TOP 5 mẫu Nghị luận phân tích Ai tư vãn (2024) SIÊU HAY

Nghị luận phân tích Ai tư vãn lớp 9 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 20,868 11/11/2024


Nghị luận phân tích Ai tư vãn

TOP 5 mẫu Nghị luận phân tích Ai tư vãn (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) - Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân)

Dàn ý Nghị luận phân tích Ai tư vãn

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Ngọc Hân và bài thơ Ai tư vãn.

b. Thân bài

- Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài thơ Ai tư vãn.

- Phân tích nội dung (ý nghĩa, thông điệp,...) của bài thơ.

- Phân tích nghệ thuật (ngôn từ, BPTT,...) của bài thơ.

c. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

- Dẫn dắt: Tố Hữu đã từng nói: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nỗi buồn quả phụ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất được trích từ tác phẩm Ai tư vấn của Lê Ngọc Hân.

- Nêu nhận định chung về tác phẩm/đoạn trích: Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.

- Trích đoạn trích:

Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:

Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?

2. Thân bài

1. Giới thiệu chung

- Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vẫn” được ra đời.

- “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ". Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.

- Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.

2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích *Khổ thơ 1, 2:

- Hình ảnh:

+“Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. Phải chăng, “trăng mờ” chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do giọt nước mắt còn vương trên mi nàng đã làm cho trăng cứ thế mở đi mãi.

+ Đứng trước gương, gương soi chiếu hình ảnh của chính mình, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn.

+ “Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà”: ngỡ là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hiu của chính mình.

+ “Hoa buồn”, “Cảnh hải đường đã quyện giọt sương”: hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương, hay chính ý tác giả là hải đường đang khóc như là một điềm gở. Thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng.

+ “Trông chim càng dễ đoạn trưởng/ Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”: trông chim bay thì thấy chim tan đà lẻ bóng, uyên ương nay chỉ còn lại chiếc bóng, phượng hoàng cũng chỉ còn là lẻ đôi. Nhìn vào đâu đâu cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách.

- Từ ngữ:

+Các từ ngữ: “buồn”, “tui”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lẽ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ.

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buồn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ.

+ Nhân hóa; hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẽ đôi => Làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.

=> Kết luận: Những hình ảnh và từ ngữ đã nhuốm lên trang thơ một màu sắc bị thương khó tả. Người quả phụ nhìn lên trăng, thấy trăng mờ, nhìn xuống hoa chỉ thấy hoa tàn úa. Một mình cô đơn trong phòng khuê lạnh lẽo, đến bầu bạn cùng hoa cũng chỉ thấy hoa đã tàn úa. Nỗi buồn cứ thế lan dần ra, chiếm hết mọi ngõ ngách không gian.

* Khổ 3:

- Hình ảnh:

+ “Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy/ Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!”: Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi | lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này.

+ Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân.

- Từ ngữ: “ngùi ngùi”, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời

của người quả phụ.

- Biện pháp tu từ: Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi tu từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cử cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời.

=> Kết luận: Khổ thơ là tiếng lòng xót thương cho cuộc đời của mình, là nỗi đau buồn khi phải sống trong cảnh quá phụ cô đơn lẻ chiếc một mình.

Đánh giá chung

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tỉnh: Xuyên suốt đoạn trích, cảnh vật thê lương, ảm đạm: trăng mờ, hoa buồn, hải đường quyện giọt sương, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi... Không có một hình ảnh nào ấm áp, vui tươi. Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bị thương, u tối.

+ Giọng điệu u buồn, xót xa.

+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.

- Nội dung: Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” khắc họa nỗi buồn triên miên của người phụ nữ cũng như thể hiện tình yêu của bà dành cho vua Quang Trung.

4. Liên hệ mở rộng

Có thể liên hệ với một số câu thơ cũng viết về tình cảnh lẻ loi, cô đơn hoặc sự buồn tủi của người phụ nữ trong văn học trung đại. Cụ thể:

- Sự lẻ loi, cô đơn, luôn ngóng trông người chồng mình trở về của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thẩu,

Nỗi nhớ chàng đau đầu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn."

Khác với “Ai tư vấn” của “Lê Ngọc Hân, bài thơ “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi nhớ đến tột cùng của người chinh phụ, luôn ngóng trông tin của người chồng từ phương xa trở về. Một nét chung có thể thấy ở cả hai tác phẩm là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho thiên nhiên, trời đất cũng phải buồn theo con người.

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích: Là tiếng lòng được cất lên từ chính cuộc đời của mình, “Nỗi buồn quả phụ” là một đoạn trích rất đặc sắc, là những dòng tâm sự của nàng về cuộc đời của mình, về nỗi buồn chua xót khi mất đi người chồng.

- Liên hệ bản thân/thời đại: Chính những cảm xúc chân thành ấy đã làm nên sự thành công cho tác phẩm của nàng cũng như ghi dấu ấn với bạn đọc muôn thế hệ.

Nghị luận phân tích Ai tư vãn (mẫu 1)

Như nhà thơ Tố Hữu từng nói: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”. Phải chăng chính vì điều đó mà ta bắt gặp một chất giọng sầu thương ai oán trong tác phẩm “Ai tự vãn” của Lê Ngọc Hân. Nổi bật lên trong thi phẩm là đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” bởi chính nỗi đau xé triền miền của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình:

“Buồn trông trùng, trăng mờ thêm tủi:

Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?”

Lê Ngọc Hân (1770-799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vẫn” được ra đời.

Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài văn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời. Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.

Ở hai khổ thơ đầu tiên, ta đã thấy được nỗi buồn triền miên từ sâu thẳm trong tâm hồn của nhân vật trữ tỉnh. Ngay từ đầu đoạn trích, một màu sắc u ám đã bao lấy toàn bộ cảnh vật:

“Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:

Gương Hằng Nga đã bụi màu trong!"

Một mình lẻ loi trong căn phòng trống, người quả phụ ngước nhìn lên trăng, để tìm cho mình chút an ủi, nhưng dường như mọi thứ lại càng trở nên tồi tệ hơn. “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện được. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. Phải chăng, “trăng mờ” chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do giọt nước mắt còn vương trên mi nàng đã làm cho trăng cứ thế mờ đi mãi.

Lặng ngắm mình trước gương, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn:

“Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,

Thiên duyên lạnh lẽo, đêm động biên hà.”

Cứ ngỡ cuộc tình này là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hiu của chính mình.

Nỗi buồn của người quả phụ ấy đã ngấm sâu vào cả trong những bông hoa trong vườn. Quanh quẩn buồn chán, ngắm nhìn những bông hoa, nhưng nào biết rằng hoa cũng đã nhuốm màu tâm trạng của chính mình:

“Buồn xem hoa, hoa buồn Nệm thẹn

Cảnh hải đường đã quyện giọt sương!”

Hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương. Đấy là giọt sương hay giọt lệ của hoa. Phải chăng, ý của tác giả là hải đường đang khóc. Như vậy, thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng. Nhìn lên trăng, trăng cũng đeo sầu, nhìn vào gương chỉ thấy mình thêm thẹn, nhìn xuống hoa thấy hoa đang khóc, nhìn ra xa lại thấy chim lẻ bóng đơn côi. Nhìn vào đâu đâu, nàng cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách:

Trông chim càng dễ đoạn trường

uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”

Việc sử dụng các hình ảnh trên kết hợp cùng lớp từ ngữ: buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lễ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh Và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ. Ngoài ra, ta còn thấy sự tài năng của tác gia được thể hiện qua các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buôn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ. Hay là biện pháp tu từ nhân hóa: hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.

Sự kết hợp của các từ hình ảnh và từ ngữ trong hai khổ thơ trên đã nhuốm lên trang thơ một màu sắc bị thương khó tả. Người quả phụ nhìn lên trăng, thấy trăng mờ, nhìn xuống hoa chỉ thấy hoa tàn úa. Một mình cô đơn trong phòng khuê lạnh lẽo, đến bầu bạn cùng hoa cũng chỉ thấy hoa đã tàn úa. Nỗi buồn cứ thế lan dần ra, chiếm hết mọi ngõ ngách không gian.

Nếu hai khổ thơ trước, Lê Ngọc Hân khắc họa nỗi buồn của mình hòa vào thiên nhiên cảnh vật, thì tới khổ thơ tiếp theo ta như được nghe thấy tiếng lòng ai oán của nàng về cuộc tình hẩm hiu của chính mình:

“Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy.

Tiệc vui mừng còn thấy chỉ đâu!

Phút giây bãi biển nương dâu,

Cuộc đời là thể, biết hầu nài sao?”

Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này. Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân. Các từ ngữ “ngùi ngùi, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương đâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ. Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi ta từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời. Khổ thơ là tiếng lòng xót thương cho cuộc đời của mình, là nỗi đau buồn khi phải sống trong ảnh quá phụ cô đơn lẻ chiếc một mình.

Chỉ vỏn vẹn trong ba khổ thơ ngắn, đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” đã khắc họa rất thành công nỗi buồn triền miên, sự đau khổ trong tấm hồn của tác giả cũng như thể hiện tình yêu mà nàng dành cho người chồng của mình. Và để có thể chuyển tải một cách sâu sắc tâm trạng cũng như tấm lòng của Ngọc Hân dành cho Quang Trung, đoạn trích đã xây dựng rất thành công một số biện pháp nghệ thuật, đặc biệt phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình. Xuyên suốt đoạn trích, cảnh vật thê lương, ảm đạm: trăng mờ, hoa buồn, hải đường quyện giọt sương, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi... Không có một hình ảnh nào ấm áp, vui tươi. Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bị thương, u tối. Bên cạnh đó, việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích. Từ đó ta có thể thấy được sự tài năng của tác giả.

Cùng viết về nỗi buồn, sự cô đơn của người phụ nữ, nhưng ở mỗi tác phẩm khác nhau, mỗi tác gia lại có những cách thể hiện khác nhau. Trong đó, có thể kể đến bài thơ “Chinh phụ ngâm. Đặng Trần Côn đã tập trung khắc họa sự lẻ lôi, cô độc, luôn ngóng trông người

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn”.

Khác với “Ai tư vãn” của “Lê Ngọc Hân, bài thơ “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi nhớ đến tột cùng của người chinh phụ, luôn ngóng trông tin của người chồng từ phương xa trở về. Một nét chung có thể thấy ở cả hai tác phẩm là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tỉnh đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho thiên nhiên, trời đất cũng phải buồn theo con người.

Là tiếng lòng được cất lên từ chính cuộc đời của mình, “Nỗi buồn quả phụ” là một đoạn trích rất đặc sắc, là những dòng tâm sự của nàng về cuộc đời của mình, về nỗi buồn chua xót khi mất đi người chồng. Chính những cảm xúc chân thành ấy đã làm nên sự thành công cho tác phẩm của nàng cũng như ghi dấu ấn với bạn đọc muôn thế hệ.

Nghị luận phân tích Ai tư vãn (mẫu 2)

Bài thơ Ai tư vãn được công chúa Lê Ngọc Hân sáng tác để khóc thương chồng – vua Quang Trung. Bài thơ là dòng huyết lệ của nỗi buồn đau tưởng nhớ, tiếng khóc thành thơ của một bà hoàng, một trong những tác phẩm sáng giá nhất (và có thể là sớm nhất) viết về người anh hùng kiệt xuất Quang Trung Nguyễn Huệ.

Trong "Từ điển văn học" (bộ mới. NXB Thế giới, 2004), ở mục từ "Ai tư vãn", nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: "Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ đẻ là người làng Phù Ninh, huyện Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Từ bé đã thông kinh sử và biết làm thơ văn. Năm 1786, mới 16 tuổi nàng được vua cha cho kết duyên với Nguyễn Huệ lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh. Sau đó, Nguyễn Huệ lên làm vua. Năm Kỷ Dậu (1789) chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung lập Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu. Năm Nhâm Tý (1792) nhà vua qua đời, để lại cho Ngọc Hân hai con nhỏ. Ngọc Hân rất đau khổ, nàng làm bài "Ai tư vãn" để khóc chồng. Sau khi Ngọc Hân mất, triều đình Tây Sơn truy tặng miếu hiệu là Như ý Trang Thận Trinh Nhất Vũ Hoàng hậu".

Từ một vài thông tin ngắn gọn về tác giả tác phẩm như trên, có thể Lê Ngọc Hân là một bà hoàng làm thơ. Đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử thi ca Việt Nam: văn chương trung đại ở ta không hiếm những ông hoàng làm thơ (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Lê Thánh Tông, Tự Đức...), nhưng bà hoàng làm thơ - và lại là loại thơ có thể lưu truyền hậu thế - thì cực ít. Ngoài ra, đây là "nhà thơ một bài". Vì, tuy nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết: "Từ bé đã thông kinh sử và biết làm thơ văn", nhưng về mặt tư liệu, cho đến nay vẫn chưa ai tìm thấy tác phẩm nào khác của Ngọc Hân công chúa ngoài "Ai tư vãn".

"Ai tư vãn" được Ngọc Hân công chúa viết ra có lẽ không với dụng ý "làm thơ", mà đó là tiếng khóc thành thơ, là tâm trạng buồn đau khôn xiết đã mượn được cấu trúc âm điệu sẵn có của thể song thất lục bát mà cất lên lời. "Ai tư vãn", như chính tên gọi của nó - Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ - là tác phẩm nói lên một tâm trạng, chứ không phải tác phẩm chuyển tải một luận đề hay kể lại một câu chuyện. Và đây là tâm trạng của chính tác giả - Ngọc Hân công chúa, một con người cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - chứ không phải tâm trạng của một nhân vật văn chương (người vợ có chồng đi lính trong "Chinh phụ ngâm", hay người cung nữ bị thất sủng trong "Cung oán ngâm").

Tâm trạng ấy khởi lên từ mối quan hệ với một con người cũng rất cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - hoàng đế Quang Trung - chứ không phải từ một nhân vật của văn chương (người chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm", hay đấng thiên tử háo sắc và bạc bẽo trong "Cung oán ngâm").

Mạch tâm trạng của chủ thể trữ tình trong "Ai tư vãn", theo chiều thời gian, chạy suốt từ quá khứ tới hiện tại, từ nỗi nhớ về hình ảnh lúc sinh thời của người đã khuất tới những cảm nhận về sự mất mát đang hiện hữu quanh mình. Thoạt tiên là nỗi nhớ về "khởi điểm của mọi khởi điểm", tức lúc đôi trai tài gái sắc kết duyên phu phụ: "Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc/ Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương/ Xe dây vâng mệnh phụ hoàng/ Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy".

Ngọc Hân công chúa không "giấu giếm" sự thật về cuộc hôn nhân của mình: bốn chữ "vâng mệnh phụ hoàng" đã cho thấy đó là cuộc hôn nhân vương giả với không ít những ý đồ, những mưu toan chính trị của cả hai bên được ẩn vào bên trong. Dẫu vậy, vượt qua những toan tính thực dụng ban đầu của cuộc hôn nhân vương giả, Lê Ngọc Hân và Nguyễn Huệ đã sống một đời sống vợ chồng chứa chan tình nghĩa (Nhờ hồng phúc gội cành hòe quế/ Đượm hơi dương dây rễ cùng tươi) và mơ ước tới sự lâu bền của hạnh phúc ấy (Những ao ước chập trung tuổi hạc/ Nguyền trăm năm ngõ được vầy vui). Thế nhưng: "Ngán thay máy Tạo đất bằng/ Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan!". Quang Trung băng hà, để lại một sự nghiệp hiển hách với bao hoài bão to lớn chưa kịp thực hiện, để lại trên đời vợ góa con côi. Người thác, nhưng còn dư ảnh. Và chính cái dư ảnh ấy đã khiến cho người đang sống không ít phen phải rơi vào trạng thái nửa thực nửa mộng, tựa như bị thôi miên: "Khi trận gió hoa bay thấp thoáng/ Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu/ Vội vàng sửa áo lên chầu/ Thương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng/ Khi bóng trăng lá in lấp lánh/ Ngỡ tàn vàng nhớ cảnh ngự chơi/ Vội vàng dạo bước tới nơi/ Thương ôi vắng vẻ giữa trời sương sa!". Đọc những câu Ngọc Hân công chúa ghi lại sự trải nghiệm cá nhân này, không hồ nghi gì nữa, cái tình thực của cổ nhân đã hằn trên dòng chảy thời gian, như một minh chứng cho nỗi đau khôn xiết.

Trong hồi tưởng của Ngọc Hân công chúa, bằng những câu thơ cực tả, vua Quang Trung đã hiện lên lồng lộng với kích thước của những vĩ nhân trong huyền thoại: "Nghe trước có đấng vương Thang, Võ/ Công nghiệp nhiều, tuổi thọ thêm cao/ Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân dựng nước biết bao công trình/ Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn/ Công đức dầy ngự vận càng lâu/ Mà nay lượng cả ơn sâu/ Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần!". Xét từ quan điểm ý thức hệ, cách nhìn nhận đánh giá về Quang Trung Nguyễn Huệ như vậy tuyệt nhiên không thể có ở những người phò Lê hay theo Nguyễn - nó gần với quan điểm của nhà sử học cách mạng hơn nhiều! Dù sao chăng nữa, qua đoạn thơ này, ít nhất tác giả cũng đã lưu lại được dấu ấn của mình trong văn học sử dân tộc với một cụm từ định tính (có sức phổ biến rất rộng và lâu bền) cho nhân vật lịch sử Quang Trung: "Áo vải cờ đào".

Từ hồi tưởng quá khứ tới những cảm nhận hiện tại là cả một niềm đau đớn, một "đích lịch trình khổ nạn" với tác giả "Ai tư vãn". Bà cho hậu thế thấy điều đó bằng sự đối lập Xưa/ Giờ: "Xưa sao sớm hỏi khuya bầy/ Nặng lòng vàng đá, cạn lời tóc tơ/ Giờ sao bỗng thờ ơ lặng lẽ/ Tình cô đơn ai kẻ xét đâu/ Xưa sao gang tấc gần chầu/ Trước sân phong nguyệt trên lầu sinh ca/ Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi/ Tin hàn huyên khôn hỏi thăm lênh/ Nửa cung gẫy, phiếm cầm lành/ Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ".

Nếu xét tới "thân thế sự nghiệp" của tác giả, người đọc tất sẽ không tránh khỏi cảm giác ngậm ngùi khi đọc đoạn thơ này. Không còn là một bà hoàng sống trong nhung lụa và đau nỗi đau vương giả nữa. Tuyệt nhiên không. Chỉ còn là một góa phụ, một người đàn bà hết sức bình thường đang sống trong tâm trạng đầy sợ hãi khi phải đối diện với viễn cảnh mẹ góa con côi bơ vơ giữa biển đời dông tố!

"Đời" hơn nên đau hơn, nên hoang mang hơn, mờ mịt hơn khi người viết tự đặt mình trong cái mênh mông của không gian: "Trông mái đông lá buồm xuôi ngược/ Thấy mênh mông những nước cùng mây/ Đông rồi thời lại trông tây/ Thấy non ngân ngất, thấy cây rườm rà/ Trông nam thấy nhạn sa lác đác/ Trông bắc thôi ngàn bạc màu sương/ No trông trời đất bốn phương/ Cõi tiên khơi thẳm biết đường nào đi". Phóng tầm mắt, cũng là trải lòng mình ra khắp bốn phương trời, đây là điều thật ra Ngọc Hân công chúa, dù muốn hay không, đã học được từ người vợ lính trong "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn. Thế nhưng, là tâm sự của một con người cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể, có thể nói, nỗi thấm thía về cái mất mát mà "Ai tư vãn" của Lê Ngọc Hân đặt trên người đọc đã có được một sức lan truyền đặc biệt.

Thế kỷ XVIII - tiền bán thế kỷ XIX, giai đoạn "vàng" của văn học Việt Nam trung đại. Tính chất "vàng" của giai đoạn này đã được các nhà nghiên cứu lịch sử văn học chứng minh trên nhiều phương diện (đội ngũ tác giả, cảm hứng nhân văn, sự xuất hiện các thể loại mới bằng chữ Nôm v.v...), người viết chỉ xin nhắc đến một điểm nhỏ: đây là giai đoạn bừng nở của những tác giả nữ sáng giá, điều dường như không thể có trong bảy, tám thế kỷ văn chương trước kia: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, và Ngọc Hân công chúa.

"Nhà thơ một bài" Lê Ngọc Hân, nếu xét từ giác độ một sự nghiệp văn chương cũng như sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật thì có thể "lép" hơn một chút so với ba tác giả kể trên - ấy là kẻ hậu nhân bạo gan mà làm cái việc "cân đo" như vậy - song bà vẫn có một vị thế riêng.

"Ai tư vãn", dòng huyết lệ của nỗi buồn đau tưởng nhớ, tiếng khóc thành thơ của một bà hoàng, một trong những tác phẩm sáng giá nhất (và có thể là sớm nhất) viết về người anh hùng kiệt xuất Quang Trung Nguyễn Huệ. Bấy nhiêu đó có lẽ đã là quá đủ để Ngọc Hân công chúa lưu danh trong lịch sử văn chương dân tộc.

Nghị luận phân tích Ai tư vãn (mẫu 3)

Trong văn học Việt Nam, có những hiện tượng hi hữu, đó là có những tác giả trong suốt sự nghiệp chỉ sáng tác một bài thơ, mà bài lại là loại thơ có thể lưu truyền hậu thế, có sức sống vượt thời gian. Một trong số hiếm ấy là tác giả Lê Ngọc Hân và tác phẩm Ai tư vãn. Tác phẩm là dòng huyết lệ của nỗi buồn đau tưởng nhớ, tiếng khóc thành thơ của một bà hoàng, một trong những tác phẩm sáng giá nhất (và có thể là sớm nhất) viết về người anh hùng kiệt xuất Quang Trung Nguyễn Huệ. Đặc biệt đoạn trích sau đã cho thấy rõ nỗi niềm của hoàng hậu Lê Ngọc Hân dành cho phu quân của mình:

Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo,

[...]

Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện chăng!

* Triển khai vấn đề cần nghị luận:

- Khái quát:

Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông, kết duyên với Nguyễn Huệ lúc ông kéo quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh. Sau đó, Nguyễn Huệ lên làm vua, phong Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu. Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà, Ngọc Hân rất đau khổ, bà làm bài Ai tư vãn để khóc chồng. Văn bản đoạn trích trên nói lên phần nào tâm trạng của hoàng hậu trước sự ra đi của người chồng.

- Phân tích đoạn trích:

Luận điểm 1: Phân tích nội dung chủ đề của văn bản.

+ Tám câu thơ đầu tái hiện thực tại mất mát, tang thương của nhân vật trữ tình:

Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo,

Trước thềm lan hoa héo ron ron!

