Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức
Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.
A. Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên – Kết nối tri thức
+ Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
an đọc là “a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ.
Chú ý: Ta có a1 = a.
a2 cũng được gọi là a bình phương (hay bình phương của a);
a3 cũng được gọi là a lập phương (hay lập phương của a).
Ví dụ 1. Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa:
a) 4.4.4.4.4.4.4;
b) 11.11.11;
c) 8.8.8.8.8.
Lời giải
a) 4.4.4.4.4.4.4 = 47;
b) 11.11.11 = 113;
c) 8.8.8.8.8 = 85.
+ Nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và công các số mũ:
am.an = am+n.
Ví dụ 2. Viết kết quả của các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) a2.a3.a5;
b) 23.28.27;
c) 7.72.723.
Lời giải
a) a2.a3.a5 = a2 + 3 + 5 = a10;
b) 23.28.27 = 23 + 8 + 7 = 218;
c) 7.72.723 = 71 + 2 + 23 = 726.
Chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
am:an = am-n.
Ví dụ 3. Viết kết quả của phép tính dưới dạng một lũy thừa:
a) 1212:12;
b) 108:105:103.
Lời giải
a) 1212:12 = 1212 – 1 = 1211;
b) 108:105:103 = 108 – 5 : 103 = 103 : 103 = 103 – 3 = 100 = 1.
Bài tập
Bài 1. Hoàn thành bảng sau:
Lũy thừa |
Cơ số |
Số mũ |
Giá trị của biểu thức |
52 |
|
|
|
|
6 |
3 |
|
25 |
|
|
|
|
10 |
|
1000 |
Lời giải
Lũy thừa |
Cơ số |
Số mũ |
Giá trị của biểu thức |
52 |
5 |
2 |
25 |
63 |
6 |
3 |
216 |
25 |
2 |
5 |
32 |
103 |
10 |
3 |
1000 |
Bài 2. Khối lượng của trái đất khoảng 6.1021 tấn. Khối lượng mặt trăng khoảng 7,4.1019 tấn. Hỏi khối lượng trái đất gấp bao nhiêu lần khối lượng mặt trăng.
Lời giải
Khối lượng trái đất gấp số lần khối lượng mặt trăng là:
6.1021 : (7,4.1019) = 600.1019:(7,4.1019)= (600:7,4) 81 (lần).
Khối lượng trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng.
B. Trắc nghiệm Lũy thừa với số mũ tự nhiên (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
Câu 1. Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là:
A. an;
B. a.n;
C. a + n;
D. a – n.
Lời giải Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là: an.
Đáp án: A
Câu 2. Cách đọc 22 nào là sai?
A. hai mũ hai;
B. hai lũy thừa hai;
C. hai bình phương;
D. hai nhân hai.
Lời giải
Các cách đọc 22 là:
- Hai mũ hai;
- Hai bình phương;
- Hai lũy thừa hai.
Vậy D sai.
Đáp án: D
Câu 3. Hãy chỉ ra cơ số của lũy thừa 312
A. Cơ số là 3.
B. Cơ số là 12.
C. Cơ số là 312.
D. Cơ số là 123.
Lời giải Cơ số của lũy thừa 312 là: 3.
Đáp án: A
Câu 4. Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am.an. Kết quả là:
A. am.n;
B. am+n;
C. am-n;
D. am:n.
Lời giải Ta có: am.an = am + n.
Đáp án: B
Câu 5. Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0) thì:
A. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ lại.
B. Ta giữ nguyên cơ số và nhân hai cơ số lại.
C. Ta giữ nguyên cơ số và chia số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.
D. Ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.
Lời giải Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.
Đáp án: D
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
A. a3 còn được gọi là a lập phương.
B. a3 = a + a + a.
C. a3 = a.3.
D. Số mũ của a3 là a.
Lời giải
a3 còn được gọi là a lập phương. Do đó A đúng.
Ta có a3 = a.a.a. Do đó B, C sai.
Số mũ của a3 là 3. Do đó D sai.
Đáp án: A
Câu 7. Viết kết quả của phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: 5.5.5.5?
A. 5.4.
B. 54.
C. 55.
D. 53.
Lời giải 5.5.5.5 = 54.
Đáp án: B
Câu 8. Ta có am:an = am – n với điều kiện là gì?
A. a ≠ 0;
B. a ≠ 0 và m < n.
C. a ≠ 0 và m > n.
D. a ≠ 0 và m ≥ n.
Lời giải am:an = am – n với a ≠ 0 và m ≥ n
Đáp án: D
Câu 9. Lập phương của 7 được viết như thế nào?
A. 72; B. 73; C. 7.3; D. 7.2.
Lời giải Lập phương của 7 là: 73.
Đáp án: B
Câu 10. 16 là lũy thừa của số tự nhiên nào, và có số mũ bằng bao nhiêu?
A. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 4
B. Lũy thừa của 4, số mũ bằng 3
C. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3
D. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3
Lời giải
16 = 4.4 = 42. 16 là lũy thừa của số 4 và số mũ bằng 2.
16 = 2.2.2.2 = 22. 16 là lũy thừa của số 2 và số mũ bằng 4.
Đáp án: A
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Lý thuyết Bài tập cuối chương 1
Lý thuyết Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success