Toán 9 Bài 11 (Kết nối tri thức): Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Với giải bài tập Toán lớp 9 Bài 11: Tỉ số lượng giác của góc nhọn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 Bài 11.

1 2,226 20/04/2024


Giải Toán 9 Bài 11: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Mở đầu trang 66 Toán 9 Tập 2: Ta có thể xác định “góc dốc” α của một đoạn đường dốc khi biết độ dài của dốc là a và độ cao của đỉnh dốc so với đường nằm ngang là h không? (H.4.1). (Trong các tòa chung cư, người ta thường thiết kế đoạn dốc cho người đi xe lăn với góc dốc bé hơn 6°).

Mở đầu trang 66 Toán 9 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, ta có sinα=ha.

Vậy ta sẽ xác định được “góc dốc” α của một đoạn đường dốc khi biết độ dài của dốc là a và độ cao của đỉnh dốc so với đường nằm ngang là h.

1. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn

Giải Toán 9 trang 67 Tập 1

Câu hỏi trang 67 Toán 9 Tập 1: Xét góc C của tam giác ABC vuông tại A (H.4.3). Hãy chỉ ra cạnh đối và cạnh kề của góc C.

Câu hỏi trang 67 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Góc C có cạnh đối là AB và cạnh kề là AC.

HĐ1 trang 67 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác A’B’C’ vuông tại A’ có B^=B'^=α. Chứng minh rằng:

a) ∆ABC ᔕ ∆A’B’C’;

b) ACBC=A'C'B'C';  ABBC=A'B'B'C';  ACAB=A'C'A'B';  ABAC=A'B'A'C'.

Lời giải:

HĐ1 trang 67 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Xét ∆ABC và ∆A’B’C’ có:

A^=A'^=90°; B^=B'^=α.

Do đó ∆ABC ᔕ ∆A’B’C’ (g.g).

b) Từ ∆ABC ᔕ ∆A’B’C’ (câu a), suy ra: ABA'B'=ACA'C'=BCB'C'(tỉ lệ các cạnh tương ứng).

Từ ABA'B'=ACA'C', ta có ABAC=A'B'A'C' và (tính chất tỉ lệ thức).

Từ ACA'C'=BCB'C', ta có ACBC=A'C'B'C' (tính chất tỉ lệ thức).

Từ ABA'B'=BCB'C', ta có ABBC=A'B'B'C' (tính chất tỉ lệ thức).

Vậy ACBC=A'C'B'C';  ABBC=A'B'B'C';  ACAB=A'C'A'B';  ABAC=A'B'A'C'.

Giải Toán 9 trang 68 Tập 1

Luyện tập 1 trang 68 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, AC = 12 cm. Hãy tính các tỉ số lượng giác của góc B.

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 68 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Xét ∆ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 52 + 122 = 169 nên BC = 13 (cm).

Theo định nghĩa của tỉ số lượng giác sin, côsin, tang, côtang ta có:

sinB=ACBC=1213,  cosB=ABBC=513;  tanB=ACAB=125;  cotB=ABAC=512.

Luyện tập 1 trang 68 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, AC = 12 cm. Hãy tính các tỉ số lượng giác của góc B.

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 68 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Xét ∆ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 52 + 122 = 169 nên BC = 13 (cm).

Theo định nghĩa của tỉ số lượng giác sin, côsin, tang, côtang ta có:

sinB=ACBC=1213,  cosB=ABBC=513;  tanB=ACAB=125;  cotB=ABAC=512.

Giải Toán 9 trang 69 Tập 1

HĐ2 trang 69 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A và AB = AC = a (H.4.7a).

HĐ2 trang 69 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Hãy tính BC và các tỉ số ABBC,  ACBC. Từ đó suy ra sin45°, cos45°.

b) Hãy tính các tỉ số ABACACAB.Từ đó suy ra tan45°, cot45°.

Lời giải:

Xét ∆ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = a2 + a2 = 2a2, suy ra BC=2a2=a2(cm).

∆ABC vuông tại A có AB = AC nên ∆ABC vuông cân tại A nên B^=C^=45°.

a) Ta có: ABBC=aa2=12=22ACBC=aa2=12=22.

Do đó sin45°=sinB=ACBC=22; cos45°=cosB=ABBC=22.

b) Ta có: ABAC=aa=1;  ACAB=aa=1.

Do đó tan45°=tanB=ACAB=1;cot45°=cotB=ABAC=1.

HĐ3 trang 69 Toán 9 Tập 1: Xét tam giác đều ABC có cạnh bằng 2a.

HĐ3 trang 69 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Tính đường cao AH của tam giác ABC (H.4.7b).

b) Tính sin30°, cos30°, sin60° và cos60°.

c) Tính tan30°, cot30°, tan60° và cot60°.

Lời giải:

a) Tam giác ABC đều có đường cao AH nên AH cũng là đường trung tuyến của tam giác. Do đó H là trung điểm của BC nên BH=HC=BC2=2a2=a.

Xét ∆ABH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có:

AB2 = AH2 + HB2, suy ra AH2 = AB2 – HB2 = (2a)2 – a2 = 4a2 – a2 = 3a2.

Do đó AH=3a2=a3.

b) Tam giác ABC đều nên A^=B^=C^=60°.

Tam giác ABC đều có đường cao AH nên AH cũng là đường phân giác của BAC^ của tam giác. Do đó BAH^=CAH^=12BAC^=1260°=30°.

Do đó sin30°=sinBAH^=BHAB=a2a=12;

cos30°=cosBAH^=AHAB=a32a=32;

sin60°=sinB=AHAB=a32a=32;

cos60°=cosB=BHAB=a2a=12.

c) tan30°=tanBAH^=BHAH=aa3=13=33;

cot30°=cotBAH^=AHBH=a3a=3;

tan60°=tanB=AHBH=a3a=3;

cot60°=tanABH^=BHAH=aa3=13=33.

Giải Toán 9 trang 70 Tập 1

Luyện tập 2 trang 70 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có C^=45° và AB = c. Tính BC và AC theo c.

Lời giải:

Luyện tập 2 trang 70 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Ta có: tanC=ABAC, suy ra AC=ABtanC=ctan45°, mà tan45° = 1 nên AC=c1=c.

Tương tự, sinC=ABBC, suy ra BC=ABsinC=csin45°,sin45°=22 nên BC=c22=2c2=c2.

2. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

HĐ4 trang 70 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại C, có A^=α,  B^=β(H.4.9). Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc α, β theo độ dài các cạnh của tam giác ABC. Trong các tỉ số đó, cho biết các cặp tỉ số bằng nhau.

 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Lời giải:

Xét ∆ABC vuông tại C, theo định nghĩa tỉ số lượng giác, ta có:

sinα=BCAB;  cosα=ACAB;  tanα=BCAC;  cotα=ACBC;

sinβ=ACAB;  cosβ=BCAB;  tanβ=ACBC;  cotβ=BCAC.

Từ đó ta có: sinα = cosβ; cosα = sinβ; tanα = cosβ; cotα = tanβ.

Luyện tập 3 trang 70 Toán 9 Tập 1: Hãy giải thích tại sao sin35° = cos55°, tan35° = cot55°.

Lời giải:

Ta có sin35° = cos(90° – 35°) = 55°; tan35° = cot(90° – 35°) = cot55°.

3. Sử dụng máy tính cầm tay tính tỉ số lượng giác của một góc nhọn

Luyện tập 4 trang 71 Toán 9 Tập 1: Sử dụng MTCT tính các tỉ số lượng giác và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba:

a) sin40°54’;

b) cos52°15’;

c) tan69°36’;

d) cot25°18’.

Lời giải:

Luyện tập 4 trang 71 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba, ta được:

sin40°54’ ≈ 0,655; cos52°15’ ≈ 0,612; tan69°36’ ≈ 2,689; cot25°18’ ≈ 2,116.

Giải Toán 9 trang 72 Tập 1

Luyện tập 5 trang 72 Toán 9 Tập 1: Dùng MTCT, tìm các góc α (làm tròn đến phút), biết:

a) sinα = 0,3782;

b) cosα = 0,6251;

c) tanα = 2,154;

d) cotα = 3,253.

Lời giải:

Luyện tập 5 trang 72 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Vận dụng trang 72 Toán 9 Tập 1: Trở lại bài toán ở tình huống mở đầu. Trong một tòa chung cư, biết đoạn dốc vào sảnh tòa nhà dài 4 m, độ cao của đỉnh dốc bằng 0,4 m.

a) Hãy tính góc dốc.

b) Hỏi góc đó có đúng tiêu chuẩn của dốc cho người đi xe lăn không?

Lời giải:

Vận dụng trang 72 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, ta có sinα=ha=0,44=0,1, do đó α ≈ 5°44’.

b) Trong các tòa chung cư, người ta thường thiết kế đoạn dốc cho người đi xe lăn với góc dốc bé hơn 6°.

Vì α ≈ 5°44’ < 6° nên góc đó đúng tiêu chuẩn của dốc cho người đi xe lăn.

Tranh luận trang 72 Toán 9 Tập 1: Để tính khoảng cách giữa hai địa điểm A, B không đo trực tiếp được, chẳng hạn A và B là hai địa điểm ở hai bên sông, người ta lấy điểm C về phía bờ sông có chứa B sao cho tam giác ABC vuông tại B. Ở bên bờ sông chứa B, người ta đo được ACB^=α và BC = a (H.4.10). Với các dữ liệu đó, đã tính được khoảng cách AB chưa? Nếu được, hãy tính AB, biết α = 55°, a = 70 m.

Tranh luận trang 72 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Vuông cho rằng: Không thể tính được AB vì trong tam giác vuông ABC, theo định lí Pythagore, phải biết được hai cạnh mới tính được cạnh thứ ba.

Tròn khẳng định: Với các dữ liệu đã biết là có thể tính được khoảng cách AB rồi.

Em hãy cho biết ý kiến của mình.

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến của bạn Tròn, tức là với các dữ liệu đã biết là có thể tính được khoảng cách AB.

Giải thích: Ta có tanα=ABBC, suy ra AB = BC.tanα = a.tanα.