Cầu Tiên khói toả đỉnh non,

Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu!

Nỗi lai lịch dễ hầu than thở,

Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?

Sầu sầu, thảm thảm xiết bao,

Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời!

++ Bút pháp tả cảnh ngụ tình được vận dụng tuyệt khéo, tuyệt hay. Người vợ mượn những hình ảnh phòng tiêu lạnh lẽo, hoa héo ron ron để gợi nỗi lòng sầu héo, bi thương trước thực tại Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu.

++ Những từ ngữ trực tiếp diễn tả tâm trạng cũng phát huy tác dụng trong việc biểu đạt nỗi lòng bi ai, sầu héo của nhân vật trữ tình trước mất mát lớn lao của cuộc đời: rầu rầu, sầu sầu, thảm thảm,…

++ Hình ảnh ẩn dụ lồng trong lối nói quá ở dòng thơ Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời đặc tả nỗi sầu thảm chẳng gì đong đếm hết của người vợ khi đức lang quân qua đời. Nỗi sầu, thảm vốn chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác, cảm xúc, nhưng ở đây lại được cụ thể hoá như có thể nhìn thấy được đầy giạt bể, cao ngất trời.

+ Hai hai dòng thơ tiếp theo là sự hồi tưởng về những tháng ngày hạnh phúc của nghĩa tình phu phụ.

++ Mạch tâm trạng của chủ thể trữ tình trong “Ai tư vãn”, theo chiều thời gian, chạy suốt từ quá khứ tới hiện tại, từ nỗi nhớ về hình ảnh lúc sinh thời của người đã khuất tới những cảm nhận về sự mất mát đang hiện hữu quanh mình. Thoạt tiên là nỗi nhớ về “khởi điểm của mọi khởi điểm”, tức lúc đôi trai tài gái sắc kết duyên phu phụ:

Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,

Nghĩa tôn phò vằng vặc bóng dương,

Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,

Thuyền lan, chèo quế thuận đường vu qui.

Ngọc Hân công chúa không “giấu giếm” sự thật về cuộc hôn nhân của mình: bốn chữ “vâng mệnh phụ hoàng” đã cho thấy đó là cuộc hôn nhân vương giả với không ít những ý đồ, những mưu toan chính trị của cả hai bên được ẩn vào bên trong.

++ Vâng mệnh vua cha, nàng công chúa nhà Lê theo chồng về dinh.

Sang yêu muôn đội ơn trên,

Rỡ ràng vẻ thuý, nối chen tiếng cầm.

Lượng che chở, vụng lầm nào kể,

Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời,

Dầu rằng non nước biến dời,

Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là.

Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,

Khắp tôn thân cũng đội ơn sang,

Miếu đường còn dấu chưng thường,

Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh.

Nàng một lòng một dạ với chồng và người chồng cũng rất trân trọng người vợ của mình. Vì vợ mà vị hoàng đế Quang Trung cũng giành cho vương triều nhà Lê những ân sủng nhất định: Khắp tôn thân cũng đội ơn sang - Miếu đường còn dấu chưng thường.

++ Vượt qua những toan tính thực dụng ban đầu của cuộc hôn nhân vương giả, Lê Ngọc Hân và Nguyễn Huệ đã sống một đời sống vợ chồng chứa chan tình nghĩa:

Nhờ hồng phúc, đôi cành hoè quế,

Đượm hơi dương, dây rễ cùng tươi.

Họ cùng nhau mơ ước tới sự lâu bền của hạnh phúc lứa đôi giản dị đích thực như bao cặp phu phụ trong nhân gian:

Những ao ước trập trùng tuổi hạc,

Nguyền trăm năm ngỡ được vầy vui,

+ Mười dòng thơ tiếp theo là nỗi đau ly biệt:

++ Khi vua Quang Trung lâm trọng bệnh, cùng với quần thần trăm họ, Hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã hết lòng thuốc thang, lễ bái thần Phật để chữa bệnh, đảo mệnh cho chồng:

Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết,

Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên!

Xiết bao kinh sợ lo phiền,

Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu.

Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước.

Phương pháp nào đổi được cùng chăng?

++ Thế nhưng: “Ngán thay máy Tạo đất bằng/ Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan!”. Dẫu là Thiên tử cũng không thể cưỡng mệnh trời, Quang Trung băng hà, để lại một sự nghiệp hiển hách với bao hoài bão to lớn chưa kịp thực hiện, để lại trên đời vợ góa con côi.

+ Mười hai câu thơ cuối là nỗi đau đớn khôn nguôi cùng niềm lo lắng cho tương lai thân phận thê nhi sau cái chết của chồng:

++ Chốn triều đường nhiều ganh đua, đố kị, nàng Hậu họ Lê theo chồng vào kinh chỉ biết nương tựa vào chồng. Giờ khi Hoàng đế băng hà, bà không khỏi lo lắng, hoang mang, kinh sợ cho tương lai của mình và các con nhỏ:

Lênh đênh chút phận bèo mây,

Duyên kia đã vậy, thân này nương đâu!

Trằn trọc luống đêm thâu, ngày tối,

Biết cậy ai dập nỗi bi thương?

Những từ láy tượng hình, những câu hỏi tu từ chất chứa bao nỗi băn khoăn, trăn trở của vị Hoàng hậu họ Lê: lênh đênh, chút phận bèo mây, thân này nương đâu. Nỗi phiền lo biến thành niềm ám ảnh khiến bà mất ăn mất ngủ trằn trọc luống đêm thâu, ngày tối, héo hon, mòn mỏi tấm thân, cõi lòng.

++ Người thác, nhưng còn dư ảnh. Và chính cái dư ảnh ấy đã khiến cho người đang sống không ít phen phải rơi vào trạng thái nửa thực nửa mộng, tựa như bị thôi miên:

Trong mong luống những mơ màng,

Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say.

Khi trận gió, hoa bay thấp thoáng,

Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu:

Vội vàng sửa áo lên chầu,

Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện chăng!

Đọc những câu Ngọc Hân công chúa ghi lại sự trải nghiệm cá nhân này, không hồ nghi gì nữa, cái tình thực của cổ nhân đã hằn trên dòng chảy thời gian, như một minh chứng cho nỗi đau khôn xiết.

=> Nếu xét tới “thân thế” của tác giả, người đọc tất sẽ không tránh khỏi cảm giác ngậm ngùi khi đọc đoạn thơ này. Không còn là một bà hoàng sống trong nhung lụa và đau nỗi đau vương giả nữa. Tuyệt nhiên không. Chỉ còn là một góa phụ, một người đàn bà hết sức bình thường đang sống trong tâm trạng đầy sợ hãi khi phải đối diện với viễn cảnh mẹ góa con côi bơ vơ giữa biển đời dông tố!

Luận điểm 2: Phân tích một số đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

+ Thể thơ song thất lục bát với quy định rất chặt chẽ về vần, về nhịp.

++ Vần chân xen vần lưng, vần trắc xen lẫn vần bằng. Chẳng hạn ở khổ thơ thứ nhất:

Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,

T

Nghĩa tôn phò vằng vặc bóng dương,

T B

Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,

B

Thuyền lan, chèo quế thuận đường vu qui.

B

++ Nhịp thơ của cặp câu song thất chủ yếu nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4), ví dụ hai câu:

Từ nắng hạ,/ mưa thu trái tiết,

Xót mình rồng/ mỏi mệt chẳng yên!

Cặp lục bát chủ yếu ngắt nhịp chẵn, ví dụ hai câu sau:

Vội vàng/ sửa áo/ lên chầu,

Thương ôi,/ quạnh quẽ trước lầu/ nhện chăng!

Vần nhịp ấy góp phần tạo nên giọng điệu riêng của đoạn thơ: vừa kể việc, vừa trải nỗi niềm, vừa đầy sầu đau bi thiết, vừa đau đáu nỗi lo thương phận xót người.

++ Đặc biệt, thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với việc biểu đạt nội dung của đoạn thơ. Nhân vật trữ tình là người vợ đang khóc chồng. Nỗi đau sinh ly tử biệt muôn đời vẫn luôn là mất mát lớn lao với bất kì ai, hơn nữa đây lại là sự ra đi của một bậc quân vương, nên nỗi đau đớn, mất mát càng không thể bù đắp được.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc mà giàu giá trị biểu cảm. Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ như biện pháp so sánh, ẩn dụ,… Bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa. Tất cả đã diễn tả sâu sắc, thấm thía nỗi niềm của bà Hoàng hậu họ Lê trước sự ra đi của người chồng.

- Đánh giá; liên hệ, mở rộng:

+ Khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: Đoạn thơ trích trong “Ai tư vãn” là một đoạn thơ mẫu mực của thể thơ song thất lục bát thuần tuý dân tộc với vần nhịp, giọng điệu phù hợp để diễn tả tâm sự, nỗi niềm của người vợ trong không gian, thời gian cụ thể là trước sự ra đi của người chồng.

+ Liên hệ mở rộng:

“Nhà thơ một bài” Lê Ngọc Hân, nếu xét từ giác độ một sự nghiệp văn chương cũng như sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật thì có thể “lép” hơn một chút so với các tác giả trung đại nổi tiếng với thể song thất lục bát, song bà vẫn có một vị thế riêng. Ai tư vãn, như chính tên gọi của nó - bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ - là tác phẩm nói lên một tâm trạng, chứ không phải tác phẩm chuyển tải một luận đề hay kể lại một câu chuyện. Và đây là tâm trạng của chính tác giả - Ngọc Hân công chúa, một con người cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - chứ không phải tâm trạng của một nhân vật văn chương (người vợ có chồng đi lính trong "Chinh phụ ngâm", hay người cung nữ bị thất sủng trong "Cung oán ngâm"). Tâm trạng ấy khởi lên từ mối quan hệ với một con người cũng rất cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - hoàng đế Quang Trung - chứ không phải từ một nhân vật của văn chương (người chinh phu trong "Chinh phụ ngâm", hay đấng thiên tử háo sắc và bạc bẽo trong "Cung oán ngâm").

* Khẳng định ý nghĩa và giá trị của đoạn trích

“Ai tư vãn” là dòng huyết lệ của nỗi buồn đau tưởng nhớ, tiếng khóc thành thơ của một bà hoàng, một trong những tác phẩm sáng giá nhất (và có thể là sớm nhất) viết về người anh hùng kiệt xuất Quang Trung Nguyễn Huệ. Bấy nhiêu đó có lẽ đã là quá đủ để Ngọc Hân công chúa lưu danh trong lịch sử văn chương dân tộc. Đoạn trích giúp người đọc chúng ta hôm nay hiểu hơn về thế hệ tiền nhân, đồng thời bồi đắp cho con người tình cảm biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi buồn đau của con người trong cuộc sống.

Nghị luận phân tích Ai tư vãn (mẫu 4)

Lê Ngọc Hân (1772 – 1799) là một công chúa tài sắc của triều Lê, đồng thời cũng là một người vợ hiền thục của vua Quang Trung. Bà đã để lại cho đời nhiều áng văn thơ hay và đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến “Ai tư văn” – khúc ai ca của bà khi nghe tin chồng mình qua đời. Bài thơ thể hiện nỗi đau xót khôn nguôi cùng tấm lòng thủy chung son sắt của bà dành cho vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn.

“Thất trảm sớ” của Chu Văn An là một bài tẩu gửi đến nhà vua nhằm vạch tội và xin xử tử mười tám tên quyền thần làm điều bạo ngược. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng to lớn của những bản tấu chương đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình bằng hai chữ "hồn
phách”. Hồn phách ở đây chính là linh hồn và tinh thần của con người. Tác giả viết rằng hồn phách nàng đã rời khỏi xác từ lâu nhưng vẫn không nỡ rời đi mà luôn quanh quẩn bên cạnh chồng mình bởi còn quá nhiều điều muốn nói. Nàng bảo rằng lúc sinh thời, nàng vốn là phận nữ nhi nhưng lại mang trong mình chí khí nam nhi, nguyện lấy tài năng để đổi lấy sự bình yên cho muôn dân trăm họ. Nay chồng nàng đã ra đi, nàng chỉ mong sao có thể thay ông gánh vác việc nước, báo thù rửa hận cho chồng. Đó quả thực là một ý chí kiên cường, mạnh mẽ hiếm thấy ở một người phụ nữ.

Nàng tự xưng mình là “thần”, gọi vua Quang Trung là “thánh minh”. Cách xưng hô này vừa thể hiện thái độ kính cẩn, tôn trọng vừa khẳng định quyết tâm sẽ giúp vua hoàn thành tâm nguyện dang dở. Nàng nhắc lại lời dặn dò của vua Quang Trung trước lúc lâm chung về việc cần phải chăm sóc, nuôi dạy hai hoàng tử thật tốt. Nàng hứa rằng sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ ấy. Tuy nhiên, nàng cũng rất lo lắng vì sợ bản thân không đủ khả năng đảm đương mọi việc. Vì vậy, nàng khẩn cầu đức vua hãy ban cho nàng thêm sức mạnh để nàng có thể vững vàng hơn trên con đường phía trước.

Tác giả đã khéo léo lồng ghép vào bài thơ những điển tích, điển cổ như “Đào thị”, “Phượng Cửu”. Điều này khiển cho bài thơ trở nên trang trọng, uy nghi hơn. Đồng thời, nó cũng góp phần thể hiện tình cảm sâu nặng của bà dành cho vua Quang Trung. Bài thơ được viết theo thể hát ả đào, kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm nội tâm và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh, giọng điệu da diết, thống thiết. Tất cả đã tạo nên một khúc ai ca đầy bi trắng, xúc động lòng người.

Nghị luận phân tích Ai tư vãn (mẫu 5)

..............

1 20,868 11/11/2024