Giải Toán 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Hàm số và đồ thị
Với giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 Bài 1.
Giải bài tập Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị
Video giải bài tập Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị
Hoạt động khởi động trang 41 Toán lớp 10 Tập 1:
Nhiệt độ có mối liên hệ gì với thời gian?
Lời giải:
Lúc 1:00, nhiệt độ là 26 độ.
Lúc 4:00, nhiệt độ là 27 độ.
Lúc 7:00, nhiệt độ là 28 độ.
Lúc 10:00, nhiệt độ là 32 độ.
Lúc 13:00, nhiệt độ là 31 độ.
Lúc 16:00, nhiệt độ là 29 độ.
Lúc 19:00, nhiệt độ là 28 độ.
Lúc 22:00, nhiệt độ là 27 độ.
Ta có thể thấy, nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian, mỗi mốc thời gian ứng với một nhiệt độ. Cụ thế, từ 1:00 đến 10:00, nhiệt độ tăng theo thời gian, từ 10:00 đến 22:00, nhiệt độ giảm theo thời gian.
Đây là một quan hệ hàm số.
Sau bài học này ta sẽ trả lời được: Thế nào là một hàm số ? Tập xác định, tập giá trị của hàm số là gì ? Cách vẽ đồ thị hàm số. Khái niệm và cách xét tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số.
1. Hàm số. Tập xác định và tập giá trị của hàm số
Hoạt động khám phá 1 trang 41 Toán lớp 10 Tập 1: Bản tin dự báo thời tiết cho biết nhiệt độ ở một số thời điểm trong ngày 01/5/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được ghi lại thành bảng kèm với biểu đồ bên.
Sử dụng bảng hoặc biểu đồ, hãy:
a) Viết tập hợp các mốc giờ đã có dự báo nhiệt độ.
b) Viết tập hợp các số đo nhiệt độ đã dự báo.
c) Cho biết nhiệt độ dự báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ sáng ngày 01/5/2021
Lời giải:
a)
Gọi G là tập hợp các mốc giờ đã có dự báo nhiệt độ, khi đó:
G = {1; 4; 7; 10; 13; 16; 19; 22}.
b)
Gọi N là tập hợp các số đo nhiệt độ đã dự báo, khi đó:
N = {27; 28; 29; 31; 32}.
c)
Nhiệt độ dự báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ sáng ngày 01/5/2021 là 28 độ C.
Vì sao bảng này biểu thị một hàm số ? Tìm tập xác định của hàm số này.
Lời giải:
– Từ bảng dữ liệu trên, ta thấy ứng với mỗi một thời điểm t (giây) trong bảng đều có một giá trị vận tốc v (mét/giây) duy nhất. Vì vậy, bảng này biểu thị một hàm số.
– Hàm số đó có tập xác định là D = {0,5; 1; 1,2; 1,8; 2,5}.
Thực hành 2 trang 43 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) f(x) =
b) f(x) =
Lời giải:
a)
Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi 2x + 7 ≥ 0, tức là khi 2x ≥ –7 hay x ≥.
Vậy tập xác định của hàm số này là D = .
b)
Biểu thức f(x) có nghĩa khi và chỉ khi
Vậy tập xác định của hàm số này là D = \{1; 2}.
b) Bán kính bồn hoa bằng bao nhiêu thì nó có diện tích là ?
Lời giải:
a)
Công thức tính diện tích hình tròn theo bán kính r (m) là: S = πr2 (m2 ).
Do bồn hoa có dạng một phần tư hình tròn với bán kính r nên ta có công thức của hàm số biểu thị diện tích bồn hoa theo bán kính r là: f(r) = .
Ta có, do bán kính r của bồn hoa có kích thước từ 0,5m đến 3m nên tập xác định của hàm số f(r) là D = [0,5; 3] .
b)
Khi diện tích bồn hoa là 0,5π m2 tức là:
f(r) = 0,5π
Dễ thấy không thuộc tập xác định của hàm số f(r) nên ta loại đi .
Vậy bán kính bồn hoa bằng m thì bồn hoa có diện tích là 0,5π m2.
2. Đồ thị hàm số
Hoạt động khám phá 2 trang 43 Toán lớp 10 Tập 1: Xét hàm số f(x) cho bởi bảng sau:
a) Tìm tập xác định D của hàm số trên.
b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ tất cả các điểm có tọa độ (x; y) với x ∈ D và y = f(x).
Lời giải:
a) Tập xác định của hàm số là: D = {–2; –1; 0; 1; 2; 3; 4}
b) Ta có các điểm cần vẽ như sau:
A(–2; 8)
B(–1; 3)
C(0; 0)
D(1; –1)
E(2; 0)
F(3; 3)
G(4; 8)
Thực hành 3 trang 44 Toán lớp 10 Tập 1: Vẽ đồ thị hàm số f(x) = 3x + 8
Lời giải:
Xét hàm số f(x) ta có:
Với x = 0 thì f(0) = 3.0 + 8 = 8
Với x = 1 thì f(1) = 3.1 + 8 = 11
Với x = –1 thì f(–1) = 3.(–1) + 8 = 5
Với x = –2 thì f(–2) = 3.(–2) + 8 = 2
Đồ thị hàm số f(x) = 3x + 8 là đường thẳng đi qua các điểm (0; 8), (1; 11), (–1; 5), (–2; 2).
3. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
Lời giải:
Xét hình (a). Khi x1, x2 ∈ (–∞; 0)
Với x1 < x2 thì f(x1) > f(x2) (f(x1) ở vị trí cao hơn f(x2) trên trục Oy).
Xét hình (b). Khi x1, x2 ∈ (0; +∞)
Với x1 < x2, thì f(x1) < f(x2) (f(x1) ở vị trí thấp hơn f(x2) trên trục Oy).
Thực hành 4 trang 47 Toán lớp 10 Tập 1:
a) Tìm khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số có đồ thị sau:
b) Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số y = f(x) = 5x2 trên khoảng (2; 5).
Lời giải:
a) Từ đồ thị ta thấy hàm số xác định trên [–3; 7]
Trong khoảng (–3; 1) ta thấy đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải. Do đó, hàm số đồng biến trên khoảng (–3; 1).
Trong khoảng (1; 3) ta thấy đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải. Do đó, hàm số nghịch biến trên khoảng (1; 3).
Trong khoảng (3; 7) ta thấy đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải. Do đó, hàm số đồng biến trên khoảng (3; 7).
b)
Xét hàm số: y = f(x) = 5x2 xác định trên khoảng (2; 5).
Lấy x1, x2 tùy ý thuộc khoảng (2; 5) sao cho x1 < x2, ta có:
f(x1) – f(x2) = 5x12 – 5x22 = 5(x12 – x22) = 5(x1 – x2)(x1 + x2)
Do x1 < x2 nên x1 – x2 < 0 và do x1, x2 thuộc khoảng (2; 5) nên x1 + x2 > 0. Từ đó ta suy ra f(x1) – f(x2) < 0 hay f(x1) < f(x2).
Vậy hàm số đồng biến (tăng) trên khoảng (2; 5).
Bài tập
Bài 1 trang 47 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm tập xác định của các hàm số sau:
Lời giải:
a)
Hàm số f(x) = có nghĩa khi và chỉ khi:
Vậy tập xác định của hàm số f(x) = là .
b)
Hàm số f(x) = có nghĩa khi và chỉ khi:
Vậy tập xác định của hàm số f(x) = là .
Bài 2 trang 47 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số có đồ thị như Hình 10.
Lời giải:
Nhìn đồ thị ta thấy, hàm số có:
Tập xác định là D = [–1; 9].
Điểm thấp nhất của đồ thị có tọa độ là (5; –2) và điểm cao nhất của đồ thị có tọa độ là (9; 6), do đó tập giá trị của hàm số là T = [–2; 6].
Bài 3 trang 47 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:
Lời giải:
a)
Xét hàm số f(x) = –5x + 2. Hàm số này xác định trên .
Lấy x1, x2 là hai số tùy ý sao cho x1 < x2, ta có:
x1 < x2 ⇒ –5x1 > –5x2 ⇒ –5x1 + 2 > –5x2 + 2 ⇒ f(x1) > f(x2)
Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên .
b)
Xét hàm số f(x) = –x2. Hàm số này xác định trên .
Lấy x1, x2 là hai số tùy ý sao cho x1 < x2, ta có:
x1 < x2 ⇒ x1 – x2 < 0 ⇒ x2 – x1 > 0
f(x1) – f(x2) = –x12 – (–x22) = x22 – x12 = (x2 – x1)(x2 + x1)
Xét trên khoảng (–∞; 0), ta có: x2 – x1 > 0 và x2 + x1 < 0
Do đó, f(x1) – f(x2) < 0 ⇒ f(x1) < f(x2) nên hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (–∞; 0).
Xét khoảng (0; +∞), ta có: x2 – x1 > 0 và x2 + x1 > 0
Do đó, f(x1) – f(x2) > 0 ⇒ f(x1) > f(x2) nên hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng (0; +∞).
Vậy hàm số f(x) = –x2 đồng biến trên khoảng (–∞; 0) và nghịch biến trên khoảng (0; +∞).
Lời giải:
Ta thấy hàm số f(x) xác định trên .
f(x) = |x| ≥ 0 với mọi x thuộc nên ta có tập xác định của hàm số f(x) là D = và tập giá trị là T = [0; + ∞).
Ta có:
Với x = 0 thì f(x) = 0
Với x = 1 thì f(x) = 1
Với x = 2 thì f(x) = 2
Với x = 3 thì f(x) = 3
Với x = –1 thì f(x) = 1
Với x = –2 thì f(x) = 2
Với x = –3 thì f(x) = 3
Từ các điểm (0; 0), (1; 1), (2; 2), (3; 3), (–1; 1), (–2; 2), (–3; 3) ta vẽ được đồ thị hàm số f(x) = |x| như sau:
Bài 5 trang 48 Toán lớp 10 Tập 1: Tìm tập xác định, tập giá trị và vẽ đồ thị hàm số:
Lời giải:
Ta có:
Hàm số f(x) không xác định tại x = 0. Do đó, tập xác định của hàm số là .
Với mọi x thuộc tập xác định của hàm số, ta có tập giá trị của hàm số là:
T = {–1; 1}.
Với x = –1 thì f(x) = –1
Với x = –2 thì f(x) = –1
Với x = –3 thì f(x) = –1
Với x = 1 thì f(x) = 1
Với x = 2 thì f(x) = 1
Với x = 3 thì f(x) = 1
Từ các điểm (–1; –1), (–2; –1), (–3; –1), (1; 1), (2; 1), (3; 1) ta có đồ thị hàm số f(x) như sau:
Bài 6 trang 48 Toán lớp 10 Tập 1: Một hãng taxi có bảng giá như sau:
i) Hàm số f(x) để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển x km bằng xe taxi 4 chỗ.
ii) Hàm số g(x) để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển x km bằng xe taxi 7 chỗ.
b) Nếu cần đặt xe taxi cho 30 hành khách, nên đặt toàn bộ xe 4 chỗ hay xe 7 chỗ thì có lợi hơn ?
Lời giải:
a)
i) Hành khách di chuyển x (km) bằng xe taxi 4 chỗ:
Ta có:
Với 0 < x ≤ 0,5, thì hàm f(x) = 11000
Với 0 < x ≤ 0,5, thì có:
f(x) = 11000 + 14500(x – 0,5) = 11000 + 14500x – 7250 = 3750 + 14500x
Với x > 30 thì có:
f(x) = 11000 + 14500.29,5 + 11600(x – 30)
= 11000 + 427750 + 11600x – 408000
= 90750 + 11600x
Vậy hàm số f(x) = .
ii) Hành khách di chuyển bằng xe taxi 7 chỗ:
Ta có:
Với 0 < x ≤ 0,5, thì hàm g(x) = 11000
Với 0 < x ≤ 0,5, thì có:
g(x) = 11000 + 15500(x – 0,5) = 11000 + 15500x – 7750 = 3250 + 15500x
Với x > 30, thì có:
g(x) = 11000 + 15500.29,5 + 13600(x – 30)
= 11000 + 457250 + 13600x – 408000
= 60250 + 13600x
Vậy hàm số g(x) = .
b)
Nếu đặt xe taxi cho 30 hành khách di chuyển x km, ta có
+ Với 0 < x ≤ 0,5
Giá tiền mỗi xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ là: f(x) = g(x) = 11000
Nếu đi xe 4 chỗ thì cần 8 xe, giá tiền là: 8.11000 = 88000
Nếu đi xe 7 chỗ thì cần 5 xe, giá tiền là: 5.11000 = 55000
Với x như nhau, ta có: 55000 < 88000
Vậy nếu di chuyển quãng đường nhỏ hoặc bằng 0,5km thì di chuyển bằng taxi
7 chỗ có lợi hơn
+ Với 0,5 < x ≤ 30
Giá tiền mỗi xe 4 chỗ là: f(x) = 3750 + 14500x
Giá tiền mỗi xe 7 chỗ là: g(x) = 3250 + 15500x
Nếu đi xe 4 chỗ thì cần 8 xe, giá tiền là: 8.(3750 + 14500x) = 30000 + 116000x
Nếu đi xe 7 chỗ thì cần 5 xe, giá tiền là: 5.(3250 + 15500x) = 16250 + 77500x
Ta có: 16250 + 77500x – (30000 + 116000x) = –13750 – 38500x < 0 với 0,5 < x ≤ 30
Do đó, 16250 + 77500x < 30000 + 116000x với 0,5 < x ≤ 30
Vậy nếu di chuyển quãng đường x sao cho 0,5 < x ≤ 30 thì di chuyển bằng taxi
7 chỗ có lợi hơn
+ Với x > 30
Giá tiền mỗi xe 4 chỗ là: f(x) = 90750 + 11600x
Giá tiền mỗi xe 7 chỗ là: g(x) = 60250 + 13600x
Nếu đi xe 4 chỗ thì cần 8 xe, giá tiền là: 8.(90750 + 11600x) = 726000 + 92800x
Nếu đi xe 7 chỗ thì cần 5 xe, giá tiền là: 5.(60250 + 13600x) = 301250 + 68000x
Ta có: 301250 + 68000x – (726000 + 92800x) = –424750 – 24800x < 0 với x > 30
Do đó, 301250 + 68000x < 726000 + 92800x với x > 30
Vậy nếu di chuyển quãng đường x sao cho x > 30 thì di chuyển bằng taxi
7 chỗ có lợi hơn.
Vậy dù cho quãng đường di chuyển có độ dài bao nhiêu thì di chuyển bằng taxi 7 chỗ luôn có lợi hơn cho 30 người.
Bài 7 trang 48 Toán lớp 10 Tập 1: Đố vui.
Số 2 đã trải qua hành trình thú vị và bị biến đổi sau khi đi qua chiếc hộp đen.
Bác thợ máy đã giải mã hộp đen cho một số x bất kì như sau:
Lời giải:
Thông qua sự biến đổi của x trong hộp đen, ta có hàm số: f(x)
Qua máy bình phương, x biến thành x2.
Qua máy tăng gấp ba, x2 biến thành 3x2.
Qua máy lấy bớt đi 5, 3x2 biến thành 3x2 – 5.
Vậy ta có biểu thức: f(x) = 3x2 – 5.
* Thử nghiệm lại với giá trị x = 2, thay vào f(x) ta được: f(2) = 3 . 22 – 5 = 7.
Vậy 2 đi vào nhà máy và biến thành 7.
Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị - Chân trời sáng tạo
1. Hàm số. Tập xác định và tập giá trị của hàm số
- Giả sử x và y là hai đại lượng biến thiên và x nhận giá trị thuộc tập số D.
Nếu với mỗi giá trị x thuộc D, ta xác định được một và chỉ một giá trị tương ứng y thuộc tập hợp số thực ℝ thì ta có một hàm số.
Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.
Tập hợp D được gọi là tập xác định của hàm số.
Tập hợp T gồm tất cả các giá trị y (tương ứng với x thuộc D) gọi là tập giá trị của hàm số.
Chú ý:
+ Ta thường dùng kí hiệu f(x) để chỉ giá trị y tương ứng với x, nên hàm số còn được viết là y = f(x).
+ Khi một hàm số được cho bằng công thức mà không chỉ rõ tập xác định thì ta quy ước:
Tập xác định của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
+ Một hàm số có thể được cho bởi hai hay nhiều công thức.
Ví dụ:
+ Hàm số có thể được cho bằng bảng dưới đây:
Với mỗi lượng điện tiêu thụ (kWh) thì sẽ có một số tiền phải trả tương ứng (nghìn đồng). Ta nói bảng trên biểu thị một hàm số.
+ Hàm số có thể được cho bằng công thức, ví dụ như: y = 2x – 1, y = x2, …. với biến số là x và y là hàm số của x.
+ Hàm số được cho bởi hai công thức như Nghĩa là với x ≤ ‒3 thì f(x) = ‒2x + 1, với x > ‒3 thì
+ Với hàm số y = f(x) = , tập xác định của hàm số là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa tức là có nghĩa, hay x ≠ 2.
Vậy tập xác định của hàm số này là D = ℝ\{2}.
2. Đồ thị hàm số
- Cho hàm số y = f(x) có tập xác định D.
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị (C) của hàm số là tập hợp tất cả các điểm M(x; y) với x ∈ D và y = f(x).
Chú ý: Điểm M(xM; yM) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) khi và chỉ khi xM ∈ D và yM = f(xM).
Ví dụ:
+ Cho hàm số y = f(x) = 2x – 1 có tập xác định D = ℝ.
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị (C) là đồ thị của hàm số y = f(x) = 2x – 1.
Khi thay x = 0 và y = ‒1 vào hàm số, ta được ‒1 = 2. 0 – 1 là mệnh đề đúng nên điểm A(0; ‒1) là điểm thuộc đồ thị (C).
Khi thay x = 0,5 và y = 0 vào hàm số, ta được 0 = 2. 0,5 – 1 là mệnh đề đúng nên điểm B(0,5; 0) là điểm thuộc đồ thị (C).
3. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
- Với hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b), ta nói:
+ Hàm số đồng biến trên khoảng (a; b) nếu
∀x1, x2 ∈ (a; b), x1 < x2 ⇒ f(x1) < f(x2).
+ Hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) nếu
∀x1, x2 ∈ (a; b), x1 < x2 ⇒ f(x1) > f(x2).
Nhận xét:
+ Khi hàm số đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi lên từ trái sang phải. Ngược lại, khi hàm số nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi xuống từ trái sang phải.
Ví dụ:
+ Cho hàm số y = f(x) = 2x – 1 xác định trên ℝ.
Xét hai giá trị x1 = 1 và x2 = 2 đều thuộc ℝ, ta có:
f(x1) = f(1) = 2.1 – 1 = 1.
f(x2) = f(2) = 2.2 – 1 = 3.
Ta thấy x1 < x2 và f(x1) < f(x2) nên hàm số y = f(x) = 2x – 1 là hàm số đồng biến trên ℝ.
Ta thấy hàm số y = f(x) = 2x – 1 là hàm số đồng biến trên ℝ nên đồ thị của nó có dạng đi lên từ trái sang phải.
+ Cho hàm số y = f(x) = ‒ x + 2 xác định trên ℝ.
Xét 2 giá trị x1 = 1 và x2 = 2 đều thuộc ℝ, ta có:
f(x1) = f(1) = ‒1 + 2 = 1.
f(x2) = f(2) = ‒ 2 + 2 = 0.
Ta thấy x1 < x2 và f(x1) > f(x2) nên hàm số y = f(x) = ‒ x + 2 là hàm số nghịch biến trên ℝ.
Ta thấy hàm số y = f(x) = ‒ x + 2 là hàm số nghịch biến trên ℝ nên đồ thị của nó có dạng đi xuống từ trái sang phải.
Ví dụ: Cho hàm số y = f(x) có tập xác định là [‒3; 3] và có đồ thị hàm số như hình vẽ.
Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số trên.
Hướng dẫn giải
Dựa vào đồ thị nhận thấy:
- Đồ thị hàm số có dạng đi lên từ trái sang phải trên các khoảng (‒3; ‒1) và (1; 3) nên hàm số đồng biến trên khoảng (‒3; ‒1) và (1; 3);
- Đồ thị hàm số có dạng đi xuống từ trái sang phải trên khoảng (‒1; 1) nên hàm số nghịch biến trên khoảng (‒1; 1).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ
Bài 2: Định lí côsin và định lí sin
Bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế
Xem thêm tài liệu Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo