Lý thuyết Quy tắc dấu ngoặc chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 1,110 06/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc – Kết nối tri thức

Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

Các số âm (hay dương) trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc. Nhờ quy tắc cộng hay trừ số nguyên, ta có thể viết dãy tính dưới dạng không có dấu ngoặc.

Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.

Ví dụ 1. Tính:

a) (-2) - (-8);

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11).

Lời giải

a) (-2) - (-8) = -2 + 8 = 8 – 2 = 6;

b) 3 + (-9) + (-4) – (-11) = 3 – 9 – 4 + 11 = - 6 – 4 + 11 = - 10 + 11 = 1.

Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.

Ví dụ 2. Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a) 232 – (581 + 132 – 331);

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16);

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)];

d) -321 + (-29) – 142 – (-72).

Lời giải

a) 232 – (581 + 132 – 331)

= 232 – 581 - 132 + 331

= (232 – 132) + (-581 + 331)

= 100 + (-250)

= - (250 – 100)

= - 150.

b) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16

= 29 – 11 – 28 + 16

= 18 – 28 + 16

= -10 + 16

= 6

c) [24 + (-37)] – [-37 – (-24)]

= 24 + (-37) + 37 – 24

= (24 – 24) + [(-37) + 37]

= 0 + 0

= 0

d) -321 + (-29) – 142 – (-72)

= - 321 + (-29) -142 + 72

= - 250 – 142 + 72

= -392 + 72

= -320

Bài tập

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84);

b) 39 – (298 – 89) + 299.

Lời giải

a) (27 + 86) – (29 – 5 + 84)

= 27 + 86 – 29 + 5 – 84

= 113 – 29 + 5 – 84

= 84 + 5 – 84

= 89 – 84

= 5

b) 39 – (298 – 89) + 299

= 39 – 298 + 89 + 299

= - 259 + 89 + 299

= -170 + 299

= 129

Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7;

b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11.

Lời giải

a) (23 + x) – (56 – x)

= 23 + x – 56 + x

= (23 – 56) + (x + x)

= (-33) + 2x

Thay x = 7 vào biểu thức trên, ta được:

(-33) + 2.7 = (-33) + 14  = - (33 – 14) = - 19.

b) 25 – x – (29 + y – 8)

= 25 – x – 29 – y + 8

= (25 – 29 + 8) – x – y

= 4 – x – y

Thay x = 13, y = 11 vào biểu thức trên ta được:

4 – 13 – 11 = - 9 – 11 = - (9 + 11) = -20.

B. Trắc nghiệm Quy tắc dấu ngoặc (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

I. Nhận biết

Câu 1. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta

A. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc

B. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc

C. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu

D. Đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu

Lời giải Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

Đáp án: A

Câu 2. Cho phép tính 4 – (12 – 15). Sau khi phá ngoặc ta được:

A. 4 – 12 – 15 

B. 4 + 12 – 15

C. 4 – 12 + 15 

D. 4 – 12 – 15 

Lời giải 4 – (12 – 15) = 4 – 12 + 15

Đáp án: C

Câu 3. Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – “ đằng trước, ta:

A. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc

B. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc

C. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu

D. Đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu

Lời giải Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ – “ đằng trước, ta đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.

Đáp án: B

Câu 4. Cho phép tính (-385 + 210) + (217 – 385). Khi bỏ dấu ngoặc, ta được:

A. – 385 + 210 + 385 – 217 

B. 385 + 210 + 217 – 385 

C. – 385 + 210 + 217 – 385

D. 385 – 210 + 217 – 385 

Lời giải (-385 + 210) + (217 – 385) = -385 + 210 + 217 – 385 

Đáp án: C

II. Thông hiểu

Câu 1. Tính giá trị biểu thức: (-314) – (75 + x) nếu x = 25

A. – 214

B. – 314

C. – 414

D. – 404

Lời giải

Thay x = 25 vào biểu thức (-314) – (75 + x), ta có:

(-314) – (75 + 25) = (-314) – 100 = -314 – 100 = - (314 + 100) = -414.

Đáp án: C

Câu 2. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.

b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.

c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải

Phát biểu a) là sai. Chẳng hạn a = 9, b = 10 là hai số nguyên dương thì a – b = 9 – 10 = 9 + (-10) = -(10 – 9) = -1 là một số nguyên âm.

Phát biểu b) là sai. Chẳng hạn a = - 122 và b = - 133 là hai số nguyên âm thì a – b   = (-122) – (-133) = (-122) + 133 = 133 – 122 = 11 là một số nguyên dương.

Phát biểu c) là đúng. Với số nguyên a thì 0 – a = 0 + (-a) = (-a) là số đối của số nguyên a.

Đáp án: B

Câu 3. Thực hiện các phép tính sau: 333 – [(-14 657) + 57] – 78.

A. 14 855

B. - 14 345

C. 14 303

D. 14 969

Lời giải

333 – [(-14 657) + 57] – 78

= 333 – [-(14 657 – 57)] – 78

= 333 – (-14 600) – 78

= 333 + 14 600 – 78

= 14 933 – 78

= 14 855.

Đáp án: A

Câu 4. Tính một cách hợp lí: (39 – 2 689) + 2 689;

A. – 5 339

B. 5 405

C. 40

D. 39

Lời giải

(39 – 2 689) + 2 689

= 39 – 2 689 + 2 689

= 39 + (-2 689) + 2 689

= 39 + [(-2 689) + 2 689]

= 39 + 0

= 39.

Đáp án: D

Câu 5. Tìm số nguyên x, y; biết:

a) x – 345 = 69;

b) y – 345 – 69 = -12;

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. x = y

B. x > y

C. x < y

D. x = 2y

Lời giải

a) x – 345 = 69

x = 69 + 345

x = 414

b) y – 345 – 69 = -12

y + (-345) + (-69) = -12

y + (-414) = -12

y = -12 – (-414)

y = -12 + 414 

y = 402

Vậy y < x

Đáp án: B

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Phép nhân số nguyên

Lý thuyết Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

Lý thuyết Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn

Lý thuyết Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

Lý thuyết Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

1 1,110 06/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: