Giải Toán 9 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 7
Với giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9.
Giải bài tập Toán 9 Bài tập cuối chương 7
A. Trắc nghiệm
Bài 7.22 trang 54 Toán 9 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 50 lần cho kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Tần số |
8 |
7 |
? |
8 |
6 |
11 |
Tần số xuất hiện của mặt 3 chấm là
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tần số xuất hiện của mặt 3 chấm là:
50 – 8 – 7 – 8 – 6 – 11 = 10.
Bài 7.23 trang 54 Toán 9 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 50 lần cho kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Tần số |
8 |
7 |
? |
8 |
6 |
11 |
Tần số tương đối xuất hiện của mặt 5 chấm là
A. 6%.
B. 8%.
C. 12%.
D. 14%.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tần số tương đối xuất hiện của mặt 5 chấm là:
Bài 7.24 trang 54 Toán 9 Tập 2: Gieo một con xúc xắc 50 lần cho kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Tần số |
8 |
7 |
? |
8 |
6 |
11 |
Để biểu diễn bảng thống kê trên, không thể dùng loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ tần số dạng cột.
C. Biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng.
D. Biểu đồ cột kép.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Không thể dùng biểu đồ cột kép biểu diễn bảng thống kê trên vì biểu đồ cột kép dùng để biểu diễn hai dữ liệu cùng loại, mà trong trong thống kê này chỉ có 1 dãy dữ liệu.
Bài 7.25 trang 54 Toán 9 Tập 2: Cho bảng tần số tương đối ghép nhóm về thời gian đi từ nhà đến trường của học sinh lớp 9A như sau:
Thời gian đến trường (phút) |
[0; 10) |
[10; 20) |
[20; 30) |
Tần số tương đối |
20% |
55% |
25% |
Để vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng, ta dùng giá trị nào đại diện cho nhóm số liệu [10; 20)?
A. 10.
B. 15.
C. 20.
D. 30.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Giá trị nào đại diện cho nhóm số liệu [10; 20) là:
B. Tự luận
Bài 7.26 trang 54 Toán 9 Tập 2: Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm Hình 7.22 cho biết tỉ lệ chiều cao của các cây keo giống do một kĩ dư lâm nghiệp đã trồng trong nhà kính.
Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm cho dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ.
Lời giải:
Từ biểu đồ Hình 7.22, ta thấy tỉ lệ cây có chiều cao từ 0 cm đến dưới 10 cm chiếm 10%; tỉ lệ cây có chiều cao từ 10 cm đến dưới 20 cm chiếm 20%; tỉ lệ cây có chiều cao từ 20 cm đến dưới 30 cm chiếm 40%; tỉ lệ cây có chiều cao từ 30 cm đến dưới 40 cm chiếm 30%.
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm cho dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ như sau:
Chiều cao (cm) |
[0; 10) |
[10; 20) |
[20; 30) |
[30; 40) |
Tần số tương đối |
10% |
20% |
40% |
30% |
Bài 7.27 trang 55 Toán 9 Tập 2: Kĩ sư lâm nghiệp trên cũng trồng một số cây keo giống khác ngoài trời thu được kết quả như sau:
Chiều cao (cm) |
[0; 10) |
[10; 20) |
[20; 30) |
[30; 40) |
Số cây |
5 |
9 |
4 |
2 |
a) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê trên.
b) Từ biểu đồ vừa vẽ và biểu đồ cho trong bài tập 7.26, hãy so sánh chiều cao của các cây keo giống được trồng trong nhà kính và trồng ngoài trời.
Lời giải:
a) ⦁ Tổng số cây là: n = 5 + 9 + 4 + 2 = 20.
