TOP 5 mẫu Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (2025) SIÊU HAY

Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau lớp 9 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 25 09/01/2025


Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau

5+ Nghị luận về Giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (điểm cao)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội) - Giữ gìn nguồn ngước cho hôm nay và mai sau.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (mẫu 1)

Nguồn nước là một nguồn tài nguyên quý báu và không thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày của con người và hệ sinh thái. Tuy nhiên, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, cạn kiệt và phân bố không đồng đều do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và khai thác không bền vững. Trong bối cảnh này, việc giữ gìn nguồn nước cho tương lai và mai sau trở thành một trách nhiệm không thể phủ nhận của mỗi cá nhân.

Nguồn nước không chỉ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái và sự phát triển kinh tế-xã hội. Nước là nguồn cung cấp năng lượng, nguồn lợi thế trong nông nghiệp và công nghiệp, cũng như là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Sự cần thiết và quan trọng của nguồn nước đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước một cách bền vững.

Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như chất thải công nghiệp, xả rác thải sinh hoạt trực tiếp vào sông ngòi, sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, cạn kiệt nguồn nước cũng đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng do sự khai thác không bền vững, biến đổi khí hậu và lạm phát nguồn nước. Điều này đe dọa đến sự sống còn của hàng triệu người và gây ra những tác động tiêu cực lớn đến môi trường và hệ sinh thái.

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn nguồn nước cho tương lai và mai sau. Đầu tiên, chúng ta cần phải tăng cường ý thức về tầm quan trọng của nguồn nước và tác động của hành động cá nhân lên nguồn nước. Việc giảm thiểu sự lãng phí nước trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, và tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước là những cách cụ thể mà mỗi cá nhân có thể làm.

Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn nước, như tham gia vào các chiến dịch thu gom rác thải, sử dụng ô tô ít hơn hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, và tham gia vào các dự án tái chế và tái tạo nguồn nước. Hành động nhỏ của mỗi cá nhân sẽ góp phần vào việc bảo vệ và giữ gìn nguồn nước cho tương lai và mai sau.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn nguồn nước cho tương lai và mai sau không thể phủ nhận. Chúng ta cần phải có ý thức và hành động một cách có trách nhiệm để bảo vệ và sử dụng nguồn nước một cách bền vững. Chỉ khi mỗi cá nhân đều tham gia và đóng góp, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng nguồn nước sạch sẽ và đủ đáp ứng nhu cầu của cả thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (mẫu 2)

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa...Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: Ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khỏe.

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định lấy phần nào thể hiện được vai trò của nước sạch đối với đời sống. Không chỉ vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hơn 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người: Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: Nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc...Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứ vì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước vẫn bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt máy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ...Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Để có được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống...hay rơi vào tình trạng "sông cạn", mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông...Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân. Bởi sự phụ thuộc của sự sống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu. Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đề căng thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng "ung thư", làng "u bệnh" xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn...đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiểm họa đe dọa sự sống toàn nhân loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh...Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy tỷ con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động để giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xử lí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sự sống. Song, trước thực tế đang ngày càng vơi cạn, dần bị ô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (mẫu 3)

Cuộc sống của con người hình thành và duy trì, phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong số đó là nước. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người.

Sự sống được cấu thành với nhiều thành phần bao gồm thế giới tự nhiên và nhân tạo. Nước là một trong những thành tố chủ yếu nhất. Nước là một hợp chất hóa học của hai nguyên tố oxi và hidro. Nó xuất hiện từ thuở sơ khai, ngay từ những ngày đầu thế giới bắt đầu hình thành. Cho tới hôm nay, nước vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Trước tiên, nước ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Nó đi vào cơ thể nuôi dưỡng tế bào bằng cách cung cấp chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Đồng thời, nước chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã, ổn định nhiệt độ cơ thể. Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Nó là thức uống không thể không có trong đời sống hàng ngày. Con người bình thường có thể nhịn ăn cả tuần nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Mất nước, cơ thể chúng ta sẽ dần hao mòn năng lượng và trở nên suy yếu, cuối cùng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nước còn có vai trò đặc biệt thiết yếu đối với đời sống sinh hoạt. Nước là một trong những vật chất cấu thành môi trường sống của chúng ta, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể sống được. Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng… Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng. Nước được khai thác tiềm năng thủy điện, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của loài người. Đây là nguồn năng lượng sạch và chiếm 20% lượng điện của thế giới. Giao thông đường thủy là một trong những con đường có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nước tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường. Trong y tế, nước là một trong những chất cần thiết được sử dụng để truyền, phục hồi sức khỏe và nằng lượng cho người bệnh. Nước có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường…. Nước bốc hơi tạo ra mưa góp phần cân bằng nhiệt độ của môi trường, thúc đẩy cây cối sinh trưởng và phát triển.

Vai trò của nước đối với đời sống chỉ thực sự được nhận thức rõ ràng khi ô nhiễm nguồn nước bắt đầu xuất hiện. Ô nhiễm nguồn nước đang dần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết mà cả xã hội quan tâm ngày nay. Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, một lượng lớn chất thải công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp ra những sông lớn, ao hồ...gây ô nhiễm, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống xung quanh. Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ung thư cho con người. Đã từng có một ngôi làng được phát hiện nhiễm ung thư do nguồn nước mà cả dân làng sử dụng.

Trước thực trạng nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt như thế, con người cần có biện pháp khắc phục. Nếu không có các chính sách về việc bảo vệ và sử dụng nước hợp lý thì trong tương lai, nước sạch sẽ trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm. Ngay cả hiện tại , có tới khoảng 20- 40% người dân sử dụng nước không đảm bảo vậy nên việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là không thể tránh khỏi.

Để bảo vệ nguồn nước, mỗi cá nhân cần nhận thức đầy đủ vai trò của nước đối với đời sống con người, từ đó có sự điều chỉnh hành vi. Sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, đúng mục đích, không gây thất thoát nước, ngăn chặn và đề phòng những hành động gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện tích lũy nguồn nước, chung tay thực hiện đầy đủ các luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường cùng các luật, pháp lệnh khác quy định về khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường nước bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.

Cuộc sống sẽ không thể tiếp tục nếu chúng ta sống mà không có nước. Hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của nó, chúng ta hãy cùng chung tay hành động bảo vệ nguồn nước, sử dụng hợp lý. Tất cả vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp và luôn bền vững.

Nghị luận về vấn đề giữ gìn nguồn nước cho hôm nay và mai sau (mẫu 4)

Nước là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất. Không chỉ là nguồn cung cấp sự sống cho con người, mà nước còn đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như duy trì sự cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2,2 triệu người chết mỗi năm do nước bẩn, và 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong do tiêu chảy liên quan đến ô nhiễm nước. Đặt ra câu hỏi: Cần làm gì để giữ gìn nguồn nước cho hiện tại và tương lai?

Nước không chỉ là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày như uống, tắm rửa hay rửa sạch thực phẩm mà còn là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Theo Liên hợp quốc, 70% lượng nước được sử dụng cho nông nghiệp, đóng góp lớn vào an ninh lương thực. Nước cũng là môi trường sống cho hàng triệu loài động thực vật, giúp duy trì sự đa dạng sinh học. Hơn nữa, nước đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế thông qua các ngành công nghiệp, cả trong quy trình sản xuất và xử lý chất thải.

Ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng nhanh chóng và được gây ra bởi nhiều nguyên nhân chính. Trước tiên, nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp, khi được xả thải trực tiếp vào sông hồ mà không qua xử lý, đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Theo một báo cáo từ Cục Bảo vệ Môi trường, có tới 80% nguồn nước ở các đô thị lớn bị ô nhiễm, trong khi đó, 60% nước ngầm ở các khu vực nông thôn cũng không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp đã làm gia tăng lượng thuốc trừ sâu, phân bón, từ đó dẫn đến ô nhiễm mặt nước và đất. Hệ lụy từ tình trạng này là rất nghiêm trọng: bệnh tật gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm, và nguy cơ gia tăng các dịch bệnh liên quan đến nguồn nước.

Để bảo vệ nguồn nước, việc nâng cao ý thức cộng đồng là vô cùng quan trọng. Cần phải tuyên truyền, giáo dục người dân về vai trò của nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước, đồng thời khuyến khích tham gia vào các hoạt động làm sạch nguồn nước, như lễ phát động làm sạch sông ngòi, kênh rạch.

Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng nước hiệu quả cũng là điều cần thiết. Các cá nhân và doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước. Tái sử dụng nước thải sau xử lý không chỉ giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường mà còn bảo toàn nguồn nước sạch.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng là giải pháp quan trọng. Chính phủ cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại để đảm bảo mọi nguồn nước trước khi được xả ra môi trường đều đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, việc khôi phục và duy trì các nguồn nước tự nhiên như sông, hồ cũng cần được thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái.

Cuối cùng, cần thực hiện các chính sách và luật pháp nghiêm ngặt về quản lý nguồn nước. Các quy định cần được đặt ra rõ ràng và nghiêm khắc để xử lý các hành vi xả thải trái phép, đồng thời có những biện pháp khuyến khích việc bảo vệ nguồn nước của mỗi cá nhân và tổ chức.

Giữ gìn nguồn nước không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là nghĩa vụ của toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi cá nhân hãy cùng nhau hành động để bảo vệ và gìn giữ nguồn nước quý giá, vì lợi ích của chính ngày hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Đừng quên rằng, mỗi giọt nước đều mang trong nó giá trị của sự sống, và sự chung tay bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ sự sống cho chính chúng ta và tương lai.

1 25 09/01/2025