Lý thuyết Bài ôn tập cuối chương 5 chi tiết – Toán lớp 6 Kết nối tri thức
Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài ôn tập cuối chương 5 chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.
A. Lý thuyết Toán 6 Bài ôn tập cuối chương 5 – Kết nối tri thức
1. Hình có trục đối xứng trong thực tế
Các hình có một đường thẳng d chia hình đó thành hai phần mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Những hình như thế được gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.
2. Trục đối xứng của một số hình phẳng
Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn. Do đó hình tròn có vô số trục đối xứng.
Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.
Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
Hình vuông có 4 trục đối xứng bao gồm: Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối điện và hai đường chéo.
3. Hình có tâm đối xứng trong thực tế
Mỗi hình có mổ điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “trùng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).
Những hình như thế được gọi là “hình có tâm đối xứng” và điểm O được gọi là “tâm đối xứng” của hình.
4. Tâm đối xứng của một số hình phẳng
Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.
Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.
Bài tập
Bài 1. Trong các hình bên, em hãy chỉ ra:
a) Những hình có tâm đối xứng;
b) Những hình có trục đối xứng.
Lời giải
a) Những hình có tâm đối xứng là: cánh quạt.
b) Những hình có trục đối xứng là: tam giác đều, trái tim và cánh diều.
Bài 2. Nối cột A với cột B để được một phát biểu đúng.
Cột A |
|
Cột B |
Hình vuông |
|
không có trục đối xứng, cũng không có tâm đối xứng. |
Hình tròn |
không có trục đối xứng nhưng có tâm đối xứng. |
|
Hình thoi |
có vố số trục đối xứng. |
|
Hình thang |
có bốn trục đối xứng. |
|
Hình bình hành |
có hai trục đối xứng. |
Lời giải
Hình vuông là hình có 4 trục đối xứng là hai đường chéo và hai đường nối trung điểm của các cặp cạnh đối diện.
Hình tròn là hình có vô số trục đối xứng là các đường thẳng đi qua tâm.
Hình thoi là hình có hai trục đối xứng là hai đường chéo.
Hình thang không có trục đối xứng và cũng có tâm đối xứng.
Hình bình hành là hình không có trục đối xứng và có tâm đối xứng.
Ta hoàn thành bảng ghép cột như sau:
B. Trắc nghiệm Bài tập cuối Chương 5 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Tam giác đều có 6 trục đối xứng
B. Hình chữ nhật với hai kích thước khác nhau có 4 trục đối xứng
C. Hình thang cân, góc ở đáy khác 900, có đúng một trục đối xứng
D. Hình bình hành có hai trục đối xứng.
Lời giải
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng nên A sai.
- Hình chữ nhật với hai kích thước có 2 trục đối xứng nên B sai.
- Hình thang cân, góc ở đáy khác 900, có đúng 1 trục đối xứng nên C đúng.
- Hình bình hành không có trục đối xứng nên D sai.
Chọn D
Câu 2. Quan sát các hình dưới đây:
Có bao nhiêu hình có trục đối xứng
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Lời giải
Có 5 hình có trục đối xứng
Câu 3. Cho các hình vẽ dưới đây
Hình nào là hình có tâm đối xứng?
A. Hình a) và Hình b)
B. Hình a) và Hình c)
C. Hình b) và Hình c)
D. Cả ba Hình a), Hình b) và Hình c).
Lời giải
Hình a) và Hình c) là hình có tâm đối xứng.
Chọn B
Câu 4. Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Hình vuông có 4 trục đối xứng.
B. Hình thoi, các góc khác 900 có đúng hai trục đối xứng.
C. Hình lục giác đều có đúng 3 trục đối xứng.
D. Hình chữ nhật có hai kích thước khác nhau có đúng hai trục đối xứng.
Lời giải
Hình lục giác đều có tất cả 6 trục đối xứng
Do đó C sai.
Chọn C
Câu 5. Trong các biểu tượng sau, biểu tượng nào có trục đối xứng?
A. Biểu tượng hòa bình và biểu tượng Hội chữ thập đỏ
B. Biểu tượng Hội chữ thập đỏ và biểu tượng ngành Y dược
C. Biểu tượng ngành Y dược và biểu tượng hòa bình
D. Cả ba biểu tượng trên
Lời giải
Có hai biểu tượng có trục đối xứng là: biểu tượng hòa bình và biểu tượng Hội chữ thập đỏ.
Chọn A
Câu 6. Cho hình vẽ:
Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn tất cả trục đối xứng của hình vẽ trên:
A.
B.
C.
D.
Lời giải
Hình biểu diễn tất cả các trục đối xứng của hình đã cho là:
Chọn B.
Câu 7. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
a) Số trục đối xứng của tam giác đều nhỏ hơn số trục đối xứng của hình thoi.
b) Hình tròn có một trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm của hình tròn.
c) Hình thang cân có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.
d) Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là hai đường chéo.
A. 0
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Tam giác đều có 3 trục đối xứng, hình thoi có 2 trục đối xứng nên a) sai.
Hình tròn có vô số trục đối xứng là các đường thẳng đi qua tâm nên b) sai.
Hình thang cân không có tâm đối xứng nên c) sai.
Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là hai đường thẳng nối trung điểm của hai cạnh đối diện nên d) sai.
Vậy không có phát biểu nào đúng.
Chọn A
Câu 8. Trong các hoa văn sau, hình hoa văn nào có tâm đối xứng?
A. Hình a) và hình b)
B. Hình b) và hình c)
C. Hình c) và hình a)
D. Không có hình nào
Lời giải
Hình a) và hình c) có tâm đối xứng
Chọn C
Câu 9. Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Hình lục giác đều có 6 tâm đối xứng.
B. Hình tròn có một tâm đối xứng là tâm của đường tròn
C. Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo
D. Hình thang cân không có tâm đối xứng.
Lời giải
Hình lục giác đều chỉ có 1 tâm đối xứng là giao điểm của ba đường chéo. Do đó A sai.
Chọn A
Câu 10. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng trục đối xứng của hình sau:
A.
B.
C. Hình này không có trục đối xứng
D.
Lời giải
Hình đã cho không có trục đối xứng.
Chọn C
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều
Lý thuyết Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Lý thuyết Bài 20: Chu vi và diện tích của một số hình tứ giác đã học
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success