Tỉ lệ cây có chiều cao từ 0 cm đến dưới 10 cm là
Tỉ lệ cây có chiều cao từ 10 cm đến dưới 20 cm là
Tỉ lệ cây có chiều cao từ 20 cm đến dưới 30 cm là
Tỉ lệ cây có chiều cao từ 30 cm đến dưới 40 cm là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau:
Chiều cao (cm) |
[0; 10) |
[10; 20) |
[20; 30) |
[30; 40) |
Tần số tương đối |
25% |
45% |
20% |
10% |
⦁ Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê:
Bước 1. Vẽ các trục của biểu đồ, xác định đơn vị độ dài trên trục đứng, các nhóm trên trục ngang (Hình a).
Bước 2. Dựng các hình cột kề nhau ứng với các nhóm số liệu (Hình a).
Hình a
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề của biểu đồ (Hình b).
Hình b
b) Từ biểu đồ vừa vẽ và biểu đồ cho trong bài tập 7.26, ta thấy các cây keo giống được trồng trong nhà kính sinh trưởng tốt hơn, cụ thể đạt được chiều cao tốt hơn các cây keo giống trồng ngoài trời. Tỉ lệ cây keo giống đạt được độ cao [20; 30) và [30; 40) khi trồng trong nhà kính đều lớn hơn khi trồng ngoài trời.
Bài 7.28 trang 55 Toán 9 Tập 2: Tỉ lệ học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường được cho trong bảng sau:
Cầu thủ |
Huy |
Minh |
An |
Thảo |
Tỉ lệ học sinh bình chọn |
30% |
25% |
10% |
35% |
Biết rằng có 500 học sinh tham gia bình chọn.
a) Vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn bảng tần số tương đối trên.
b) Lập bảng tần số biểu diễn số học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn bảng tần số tương đối trên:
Bước 1. Xác định số đo cung tương ứng của các hình quạt biểu diễn các tần số tương đối cho mỗi cầu thủ:
Huy: 360° . 30% = 108°;
Minh: 360° . 25% = 90°;
An: 360° . 10% = 36°;
Thảo: 360° . 35% = 126°.
Bước 2. Vẽ hình tròn và chia hình tròn thành các hình quạt (Hình a).
Bước 3. Định dạng các hình quạt tròn, ghi tỉ lệ phần trăm, chú giải và tiêu đề (Hình b).
b) Số học sinh bình chọn Huy là cầu thủ xuất sắc nhất là:
500 . 30% = 150;
Số học sinh bình chọn Minh là cầu thủ xuất sắc nhất là:
500 . 25% = 125;
Số học sinh bình chọn An là cầu thủ xuất sắc nhất là:
500 . 10% = 50;
Số học sinh bình chọn Thảo là cầu thủ xuất sắc nhất là:
500 . 35% = 175;
Ta có bảng tần số biểu diễn số học sinh bình chọn cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong giải bóng đá của trường như sau:
Cầu thủ |
Huy |
Minh |
An |
Thảo |
Số học sinh bình chọn |
150 |
125 |
50 |
175 |
Bài 7.29 trang 55 Toán 9 Tập 2: Qua đợt khám mắt, lớp 9A có 20 học sinh bị cận thị trong đó có 10 học sinh cận thị nhẹ, 8 học sinh cận thị vừa và 2 học sinh cận thị nặng. Biết rằng cận thị có số đo từ 0,25 đến dưới 3,25 dioptre là cận thị nhẹ; từ 3,25 đến dưới 6,25 dioptre là cận thị vừa; từ 6,25 đến dưới 10,25 dioptre là cận thị nặng.
a) Lập bảng tần số và bảng tần số tương đối ghép nhóm theo độ cận thị của các học sinh này.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho bảng tần số tương đối ghép nhóm thu được ở câu a.
Lời giải:
a) ⦁ Vì có 10 học sinh có số đo từ 0,25 đến dưới 3,25 dioptre (cận thị nhẹ); 8 học sinh có số đo từ 3,25 đến dưới 6,25 dioptre (cận thị vừa) và 2 học sinh có số đo từ 6,25 đến dưới 10,25 dioptre (cận thị nặng) nên ta có bảng tần số ghép nhóm theo độ cận thị của các học sinh này như sau:
Độ cận thị |
[0,25;3,25) |
[3,25;6,25) |
[6,25;10,25) |
Tần số |
10 |
8 |
2 |
⦁ Ta có n = 20.
Tỉ lệ học sinh có độ cận thị từ 0,25 đến dưới 3,25 dioptre là:
Tỉ lệ học sinh có độ cận thị từ 3,25 đến dưới 6,25 dioptre là:
Tỉ lệ học sinh có độ cận thị từ 6,25 đến dưới 10,25 dioptre là:
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm theo độ cận thị của các học sinh này như sau:
Độ cận thị |
[0,25;3,25) |
[3,25;6,25) |
[6,25;10,25) |
Tần số tương đối |
50% |
40% |
10% |
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho dữ liệu trên như sau:
Bước 1. Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:
Độ cận thị |
1,75 |
4,75 |
8,25 |
Tần số tương đối |
50% |
40% |
10% |
Bước 2. Vẽ các trục (Hình a).
Bước 3. Xác định các điểm, nối các điểm liên tiếp với nhau (Hình a).
Hình a
Bước 4. Ghi chú cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm (Hình b).
Hình b
Bài 7.30 trang 55 Toán 9 Tập 2: Lương của các công nhân một nhà máy được cho trong bảng sau:
Lương (triệu đồng) |
[5; 7) |
[7; 9) |
[9; 11) |
[11; 13) |
[13; 15) |
Số công nhân |
20 |
50 |
70 |
40 |
20 |
a) Nêu các nhóm số liệu và tần số. Giải thích ý nghĩa cho một nhóm số liệu và tẩn số của nó.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê trên.
Lời giải:
a) Nhóm số liệu [5; 7) có tần số là 20. Nghĩa là: Mức lương từ 5 triệu đồng đến dưới 7 triệu đồng có 20 công nhân.
Nhóm số liệu [7; 9) có tần số là 50. Nghĩa là: Mức lương từ 7 triệu đồng đến dưới 9 triệu đồng có 50 công nhân.
Nhóm số liệu [9; 11) có tần số là 70. Nghĩa là: Mức lương từ 9 triệu đồng đến dưới 11 triệu đồng có 70 công nhân.
Nhóm số liệu [11; 13) có tần số là 40. Nghĩa là: Mức lương từ 11 triệu đồng đến dưới 13 triệu đồng có 40 công nhân.
Nhóm số liệu [13; 15) có tần số là 20. Nghĩa là: Mức lương từ 13 triệu đồng đến dưới 16 triệu đồng có 20 công nhân.
b) ⦁ Tổng số công nhân là: n = 20 + 50 + 70 + 40 + 20 = 200.
Tỉ lệ số công nhân có lương từ 5 triệu đồng đến dưới 7 triệu đồng là
Tỉ lệ số công nhân có lương từ 7 triệu đồng đến dưới 9 triệu đồng là
Tỉ lệ số công nhân có lương từ 9 triệu đồng đến dưới 11 triệu đồng là
Tỉ lệ số công nhân có lương từ 11 triệu đồng đến dưới 13 triệu đồng là
Tỉ lệ số công nhân có lương từ 13 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng là
Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau:
Lương (triệu đồng) |
[5; 7) |
[7; 9) |
[9; 11) |
[11; 13) |
[13; 15) |
Tần số tương đối |
10% |
25% |
35% |
20% |
10% |
⦁ Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột cho bảng thống kê:
Bước 1. Vẽ các trục của biểu đồ, xác định đơn vị độ dài trên trục đứng, các nhóm trên trục ngang (Hình a).
Bước 2. Dựng các hình cột kề nhau ứng với các nhóm số liệu (Hình a).
Hình a
Bước 3. Ghi chú giải cho các trục, các cột và tiêu đề của biểu đồ (Hình b).
Hình b
Xem thêm Lời giải bài tập Toán 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức