TOP 15 mẫu Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) (2024) SIÊU HAY

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1 34 lượt xem


Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

TOP 15 mẫu Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (mẫu 1)

Từ xa xưa, tục ngữ "Rừng vàng, biển bạc" đã được ông cha chúng ta truyền lại để tôn vinh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người. Rừng không chỉ mang lại cho chúng ta những tài nguyên vật chất và của cải, mà còn có những lợi ích vô cùng to lớn cho hệ sinh thái. Điều này không ngẫu nhiên khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc bảo vệ hệ động thực vật nguyên sinh của khu rừng cũng như tăng cường triển khai dự án trồng cây để phủ xanh đất trống và đồi núi cằn cỗi.

Rừng là nơi tập hợp của nhiều loài sinh vật trong một diện tích rộng lớn, trong đó cây cối chiếm số lượng chủ yếu. Quá trình phát triển của rừng trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm rừng non, rừng sào, rừng trung niên và rừng già. Hệ sinh thái trong rừng luôn phát triển và thay đổi không ngừng. Đây cũng là đặc điểm đặc biệt của môi trường rừng so với các môi trường khác. Vậy, tại sao bảo vệ rừng lại đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta? Đó là bởi vì rừng có mối liên hệ mật thiết với con người, như một bộ phận của hệ thống "phổi xanh" giúp điều hòa không khí. Cây lá trong rừng hấp thụ khí CO2 và tỏa ra khí O2, cung cấp năng lượng sống cho con người. Nhờ có rừng, chúng ta có không khí trong lành để hít thở, đồng thời đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe hàng ngày.

Bên cạnh đó, rừng cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp, đặc biệt là trong ngành sản xuất giấy. Nó cũng là nguồn cung cấp củi để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, trong công cuộc phòng chống thiên tai, cây rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các "trường thành" vững chắc, ngăn chặn dòng chảy nước, ngăn chặn sạt lở đất và lũ quét, ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí tính mạng của con người.

Rừng có vai trò quan trọng và cần thiết như vậy, tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức để bảo vệ rừng. Hiện nay, do tham lam và lợi ích kinh tế, nhiều kẻ lâm tặc tàn phá rừng, cướp đi sinh mạng của hàng trăm loài cây quý giá và hàng ngàn sinh vật xung quanh. Đáng tiếc, nhiều người chỉ quan tâm tới lợi ích ngắn hạn mà quên đi giá trị và ý nghĩa của rừng trong hiện tại và tương lai. Chúng ta cần lên án những hành động đáng buồn này.

Do đó, tôi cho rằng Nhà nước cần có những quy định nghiêm ngặt hơn về việc ngăn chặn việc chặt phá và đốt rừng để tránh tổn thương tài nguyên quý giá của Trái Đất. Đồng thời, mỗi người dân cần trở thành chiến sĩ trong cuộc chiến bảo vệ rừng, chỉ khi đó, "phổi xanh" của Trái Đất mới có thể tồn tại và đóng góp vai trò của mình.

Chúng ta hãy hiểu và thực hiện trách nhiệm của mình đối với tài nguyên rừng. Hãy cùng nhau bảo vệ sự sống của chúng ta ngay từ hôm nay.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (mẫu 2)

Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

Trước tiên đó chính là rừng– lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?

Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:

“ Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Không những thế, biển cả còn là 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.

Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.

Cũng có thể nói biển và đất có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.

Thiên nhiên không chỉ có đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.

Đó có thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, Thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, Rặng san hô hùng vĩ ở Úc, Rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peru, Thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng như của thế giới.

Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có những tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (mẫu 3)

Trên hành trình tiến hóa, con người luôn có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên. Tự nhiên là mẹ hiền ban tặng cho ta bầu không khí trong lành, nguồn nước mát, thức ăn dồi dào và muôn vàn tài nguyên quý giá. Con người, từ thuở sơ khai, đã nương náu vào vòng tay che chở của tự nhiên, học hỏi và thích nghi để sinh tồn. Tuy nhiên, mối quan hệ này không chỉ đơn thuần là sự ban tặng và phụ thuộc. Con người, với trí tuệ và bản năng, không ngừng khai phá và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống. Nhu cầu ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác bừa bãi, tàn phá môi trường, tạo nên những hệ quả tiêu cực cho cả con người và tự nhiên.Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên là những hồi chuông cảnh tỉnh cho sự mất cân bằng trong mối quan hệ này. Lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh... ngày càng gia tăng, đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của con người.

Trước thực trạng đó, con người buộc phải thức tỉnh và thay đổi cách nhìn nhận về mối quan hệ với tự nhiên. Chúng ta không thể mãi mãi vơ vét, bóc lột mà không quan tâm đến hậu quả. Thay vào đó, cần hướng đến sự phát triển bền vững, hài hòa giữa con người và môi trường.Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, thực hiện những hành động thiết thực như tiết kiệm năng lượng, hạn chế rác thải, sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, cần có sự chung tay của các quốc gia trên toàn thế giới. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ bảo vệ môi trường; cùng nhau giải quyết những vấn đề chung như biến đổi khí hậu, ô nhiễm đại dương...Con người và tự nhiên là một thể thống nhất, không thể tách rời. Chỉ khi con người trân trọng, gìn giữ và sống hòa hợp với tự nhiên, chúng ta mới có thể hướng đến một tương lai tươi sáng cho chính bản thân và thế hệ mai sau.

Vòng xoáy tương sinh tương khắc giữa con người và tự nhiên là một quy luật tất yếu. Hiểu rõ và hành động đúng đắn để duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ này là trách nhiệm và sứ mệnh chung của toàn nhân loại.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (mẫu 4)

đang cập nhật

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (mẫu 5)

đang cập nhật

1 34 lượt xem