lý E;

Địa lý E;                           Ngoại ngữ E;             Lịch sử E.

Lời giải

a) Bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp, ta viết:

E = {Toán; Ngữ văn; Lịch sử; Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Hóa học}.

b)

Ngữ văn E;                         Toán E;                     Vật lý E;

Địa lý  E;                            Ngoại ngữ E;             Lịch sử E.

Bài 2. Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của chúng:

a) A=0;  1;  2;  3;  4;  5;  6;  7;  8;  9;

b) B=1;  2;  3;  4;  5;  6;  7;  8;  9.

Lời giải

a) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ta tính chất đặc trưng, ta viết: A=xx<10.

b) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 10.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: A=x*x<10.

B. Trắc nghiệm Tập hợp (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

Câu 1. Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 11A;

B. 1A;

C. 10A;

D. 7A

Đáp án: C

Giải thích:

11 không thuộc tập hợp A, ta viết 11A nên A sai.

1 thuộc tập hợp A, ta viết 1A nên B sai.

10 thuộc tập hợp A, ta viết  10A nên C đúng.

7 thuộc tập hợp A, ta viết 7A nên D sai.

Câu 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.

A. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ; N};

B. M= {Q; U; Y; N; H; O; N};

C. M = {Q; U; Y; N; H; O};

D. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ};

Đáp án: D

Giải thích:

Các chữ cái trong từ QUY NHƠN là: Q, U, Y, N, H, Ơ, N.

Khi viết trong tập hợp các phần tử chỉ được viết 1 lần nên tập hợp các chữ cái là:

M = {Q; U; Y; N; H; Ơ}.

Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2.

Đáp án: A

Giải thích: K có tất cả là 5 phần tử.

Câu 4. Các cách để mô tả tập hợp là:

A. Liệt kê các phần tử của tập hợp.

B. Nếu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

C. Minh họa bằng sơ đồ Venn

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Có hai cách để mô tả một tập hợp là liệt kê các phần tử của tập hợp và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Câu 5. Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.

A. E = {cam; quýt; bơ};

B. E = {cam; quýt; bơ; dứa};

C. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa};

D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}.

Đáp án: C

Giải thích:

Các loại cây mà bác Nam trồng trên khu vườn là: cam; quýt; bơ; chuối và dứa.

E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa}.

Câu 6. Cho hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Tập hợp có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tập hợp M gồm các phần tử:

A. M = {A; D; B; E; F};

B. M = {A; G; D; B; E; F};

C. M = {A; D; B; E};

D. M = {A; D; E; F: I; H}.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo quan sát sơ đồ, ta thấy M = {A; B; D: E; F}.

Câu 7. Tập hợp * là:

A. tập hợp số tự nhiên.

B. tập hợp các số tự nhiên chẵn.

C. tập hợp các số tự nhiên lẻ.

D. tập hợp có số tự nhiên khác 0.

Đáp án: D

Giải thích:

Tập hợp là tập hợp số tự nhiên khác 0.

Câu 8. Chọn phát biểu sai.

A. Tập hợp =0;  1;  2;  3;  4;  5;  ....

B. 7*.

C. Tập hợp *=1;  2;  3;  4;  5;  ....

D. 0*.

Đáp án: D

Giải thích:

Tập hợp số tự nhiên: =0;  1;  2;  3;  4;  5;  .... Suy ra A đúng.

Tập hợp số tự nhiên khác 0 là: *=1;  2;  3;  4;  5;  .... Suy ra C đúng.

7 là phần tử thuộc tập hợp * nên 7*. Suy ra B đúng.

0 không là phần tử thuộc tập tập hợp * nên 0*. Suy ra D sai.

Câu 9. Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:

(A) X = {t; h; a; n; h}.

(B) X = {t; h; n};

(C) X= {t; h; a; n}.

(D) X = {t; h; a; n; m}.

Đáp án: C

Giải thích:

Các chữ cái xuất hiện trong từ “thanh” là: t, h, a, n, h.

Vì các phần tử trong tập hợp chỉ xuất hiện một lần .

Suy ra X = {t, h, a, n}.

Câu 10. (Trang 46/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)

Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:

(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.

(C) X= {x ∈ N | x < 5}.

(D) X = {x ∈ N | x ≤ 5}. 

Đáp án: C

Giải thích:

Theo cách liệt kê: X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Do đó A và B là đúng.

Theo cách chỉ ra đặc trưng: X=xN|x5. Do đó D đúng, C sai.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

Lý thuyết Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Lý thuyết Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên

Lý thuyết Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

1 3,518 06/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: