TOP 10 mẫu Phân tích một bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang (2025) SIÊU HAY

Phân tích một bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 19 15/01/2025


Phân tích một bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang

TOP 10 mẫu Phân tích một bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích một bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang của Tố Hữu.

Bà má Hậu Giang

Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc
Phèn la kêu, trống giục vang đồng
Đường quê đỏ rực cờ hồng
Giáo gươm sáng đất, tầm vông nhọn trời
Quyết một trận, quét đời nô lệ
Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông!

Hỡi ôi! Việc chửa thành công
Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang
Giặc lùng, giặc đốt xóm làng
Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa.

Có ai biết, ai ngờ trong đó
Còn chơ vơ một ổ lều con
Đạn bom qua, hãy sống còn
Núp sau lưng rộng một hòn đá to.
Có ai biết trong tro còn lửa
Một má già lần lữa không đi
Ở đây sóng gió bất kỳ
Má ơi, má ở làm chi một mình?
Rừng một dải U Minh tối sớm
Má lom khom đi lượm củi khô
Ngày đêm củi chất bên lò
Ai hay má cất củi khô làm gì?
Hay má lẫn quên vì tuổi tác
Hay má liều một thác cho yên?

Bỗng đâu một buổi mai lên
Trên đường quê ấy, qua miền nghĩa quân
Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!
Chúng rảo bước. Lính quan nện gót
Mắt nhìn quanh lục mót dạng người
Đồng không, lạnh vắng, im hơi
Chỉ đôi bóng quạ ngang trời loáng qua
Ách-là! Thằng quan ba dừng bước
Rút ống dòm, và ngước mắt nheo
Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên...
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm
Vẫy tay lũ tớ gườm gườm
Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn.
Rồi lặng lặng bước chân hùm sói
Tiến dần lên tia khói, vây quanh...

Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười...
Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
Má già run, trán toát mồ hôi
Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!
Gót giày đâu đã đạp rơi liếp mành.
Một thằng cướp, mắt xanh mũi lõ
Đốc gươm dài tuốt vỏ cầm tay
Rung rinh bậc cửa tre gầy
Nghênh ngang một ống chân đầy lối đi!

Hắn rướn cổ, giương mi, trơn mắt
Như hổ mang chợt bắt được mồi
Trừng trừng trông ngược trông xuôi
Trông vào bếp lửa: Một nồi cơm to.
Hắn rống hét: “Con bò cái chết!
Một mình mày ăn hết này sao?
Đừng hòng che được mắt tao
Khai mau, du kích ra vào nơi đâu?
Khai mau, tao chém mất đầu!”
Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ
Thằng giặc kia đứng ngõ trừng trừng
Má già nhắm mắt, rưng rưng
“Các con ơi, ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”
Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”
Thương ôi! Lời má lưỡi gươm cắt rồi!
Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.

(Tố Hữu)

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 1)

Người phụ nữ Việt Nam là nguồn cảm hứng dạt dào và xuyên suốt trong thơ Tố Hữu. Viết về người phụ nữ, nhà thơ vừa nhằm tuyên truyền, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân; vừa tái hiện những năm tháng kháng chiến gian lao mà hào hùng, vẻ vang của dân tộc và ca ngợi những phẩm chất cao đẹp cũng như khắc ghi công lao to lớn của người phụ nữ đối với cách mạng, với đất nước.

Người phụ nữ trong thơ Tố Hữu vẫn mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao quý như nhân hậu, đảm đang, giàu lòng yêu nước; đồng thời tâm hồn họ còn được thổi vào luồng gió của thời đại, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lý tưởng cộng sản. Người mẹ trong bài thơ Bà má Hậu Giang là một hình mẫu khá tiêu biểu cho người phụ nữ yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp với sự hội tụ của nhiều phẩm chất đáng quý: nhẫn nại, dũng cảm, gan góc…

Trong bài thơ “Bà má Hậu Giang”, Tố Hữu đã khắc họa hình tượng bà mẹ lam lũ nuôi quân gắn liền với đức hy sinh thầm lặng, một mình bám trụ với mảnh đất chết, bất chấp hiểm nguy:

Rừng một dải U Minh tối sớm

Má lom khom đi lượm củi khô

Ngày đêm củi chất bên lò

Ai hay má cất củi khô làm gì?

Giữa hoang tàn chỉ có mái nhà mẹ còn bay khói bếp, ấy là khói bếp mẹ nấu cơm cho bộ đội, mặc cho mất mát, đau thương và quân thù tàn ác. Nhưng xót xa thay khi nụ cười hạnh phúc vừa nấu xong nồi cơm to chưa kịp tắt trên môi, mẹ đã ngã xuống dưới gót giày giặc:

Má ngã xuống bên lò bếp đỏ

Thằng giặc kia đứng ngó

trừng trừng

Má già nhắm mắt, rưng rưng:

"Các con ơi! Ở trong rừng U Minh

Má có chết, một mình má chết

Cho các con trừ hết quân Tây!”

Hình ảnh “Bà má Hậu Giang”, người mẹ kiên trung nuôi giấu cán bộ, bất chấp hiểm nguy cũng là hình ảnh nói lên ý chí, niềm tin của đồng bào Nam Bộ sau Khởi nghĩa Nam Kỳ. Bà mẹ một mình bám trụ với mảnh đất chết, “lom khom đi lượm củi khô” nấu cơm cho du kích... đã khắc sâu trong tâm trí của người đọc. Trong kháng chiến, những người chiến sĩ cộng sản đã không thể cầm được nước mắt trước lời nhắn nhủ của mẹ:

Má già nhắm mắt, rưng rưng:

"Các con ơi! Ở trong rừng U Minh

Má có chết, một mình má chết

Cho các con trừ hết quân Tây!”

Và, chính những người Vệ Quốc quân đã “má ơi, con đã nghe lời má kêu” vùng lên quyết sống mái với quân thù và giành thắng lợi huy hoàng sau bao năm kháng chiến trường kỳ gian khổ.

Thông qua bài thơ"Bà má Hậu Giang" Tố Hữu đã góp phần mình cùng những nhà thơ khác, khắc họa bức chân dung người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” (Hồ Chí Minh). Những phẩm chất truyền thống quý báu đó vẫn được người phụ nữ gìn giữ và phát huy trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 2)

Trải qua những cuộc chiến đầy cam go và thử thách, biết bao nhiêu con người anh dũng đã phải ngã xuống để gây dựng nên nền độc lập vững chắc ngày hôm nay. Trong số đó, không thể không nhắc đến hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng kiên trung, bất khuất, dù thịt nát xương tan vẫn nguyện bảo vệ Tổ quốc đến cùng. Và vẻ đẹp ấy đã đi vào trong thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong đó, không thể không nhắc đến “Bà Má Hậu Giang” của Tố Hữu. Đó là hình ảnh của má già thầm lặng một mình bám chặt lấy mảnh đất chết để nuôi những đứa con du kích. Bài thơ là một trong những thi phẩm đặc sắc của kho tàng văn học viết về vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng.

Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng. Những tác phẩm của ông thống nhất và gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc, có thể ví chặng đường hoạt động văn học của ông chính là tiến trình lịch sử của dân tộc. Ở mỗi giai đoạn, ông đều có những tác phẩm để đời khác nhau và những tác phẩm ấy đều đạt được những mục đích khác nhau về mặt chính trị. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa của chất trữ tình – chính trị và mang tính dân tộc đậm đà.

Bài thơ “Bà Má Hậu Giang” được viết vào đầu năm 1941, trong những năm đất nước ta đang sục sôi khí thế, tinh thần và lực lượng chuẩn bị tiến tới cho cuộc cách mạng thế kỉ. Bài thơ viết về hình ảnh của một người mẹ anh hùng tại mảnh đất Hậu Giang, một người phụ nữ gan dạ, kiên trung sẵn sàng hy sinh mình để bảo toàn mạng sống của những người con chiến sĩ cách mạng.

Mở đầu bài thơ, Tố Hữu khắc họa lại hình ảnh của mảnh đất máu lửa Hậu Giang lúc bấy giờ:

“Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc
Phèng la kêu, trống giục vang đồng
Đường quê đỏ rực cờ hồng
Giáo lê sáng đất, tầm vông nhọn trời”

Chỉ trong bốn câu thơ ngắn, Tố Hữu như tái hiện lại trước mắt người đọc khung cảnh của Hậu Giang lúc ấy. Đó là một mảnh đất lịch sử đâu đâu cũng tràn ngập tiếng của “tù và” và “phèng la”, “trống giục”. Một khí thế sục sôi cách mạng, một tinh thần luôn sẵn sàng cho chiến đấu với những loại vũ khí rất thô sơ “giáo lê”, “tầm vông”. Hình ảnh “đường quê rực đỏ cờ hồng” đã thể hiện ý chí chiến đấu cũng như khát vọng độc lập của quân và dân ta. Sự quyết chiến, quyết đấu ấy còn được thể hiện rất rõ ràng qua hai câu thơ:

“Quyết một trận, quét đời nô lệ
Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông!”

Phá tan xiềng xích, đập tan gông cùm, thoát ra khỏi màn đêm nô lệ vẫn luôn là khát vọng bừng cháy trong trái tim của mỗi con người Việt Nam lúc bấy giờ. Họ sẵn sàng hy sinh chính mình, chiến đấu đến cùng, dù cho thịt nát xương tan cũng phải mang về được độc lập, tự do cho dân tộc.

Việc sử dụng các động từ mạnh “giục”, “quét”, “quăng”, “phá bẻ” cùng biện pháp tu từ liệt kê đã góp phần trong việc thể hiện quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta. Với khổ thơ đầu tiên, Tố Hữu đã rất thành công khi tái hiện lại bối cảnh lịch sử của đất nước những năm 1941 của dân tộc ta. Hòa vào trong bối cảnh ấy là khí thế chiến đấu ngút trời của con dân đến từ mọi miền đất nước.

Dường như, thời cơ vẫn chưa đến, giữa khát vọng và hiện thực vẫn còn quá xa vời, Tố Hữu chỉ có thể nghẹn ngào thông báo:

“Hỡi ôi! Việc chửa thành công
Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang
Giặc lùng, giặc đốt xóm làng
Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa”

Tiếng thơ của Tố Hữu bỗng trở nên chua xót hơn bao giờ hết. Một màu đỏ của máu tươi phủ đầy trên mọi ngõ ngách xóm làng. Không còn là một Hậu Giang yên bình sóng nước, không còn là những căn nhà nhỏ thơm mùi của gạo chín lừng. Bọn thực dân tàn bạo đã lùng sục khắp nơi để đốt phá. Nhà cửa trở nên tan hoang, xóm làng trở nên tiêu điều, cỏ cây chẳng còn, con người lại càng không. Một cảnh tượng bi thương đến khó tả.

Nhưng giữa khung cảnh chết chóc ấy, ta vẫn bắt gặp một chút ánh sáng còn le lói, bắt gặp hình ảnh của một người má già anh hùng:

“Có ai biết, ai ngờ trong đó
Còn chơ vơ một ổ lều con
Đạn bom qua, hãy sống còn
Núp sau lưng rộng một hòn đá to.
Có ai biết trong tro còn lửa
Một má già lần lữa không đi
Ở đây sóng gió bất kỳ
Má ơi, má ở làm chi một mình?”

Giữa muôn trùng hiểm nguy của thời thế, người thì chết ngã rạ khắp nơi, kẻ thì lánh qua miền quê khác tạm sống. Riêng chỉ có một mình má già, vẫn ẩn nấp phía sau lưng một hòn đá, sống cùng với mưa bom và bão đạn. Chả biết má làm gì một mình chốn ấy, chỉ biết rằng ngày nào “trong tro còn lửa” là má vẫn sẽ còn ở nơi đấy.

Tố Hữu thấy tò mò, vì sự xuất hiện của một “má già lần lữa” giữa cánh rừng U Minh tối tăm, rốt cuộc, người phụ nữ ấy đang làm gì một mình giữa mảnh đất chết này:

“Rừng một dải U Minh tối sớm
Má lom khom đi lượm củi khô
Ngày đêm củi chất bên lò
Ai hay má cất củi khô làm gì?
Hay má lẫn quên vì tuổi tác
Hay má liều một thác cho yên?”

Giữa một bối cảnh đầy nguy hiểm và cam go, dường như Tố Hữu đang lo sợ thay cho người phụ nữ già. Má vẫn “lom khom” đi nhặt nhạnh những nhành củi khô, vẫn cứ ngày đêm chất củi phía bên lò. Hàng loạt câu hỏi được tác giả đặt ra, rốt cuộc thì má đang làm chi: má đã già quá nên lú lẫn hay vẫn còn đang ở lại vì những mục tiêu cao cả hơn.

Sự kết hợp của các từ ngữ “chơ vơ”, “má già lần lữa”, “lom khom”, “lẫn quên’, “liều” cùng câu cảm thán “Hỡi ôi!” và các câu hỏi tu từ “Má ơi, má ở một mình làm chi?”, “Ai hay má cất củi khô làm gì?”, “Hay má liều một thác cho yên” đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng nên khung nền cho sự xuất hiện của má già cũng như nhấn mạnh vào những thử thách khó khăn mà má già đang phải gánh chịu. Như vậy, với chất giọng nhẹ nhàng, ngôn từ dễ nhớ dễ hiểu, những câu thơ trên của Tố Hữu đã dẫn người đọc đến với hình ảnh của một con người với sự xuất hiện tưởng chừng như là phi lý. Khổ thơ còn rất thành công trong việc nói lên những khó khăn và thử thách của Hậu Giang lúc bấy giờ.

Tiếp tục trong câu chuyện về người má già, sự xuất hiện của những tên “quỷ rần rần rộ rộ” đã dần mang đến cho ta câu trả lời má đang làm chi giữa rừng U Minh đầy tăm tối:

“Bỗng đâu một buổi mai lên
Trên đường quê ấy qua miền nghĩa quân
Một tán quỷ rần rần rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!”

Đó đích thực là hình ảnh của những tên quỷ dữ. Tố Hữu miêu tả hình ảnh của những kẻ thực dân kia trong hình hài của những con quỷ, dị dạng với “mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê” và luôn luôn trong tình trạng khát máu. Chúng đi đến đâu một mùi máu oan sặc sựa đến đó, đó chính là máu của quân dân ta, là máu oan của đồng bào ta.

Và không chỉ dừng lại ở những chi tiết miêu tả ngoại hình, sự dữ tợn, cái bản tính của một con quỹ dữ bên trong chúng còn được Tố Hữu đặc tả qua những chi tiết miêu tả hành động:

“Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm
Vẫy tay lũ tớ gườm gườm
Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn.
Rồi lặng lặng bước chân hùm sói
Tiến dần lên tia khói, vây quanh…”

Những hành động của bọn thực dân được Tố Hữu miêu tả như bầy quỷ đang đi săn con mồi: sỗ sàng, dữ tợn, nguy hiểm và điên loạn. Không khác gì một bầy chó đói chồm chực miếng ăn, chúng cười điên khi phát hiện con mồi của mình, và hạnh phúc lặng lặng vây quanh người mà chúng cho là con mồi đó. Sự vô nhân đạo đã cướp mất đi bản tính của một con người trong chúng.

Với việc sử dụng các từ ngữ như “rần rần rộ rộ”, “khí chết”, “máu oan”, “lục mót dạng người”, “cười điên sằng sặc”, “gườm gườm”, “lặng lặng” cùng biện pháp tu từ so sánh thực dân Pháp với “một tán quỷ”, đoạn thơ đã nhấn mạnh vào bản tính cùng sự vô pháp vô luân của bọn thực dân. Khổ thơ đã tái hiện lại rất chân thực khung cảnh cuộc sống của nhân dân ta dưới sự chèn ép, đeo đuổi, lùng bắt của bọn thực dân lúc bấy giờ. Qua đó cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép tội lỗi cũng như những nỗi đau mà chúng đã gây ra cho dân ta.

Và đến khi thực dân Pháp phát hiện ra má già, cũng là lúc, Tố Hữu đưa ra giải đáp cho câu hỏi má đang còn ở đó làm chi:

“Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười…”

Thì ra má già vẫn một mình ở đây bám trụ với mảnh đất chết này để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng, để làm một hậu phương vững chắc, để góp sức mình vào trong sự nghiệp cứu quốc. Hình ảnh “má cười” đã diễn tả niềm vui sướng và hạnh phúc nhỏ bé của má khi nấu được một mẻ cơm cho các chiến sĩ. Từ đó đã thể hiện được khí chất và cốt cách của một người mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhưng niềm vui hạnh phúc ấy chưa diễn ra được bao lâu thì bọn thực dân đã xông vào:

“Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
Má già run, trán toát mồ hôi
Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!”

Đứng trước cái chết ai mà chẳng cảm thấy run sợ, nhưng điều mà má còn sợ hơn nữa là nếu má hy sinh ở đây thì từ nay ai sẽ lo cơm nước cho các chiến sĩ. Giữa cái bối cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, má cũng vùng mình lên mà chạy, nhưng đau thương thay, má đã già rồi làm sao đối phó nỗi với đám quỹ dị dạng dữ tợn kia. Và dù cho đã có những lúc má “lẩy bẩy như tàu chuối khô”, hay “ngã xuống bên lò bếp đỏ” khi đứng trước sự dọa nát của chúng, nhưng má vẫn kiên định một lòng:

“Má già nhắm mắt, rưng rưng:
“Các con ơi! ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”

Tình yêu mà má dành cho Tổ quốc, sự kính phục mà má dành cho các chiến sĩ du kích là không thể đong đếm nổi. Má sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại sự sống cho các con, để đổi lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là một lý tưởng cao cả. Và lý tưởng ấy thực sự đã được chứng minh bằng sự hy sinh can trường của má:

“Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”

Dẫu cho phải đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách, dù cho chúng có kề gươm đến tận cổ, thì má vẫn khăng khăng giữ lấy rằng không khai ra một lời. Và chính tình yêu cao cả ấy đã hừng hực lên trong má một nguồn sức mạnh to lớn, để má đứng dậy, hiên ngang mà quát thẳng vào mặt chúng nó:

“Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”

Những lời nói cuối cùng của má như một bản tố cáo đanh thép tội ác của chúng, nhưng cũng là một lời tuyên chiến và là một lời nhắn nhủ với các con sau này: hãy cứ gan dạ, hãy cứ chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì niềm hạnh phúc của nhân dân.

Sự hy sinh anh dũng của má khiến cho các chiến sĩ cách mạng không thể nào không rưng rưng mà xúc động:

“Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.”

Má cứ yên tâm an nghĩ và nhớ dõi theo các con của má, chúng con sẽ chiến đấu hết mình, để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Chúng con sẽ noi theo tấm gương của má, sẵn sàng in bóng của mình lên mảnh đất Hậu Giang yêu quý này để đổi lại ấm no cho dân tộc. Và má ơi, nhất định những điều đó sẽ thành hiện thực. Khát vọng của chúng ta sẽ sớm được hoàn thành, vì không chỉ có má, cả chúng con đây vẫn đang luôn nỗ lực.

Với việc sử dụng các hình ảnh độc đáo cùng các từ ngữ thể hiện sự đối lập giữa hình ảnh của má già và lũ quỷ thực dân như “má cười”, “rống hét”, “trừng trừng”, “rưng rưng”, “lẩy bẩy”, “mẹ mày”, “đồ chó”, “gan dạ anh hùng” và biện pháp tu từ câu cảm thán “Thương ôi!”, “Chết rồi” thể hiện sự thương xót của tác giả trước sự hy sinh của má già. Có thể nói đây là một trong những dòng thơ xúc động và đặc sắc nhất của cả bài. Sự kiên trường, gan dạ của người mẹ Việt Nam anh hùng, sự hy sinh thầm lặng của má chính là một bài học, là tấm gương mẫu mực để mỗi người Việt Nam noi theo. Đoạn thơ là sự kết hợp giữa sự sâu sắc về nội dung và những thủ pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Và để có thể truyền tải một cách sâu sắc và chân thực hình ảnh của người mẹ già cũng như tấm lòng của mình, Tố Hữu đã xây dựng nên một hệ thống nghệ thuật rất đặc sắc. Đầu tiên, phải kể đến thể thơ lục bát gần gũi mang đậm màu sắc tiếng nói của dân tộc, dễ đi sâu vào trong tâm trí của người đọc. Từ đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng của văn học thời đại. Cùng với đó, việc sử dụng các hình ảnh so sánh độc đáo như thực dân Pháp với lũ quỷ dị dạng về hình hài cũng như nhân phẩm. Sử dụng nhiều các câu cảm thán, câu hỏi như xoáy sâu vào trong tâm hồn người đọc, tạo nên cảm giác suy tư, trăn trở, triền miên. Bên cạnh đó, giọng thơ lúc hào hùng khí thế, lúc lại nhẹ nhàng đau xót cũng đã góp phần không nhỏ thể hiện sự tài hoa của Tố Hữu. Việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi nhưng lại giàu ý nghĩa cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm.

Chính nhờ sự kết hợp tài tình của các thủ pháp nghệ thuật, mà các giá trị về mặt nội dung của đoạn trích đã được chuyển tải một cách sâu sắc. Bằng chính tình yêu và sự kính trọng của mình dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, bài thơ “Bà Má Hậu Giang” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện được sự can trường, anh dũng sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại độc lập hạnh phúc cho má già. Và qua đó cũng chính là tiếng nói tố cáo bọn chính quyền thực dân lộng hành, tàn bạo, độc ác, sẵn sàng chà đạp lên sự sống và nhân quyền của nhân dân ta.

Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, dùng thơ ca của mình để phục vụ cho các nhiệm vụ cách mạng. Ta bắt gặp trong các trang thơ của ông hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng. Không chỉ có má già Hậu Giang một mình bám trụ lại mảnh đất chết để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng. Mà còn có hình ảnh của mẹ Suốt – một người phụ nữ đã ngoài sáu mươi, nhưng ngày đêm vẫn miệt mài lái chiếc đò nhỏ đưa bộ đội sang sông:

“Gan chi, gan rứa, mẹ nờ

Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò”

(Mẹ Suốt)

Tố Hữu viết về những người mẹ ấy với một tấm lòng rất là cảm phục và đầy sự tôn kính. Họ chỉ là những con người nhỏ bé, họ không còn trẻ để có thể giương cao ngọn súng như những chiến sĩ. Nhưng với một tình yêu Tổ quốc luôn rực cháy, họ sẵn sàng góp sự nhỏ bé của mình vào trong cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Và chính những sự góp mình ấy, chính những sự gan dạ can trường ấy, mà cuộc chiến của dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.

Nói về Tố Hữu, Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ” (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu). Quả thật, đúng như vậy, với Tố Hữu làm thơ không chỉ đơn thuần là làm thơ mà làm thơ là còn để hướng tới mục đích giải phóng dân tộc. Và bài thơ “Bà Má Hậu Giang” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Bài thơ không chỉ đặc sắc về mặt nội dung hay nghệ thuật thơ ca mà còn rất thành công trong công tác tuyên truyền cách mạng.

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 3)

"Bà má Hậu Giang" là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu, thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước và con người miền Nam trong những năm tháng kháng chiến. Bài thơ không chỉ khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên trung, mà còn gửi gắm những tâm tư, tình cảm của tác giả trước hoàn cảnh đất nước.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh giản dị nhưng giàu sức gợi: hình ảnh bà má, biểu tượng cho những người phụ nữ miền Nam kiên cường. Bà không chỉ là mẹ, là người vợ mà còn là người chiến sĩ cách mạng. Tố Hữu đã khéo léo khắc họa chân dung của bà má thông qua những chi tiết cụ thể, từ hình dáng, nét mặt đến những hành động, cử chỉ. Điều này giúp người đọc cảm nhận được sự vĩ đại trong sự giản dị của bà.

Bài thơ cũng thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người với quê hương. Hình ảnh Hậu Giang, nơi có dòng sông, cánh đồng, và những buổi chiều êm đềm, được mô tả tươi đẹp nhưng cũng đầy đau thương trong cuộc chiến tranh. Qua đó, Tố Hữu muốn gửi gắm lòng yêu nước, niềm tự hào về quê hương và sự gắn kết giữa con người với đất đai.

Tố Hữu đã sử dụng ngôn ngữ trữ tình, giàu hình ảnh và biểu cảm để thể hiện tâm tư của mình. Những hình ảnh thơ sống động, từ màu sắc đến âm thanh, tạo nên một không gian thơ mộng nhưng cũng đầy trăn trở. Cách sử dụng phép điệp và biện pháp so sánh cũng góp phần tạo nên sự nhấn mạnh cho những tâm tư, tình cảm của tác giả.

Ngoài ra, bài thơ còn có nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, khiến cho người đọc cảm nhận được sự nhẹ nhàng, tha thiết trong từng câu chữ. Đặc biệt, giọng thơ vừa trang trọng, vừa gần gũi, thể hiện sự kính trọng đối với bà má, cũng như tình yêu thương dành cho những người phụ nữ đang gánh vác nỗi đau chiến tranh.

Tác giả không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam mà còn gửi gắm thông điệp về lòng dũng cảm, sức mạnh và tinh thần bất khuất của con người trước những khó khăn, thử thách. Qua hình ảnh bà má, Tố Hữu muốn khẳng định rằng, trong cuộc chiến tranh gian khổ, chính những người phụ nữ đã đóng góp âm thầm, nhưng mạnh mẽ để bảo vệ quê hương, đất nước.

Bài thơ "Bà má Hậu Giang" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mà còn là bức tranh sinh động về con người và quê hương trong thời kỳ kháng chiến. Tố Hữu đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vừa dịu dàng, vừa kiên cường, làm nổi bật tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc. Qua đó, bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc và những suy tư về giá trị của cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước.

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 4)

Bài thơ "Ba má Hậu Giang" của Tố Hữu là một tác phẩm tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam, thể hiện tâm tư và tình cảm sâu lắng của nhân dân trong cuộc kháng chiến giành độc lập. Được sáng tác trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với thực dân Pháp, bài thơ không chỉ là tiếng nói của sự đau thương mà còn là khát vọng cháy bỏng về tự do.

Mở đầu bài thơ, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng của Hậu Giang trước khi chiến tranh tàn phá: “Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc / Phèn la kêu, trống giục vang đồng”. Những hình ảnh sinh động đã mang lại không khí của sự khởi đầu, của tinh thần đoàn kết và quyết tâm của nhân dân. Bài thơ mở ra với hình ảnh lạc quan và hào hùng của một đất nước đang trong quá trình giành giật lại tự do, thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu cao đẹp của nhân dân: “Quyết một trận, quét đời nô lệ”.

Nhưng niềm vui ấy nhanh chóng bị thay thế bởi nỗi đau và mất mát do chiến tranh gây ra. Những câu thơ tiếp theo đã phản ánh sự tàn khốc của hoàn cảnh: “Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang / Giặc lùng, giặc đốt xóm làng”. Hình ảnh “máu chảy” không chỉ đại diện cho sự hi sinh của con người mà còn thể hiện nỗi đau của cả một vùng đất. Không gian trở nên tăm tối và vắng lặng với “Một vùng trắng bãi tha ma”, tất cả như đang ở trong tình trạng hoang tàn, đổ nát.

Đặc biệt, hình ảnh người mẹ hiện lên như biểu tượng cho sức mạnh, sự hy sinh và lòng kiên trung của người Việt Nam. Những câu thơ miêu tả người mẹ đơn độc giữa chiến tranh: “Có ai biết, ai ngờ trong đó / Còn chơ vơ một ổ lều con”. Dù trong hoàn cảnh khó khăn và đầy nguy hiểm, người mẹ vẫn bền bỉ sống, là hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang.

Điểm nhấn trong bài thơ là hình ảnh người mẹ đối mặt với kẻ thù. Hình ảnh “Hắn rướn cổ, giương mi, trơn mắt” mang đến cảm giác rợn người của một tên giặc xấu xa, độc ác. Chi tiết “Má ơi, má ở làm chi một mình?” không chỉ thể hiện nỗi lo lắng, bất lực mà còn là sự thương cảm, sự chăm sóc của một đứa con đối với mẹ mình. Nhưng trong dòng suy nghĩ lo lắng ấy, người mẹ như một tấm gương sáng, vẫn một lòng vì con: “Má quyết không khai nào!”.

Cuối cùng, đến những câu thơ bi hùng thể hiện tinh thần bất khuất, sự hy sinh của người mẹ: “Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”. Lời thề này không chỉ thể hiện lòng yêu nước mà còn khẳng định sức mạnh của tinh thần Việt Nam trước những kẻ thù xâm lược.

Kết thúc bài thơ, Tố Hữu đã khơi gợi niềm tự hào về tổ quốc, về mẹ, về hình ảnh “má” trong tâm thức của người dân Việt Nam: “Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Điều này không chỉ giúp người đọc thấy được bức tranh đau thương của quê hương mà còn thể hiện được sức mạnh của tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước trong dân tộc.

Tóm lại, “Ba má Hậu Giang” của Tố Hữu không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc mà còn là tiếng nói, là tâm tư, tình cảm của cả một thế hệ. Qua hình tượng người mẹ, bài thơ gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước, sự hy sinh cao cả vì quê hương và khát vọng độc lập. Những hình ảnh và câu thơ trong tác phẩm đã trở thành biểu tượng cho tinh thần kiên cường của nhân dân Việt Nam trong chặng đường đấu tranh giành lại tự do.

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 5)

Bài thơ "Bà má Hậu Giang" là một trong những áng thơ tiêu biểu của Tố Hữu, khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ không chỉ là một bức chân dung sinh động về người mẹ mà còn là một khúc tráng ca về tinh thần bất khuất, yêu nước của dân tộc ta.

Hình ảnh người mẹ già ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô, đối mặt với lũ giặc tàn bạo đã trở thành biểu tượng bất tử cho sự hy sinh cao cả của người mẹ Việt Nam.Lời nói cuối cùng của người mẹ: "Cướp nước tao, cắt cổ dân tao! Giết bay, có các con tao trăm vùng!" đã trở thành lời thề độc lập, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc.Dù trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt, ngọn lửa trong lòng người mẹ vẫn cháy sáng, truyền cảm hứng cho con cháu.Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ sinh động, tạo nên những câu thơ giàu sức gợi. Ví dụ: "Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn", "Má già lẩy bẩy như tàu chuối khô".Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ khẩu ngữ, tạo nên một không khí chân thực, gần gũi.Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, các sự kiện được sắp xếp theo trình tự hợp lý.Giọng điệu của bài thơ vừa hùng tráng, sục sôi, vừa bi tráng, đau xót, thể hiện được đầy đủ những cung bậc cảm xúc của con người trong chiến tranh.Bài thơ ca ngợi tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất của người mẹ Việt Nam, đại diện cho cả dân tộc Việt Nam.Bài thơ tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù, khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc trong lòng người đọc.Bài thơ khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

Bài thơ "Bà má Hậu Giang" là một tác phẩm văn học có giá trị nhân văn sâu sắc. Hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng trong bài thơ đã trở thành biểu tượng bất tử, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tài liệu lịch sử quý giá, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

Phân tích Bà má Hậu Giang (mẫu 6)

Bài thơ "Bà má Hậu Giang" của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh người mẹ miền Nam kiên cường, bất khuất, chịu đựng mọi đau thương mất mát, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những vần thơ chân thành và sâu sắc, tác giả không chỉ ca ngợi tinh thần yêu nước, đức hy sinh mà còn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những bà má miền Nam – những người phụ nữ giản dị nhưng đầy lòng yêu nước và ý chí quật cường, luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ quê hương đất nước.

Tố Hữu một nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Ông không chỉ là một thi sĩ tài năng mà còn là một nhà hoạt động cách mạng tích cực. Thơ Tố Hữu gắn bó sâu sắc với lý tưởng cách mạng và cuộc đấu tranh của dân tộc, thể hiện qua những vần thơ đậm chất trữ tình, chân thành, và tha thiết. Bài thơ Bà má Hậu Giang được sáng tác trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm tôn vinh hình ảnh những bà mẹ miền Nam - đặc biệt là ở vùng Hậu Giang - với đức tính kiên trung, bất khuất, và tình yêu thương bao la dành cho cách mạng. Bằng ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc, Tố Hữu đã khắc họa một cách sâu sắc và chân thực hình tượng bà má miền Nam, người đã âm thầm chịu đựng đau khổ, hy sinh vì lý tưởng cao đẹp, trở thành biểu tượng của tình yêu đất nước và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.

Ngay từ những câu mở đầu, Tố Hữu đã dẫn dắt người đọc vào không gian gần gũi, thân thương của miền Nam:

"Đêm nay con ngủ giữa Hậu Giang,

Thương má, yêu má, lòng con đượm tình."

Ở đây, "má" không chỉ là người mẹ ruột thịt mà còn là biểu tượng của những người phụ nữ miền Nam hiền hậu, hết lòng yêu thương các chiến sĩ cách mạng như con ruột của mình. Hình ảnh bà má xuất hiện trong lời thơ thật giản dị, thân thương. Từ “thương má, yêu má” như chất chứa nỗi lòng của những người con từ miền Bắc vào Nam chiến đấu, được người dân miền Nam chở che, yêu thương và trở thành một phần trong gia đình. Hình ảnh “bà má” là biểu tượng thiêng liêng, gợi lên sự ấm áp, an lành giữa mảnh đất khốc liệt của bom đạn. Bà má không chỉ là người mẹ hiền từ, yêu thương mà còn là người kiên cường, bất khuất. Tấm lòng của má như dòng sông Hậu chảy dài bất tận, vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ. Bà má đã vượt qua bao đau thương, mất mát, hy sinh cá nhân để đứng vững bên cạnh những người lính, đóng góp hết mình cho cuộc đấu tranh.

Những câu thơ tiếp theo làm nổi bật hình ảnh bà má trong vai trò của một người mẹ giàu đức hy sinh, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ để che chở cho các chiến sĩ cách mạng:

"Con nào má nuôi chẳng biết tên,

Mà con nào cũng trọn tình thương mến.
Ngày nào con lên đường chiến đấu,
Lòng má đau mà mắt dõi theo."

Bà má không phân biệt bất cứ ai mà luôn dang tay bảo bọc những người lính như con ruột của mình. “Con nào má nuôi chẳng biết tên” là một hình ảnh gợi lên sự bao dung vô bờ, tình thương của bà má dành cho những người chiến sĩ mà bà chưa hề quen biết. Với bà, họ đều là những người con ruột thịt, đều đáng được yêu thương và chăm sóc. Bà sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, cưu mang, che giấu và bảo vệ các chiến sĩ, bất chấp mọi hiểm nguy. Những hành động thầm lặng của bà má đã góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc kháng chiến. Bà má không phải người trực tiếp cầm súng ra trận, nhưng bà là điểm tựa tinh thần và hậu phương vững chắc cho các chiến sĩ. Đằng sau mỗi người lính là sự ủng hộ và hy sinh âm thầm của những người mẹ như bà má Hậu Giang, những người đã dành cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng.

Hình tượng bà má Hậu Giang còn là biểu tượng cho sự kiên trung, bất khuất của nhân dân miền Nam. Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, đạn bom không ngừng tàn phá, nhưng bà má vẫn vững lòng đi theo lý tưởng, tiếp sức cho con đường cách mạng:

"Dẫu bom rơi, đạn réo, má chẳng sờn,

Một lòng vì nước, má thầm dâng."

Ở đây, hình ảnh bà má không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn đại diện cho tinh thần của cả dân tộc, cho lòng yêu nước sâu sắc và ý chí kiên cường của những người phụ nữ miền Nam. Bà má sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, chịu đựng đạn bom, đói nghèo để nuôi nấng các chiến sĩ cách mạng. Hành động "một lòng vì nước" thể hiện rõ sự hy sinh, lòng trung thành với đất nước và cách mạng của bà má.

Không những vậy, bà má còn là hiện thân của lòng nhân ái và tinh thần đoàn kết. Qua hình ảnh bà má, Tố Hữu khắc sâu thêm tinh thần đồng lòng, đoàn kết giữa người dân miền Nam với các chiến sĩ giải phóng. Má không chỉ là mẹ của những người con miền Nam mà còn là “mẹ” của những người con từ Bắc vào Nam chiến đấu. Má đại diện cho cả một lớp người sẵn sàng hy sinh cá nhân vì đại nghĩa, vì tương lai tự do của đất nước.

Bài thơ Bà má Hậu Giang được viết bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng giàu cảm xúc và chân thật. Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh thân thuộc, các từ ngữ bình dị mà sâu sắc để khắc họa tình cảm giữa những người mẹ miền Nam với các chiến sĩ cách mạng. Hình ảnh bà má không chỉ hiện lên trong vai trò người mẹ mà còn mang ý nghĩa tượng trưng, là biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Nhịp điệu bài thơ nhẹ nhàng, lời thơ mộc mạc nhưng lại tràn đầy xúc cảm, thể hiện sự yêu thương, kính trọng của Tố Hữu đối với những người mẹ miền Nam nói chung và bà má Hậu Giang nói riêng. Các hình ảnh trong bài thơ có tính gợi cao, tạo nên một bức tranh chân thật về những ngày tháng chiến tranh gian khổ mà người mẹ vẫn một lòng vì con, vì đất nước. Qua đó, Tố Hữu cũng gửi gắm lòng biết ơn và sự tri ân đối với những người mẹ đã chịu đựng và hy sinh thầm lặng vì cuộc chiến đấu của dân tộc.

Bài thơ Bà má Hậu Giang là một tác phẩm xúc động, thể hiện rõ nét tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của Tố Hữu đối với những người mẹ miền Nam. Qua hình tượng bà má Hậu Giang, nhà thơ đã ca ngợi đức hy sinh, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. Bài thơ không chỉ là sự tri ân của tác giả mà còn là lời nhắn nhủ đối với mỗi chúng ta, rằng hãy luôn trân trọng và biết ơn những con người đã âm thầm chịu đựng đau thương để mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.

1 19 15/01/2025