Lý thuyết Sinh học 9 Bài 53 (mới 2024 + Bài Tập): Tác động của con người đối với môi trường

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 53.

1 4373 lượt xem


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Bài giảng Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

1. Thời nguyên thuỷ

- Con người sống hòa đồng với tự nhiên. Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

- Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là do biết sử dụng lửa nên đã gây ra nhiều vụ cháy rừng lớn.

2. Xã hội nông nghiệp

- Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của con người dẫn đến việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, định cư → góp phần làm thay đổi đất (nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ) và nước tầng mặt.

- Hoạt động nông nghiệp hình thành giúp tích lũy thêm những giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

3. Xã hội công nghiệp

- Con người sản xuất bằng máy móc, đô thị hoá ngày càng tăng → gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường: giảm diện tích rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Bên cạnh đó, hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường; hạn chế bệnh dịch; tạo ra nhiều hệ sinh thái trồng trọt, chăn nuôi; nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.

II. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, gây cháy rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư,… sẽ dẫn đến phá hủy thảm thực vật, từ đó, gây ra nhiều hậu quả xấu như: xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán, làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm sự đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái,…

III. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

- Với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Những biện pháp chính là:

+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

+ Bảo vệ các loài sinh vật.

+ Phục hồi và trồng rừng mới.

+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

+ Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

- Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Câu 1: (NB) Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là

A. thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp.

B. xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp.

C. thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp.

D. xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ.

Đáp án: A

Giải thích:

Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là: thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp.

Câu 2: (NB) Cách sống cơ bản của con người trong thời kì nguyên thuỷ là

A. săn bắt động vật hoang dã.

B. săn bắt động vật và hái lượm.

C. đốt rừng và chăn thả gia súc.

D. khai thác khoáng sản và đốt rừng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách sống cơ bản của con người trong thời kì nguyên thuỷ là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

Câu 3: (TH) Chọn câu sai trong các câu sau.

A. Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững.

B. Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp phục hồi cân bằng sinh thái.

C. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Phá rừng để lấy đất trồng trọt cần phải được khuyến khích.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý sai là D, cần hạn chế đốt phá rừng, phục hồi và trồng rừng mới. Đây chính là biện pháp hiệu quả để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

Câu 4: (NB) Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện nào?

A. Thủ công.

B. Bán thủ công.

C. Sức kéo động vật.

D. Cơ giới hoá.

Đáp án: D

Giải thích:

Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện cơ giới hoá (máy móc).

Câu 5: (NB) Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy.

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.

D. Cả B và C.

Đáp án: B

Giải thích:

- Trong thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.

- A sai vì đây là tác động ở thời kì nguyên thủy.

- C sai vì đây là tác động ở thời kì xã hội công nghiệp.

Câu 6: (NB) Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn nào?

A. Thời kì nguyên thuỷ.

B. Xã hội nông nghiệp.

C. Xã hội công nghiệp.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn xã hội công nghiệp.

Câu 7: (NB) Trong thời kì xã hội công nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy.

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc.

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.

D. Cả B và C.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong thời kì xã hội công nghiệp, máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.

- A sai vì đây là tác động ở thời kì nguyên thủy.

- C sai vì đây là tác động ở thời kì xã hội nông nghiệp.

Câu 8: (TH) Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở

A. thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp.

B. thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.

C. thời kì xã hội công nghiệp và thời kì nguyên thuỷ.

D. thời kì nguyên Thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.

Đáp án: D

Câu 9: (TH) Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là

A. sự thay đổi của khí hậu.

B. tác động của con người.

C. các điều kiện bất thường của ngoại cảnh: lũ lụt, thiên tai.

D. do các loài sinh vật trong quần xã tạo ra.

Đáp án: B

Câu 10: (NB) Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là

A. đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất.

B. thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn.

C. thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản.

D. cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 54: Ô nhiễm môi trường

Lý thuyết Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 56-57: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 59: Một số oxit quan trọng

1 4373 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: