TOP 15 mẫu Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc (2024) SIÊU HAY

Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc lớp 9 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 15 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 9 hay hơn.

1 199 09/05/2024


Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc

Đề bài: Viết bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc

Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc (mẫu 1)

Trong cuộc sống mỗi người, tình bạn là thứ không thể thiếu và đáng được trân quý. Không chỉ nhân đôi niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, loại tình cảm ấy còn giống như một liều thuốc chữa lành tâm hồn, giúp con người trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Robert Southey từng nói, “không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau”. Thông điệp xúc động ấy cũng là ý nghĩa lớn mà Nguyễn Khuyến gửi gắm trong bài thơ Khóc Dương Khuê.

Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê, người bạn tri kỷ qua đời vì bệnh tật. Từng câu chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm trước vong linh bạn.

Tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này như lặng đi, trùng xuống giữa những cảm xúc lẫn lộn và mơ hồ:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Đối mặt trước tin dữ, Nguyễn Khuyến vẫn không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy. Vốn cho rằng Dương Khuê ít tuổi hơn ông, còn không mang nhiều bệnh tật như mình, vậy mà số phận lại trớ trêu với người bạn ông thương.

Hình ảnh “chân tay rụng rời” diễn tả sự bàng hoàng, thảng thốt cho một nỗi đau ai oán, không thể cất lên thành lời. Đó cũng chính là nỗi băn khoăn mà nhà thơ luôn trằn trọc suy nghĩ, một kết thúc quá đỗi vô tình dành cho ông.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn, giọng thơ tự tình đầy nghẹn ngào, trong từng câu chữ thấm đẫm những giọt lệ nóng. Tiếng gọi “tôi”, “bác” xuất hiện dày đặc tựa như hai linh hồn đang hòa quyện, thấu hiểu, nương tựa nhau khiến niềm đau ấy nhân lên gấp bội.

Đối mặt với sự thật, Nguyễn Khuyến đành chấp nhận nỗi đau mất bạn nhưng vẫn luôn cho rằng điều đó thật sự phi lý. Lời thơ cất lên vừa chua xót, vừa trách than số trời đã định:

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Dẫu biết quy luật của cuộc sống con người, không ai có thể thoát khỏi vòng xoáy sinh lão bệnh tử nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến nhà thơ cảm thấy thật vô lý.

Sự ra đi ấy đã lấy đi của ông một người bạn hiền thấu hiểu cũng như niềm vui trong suốt năm tháng tuổi già. Vậy nên trước những thú vui tao nhã khi xưa, Nguyễn Khuyến chẳng còn hứng thú, chỉ thấy vô vị và nhạt nhòa.

Sau chữ “chẳng” xuất hiện năm lần là chữ “không” diễn tả sự trống vắng, cô đơn, sự buồn bã của nhà thơ. Người ra đi và kẻ ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thái độ chán nản của mình trước thời cuộc trong bài thơ Tiến sĩ giấy:

Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

Không còn người bầu bạn, trò chuyện nên cuộc đời nhà thơ như mất hết ý nghĩa. Ông không muốn uống rượu, cũng chẳng thiết ngâm thơ, bởi:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý.

Qua đó diễn tả nỗi buồn day dứt khôn nguôi, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ với người tri kỷ đã khuất. Chấm dứt dòng hồi tưởng ấy, Nguyễn Khuyến trở lại hiện thực, đưa tiễn bạn bằng tấm lòng chân thành, tình bằng hữu tri kỷ:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nguyễn Khuyến đã khóc thương cho bạn của mình với “hạt lệ như sương”. Điều đó cũng cho thấy họ đã trải qua nhiều gian truân trong cuộc đời, học được cách đối diện và chấp nhận sự thật. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “hạt lệ” với phép so sánh “như sương” khiến giọt nước mắt vốn đỗi bình thường lại được nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Không chỉ thể hiện tâm trạng mà trong sâu thẳm, tình bạn còn hiện lên với nét trong sáng và thuỷ chung sâu nặng, tạo được vẻ đẹp lấp lánh cho bài thơ.

Chính những nét nghệ thuật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng đã mang lại một giá trị diễn đạt vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc (mẫu 2)

đang cập nhật

Phân tích trích đoạn Khóc Dương Khuê ở phần Đọc (mẫu 3)

đang cập nhật

1 199 09/05/2024