Với α = 55°, a = 70 m, ta có: AB = 70.tan55° ≈ 99,97 (m).

Bài tập

Giải Toán 9 trang 73 Tập 1

Bài 4.1 trang 73 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính các tỉ số lượng giác sin, coossin, tang, cotang của các góc nhọn B và C khi biết:

a) AB = 8 cm, BC = 17 cm;

b) AC = 0,9 cm, AB = 1,2 cm.

Lời giải:

Bài 4.1 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

a) Xét ∆ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AC2 = BC2 – AB2 = 172 – 82 = 225.

Do đó AC = 15 cm.

Xét ∆ABC vuông tại A, theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, côsin, tang, cotang và định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ta có:

sinB=cosC=ACBC=1517;

cosB=sinC=ABBC=817;

tanB=cotC=ACAB=158;

cotB=tanC=ABAC=815.

b) Xét ∆ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 1,22 + 0,92 = 2,25

Do đó BC = 1,5 cm.

Xét ∆ABC vuông tại A, theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, côsin, tang, cotang và định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ta có:

sinB=cosC=ACBC=0,91,5=35;

cosB=sinC=ABBC=1,21,5=45;

tanB=cotC=ACAB=0,91,2=34;

cotB=tanC=ABAC=1,20,9=43.

Bài 4.2 trang 73 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác vuông có một góc nhọn 60° và cạnh kề với góc 60° bằng 3 cm. Hãy tính cạnh đối của góc này.

Lời giải:

Xét ∆ABC có B^=60°, cạnh kề với góc B là AB = 3 cm. Ta cần tính cạnh đối của góc B là AC.

Bài 4.2 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Theo định nghĩa tỉ số lượng giác tan, ta có tanB=ACAB.

Suy ra AC=AB.tanB=3tan60°=33(cm).

Vậy cạnh đối của góc nhọn 60° là 33 cm.

Bài 4.3 trang 73 Toán 9 Tập 1: Cho tam giác vuông có một góc nhọn bằng 30° và cạnh đối với góc này bằng 5 cm. Tính độ dài cạnh huyền của tam giác.

Lời giải:

Xét ∆ABC vuông tại A có B^=30°, cạnh đối với góc B là AC = 5 cm. Ta cần tính cạnh huyền của tam giác là BC.

Bài 4.3 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Theo định nghĩa tỉ số lượng giác sin, ta có sinB=ACBC.

Suy ra BC=ACsinB=5sin30°=512=10(cm).

Vậy cạnh huyền của tam giác là 10 cm.

Bài 4.4 trang 73 Toán 9 Tập 1: Cho hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 3 và √3. Tính góc giữa đường chéo và cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật (sử dụng bảng giá trị lượng giác trang 69).

Lời giải:

Bài 4.4 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Gọi hình chữ nhật trong bài là hình chữ nhật ABCD với chiều rộng là cạnh AD=3, chiều dài là cạnh CD = 3, đường chéo AC, góc tạo bởi đường chéo và cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật là góc α.

Xét ∆ABC vuông tại D, theo định nghĩa tỉ số lượng giác tan, ta có:

tanα=CDAD=33=3, suy ra α = 60°.

Vậy góc giữa đường chéo và cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật đã cho là 60°.

Bài 4.5 trang 73 Toán 9 Tập 1: a) Viết các tỉ số lượng giác sau thành tỉ số lượng giác của các góc nhỏ hơn 45°:

sin55°, cos62°, tan57°, cot64°.

b) Tính tan25°cot65°,  tan34°cot56°.

Lời giải:

a) Áp dụng định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ta có:

⦁ sin55° = cos(90° – 55°) = cos35°;

⦁ cos62° = sin(90° – 62°) = sin28°;

⦁ tan57° = cot(90° – 57°) = cot33°;

⦁ cot64° = tan(90° – 64°) = tan26°.

b) Áp dụng định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ta có:

tan25°cot65°=cot90°25°cot65°=cot65°cot65°=1;

⦁ tan34° – cot56° = tan34° – tan(90° – 56°) = tan34° – tan34° = 0.

Bài 4.6 trang 73 Toán 9 Tập 1: Dùng MTCT, tính (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba):

a) sin40°12’;

b) cos52°54’;

c) tan63°36’;

d) cot35°20’.

Lời giải:

Bài 4.6 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba, ta được:

sin40°12’ ≈ 0,645; cos52°54’ ≈ 0,603; tan63°36’ ≈ 2,014; cot35°20’ ≈ 1,411.

Bài 4.7 trang 73 Toán 9 Tập 1: Dùng MTCT, tìm số đo của góc nhọn x (làm tròn đến phút), biết rằng:

a) sinx = 0,2368;

b) cosx = 0,6224;

c) tanx = 1,236;

d) cotx = 2,154.

Lời giải:

Bài 4.7 trang 73 Toán 9 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 9

Xem thêm lời giải bài tập Toán 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung trang 63

Bài tập cuối chương 3 trang 65

Bài 12: Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông và ứng dụng

Luyện tập chung trang 80

Bài tập cuối chương 4 trang 81

1 2,226 20/04/2024