Lý thuyết Sinh học 9 Bài 6 (mới 2024 + Bài Tập): Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 6.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
I. MỤC TIÊU
- Biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
II. CHUẨN BỊ
Mỗi học sinh hay mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Tiến hành theo nhóm từ hai đến bốn học sinh. Một học sinh gieo đồng kim loại, các em còn lại quan sát và ghi kết quả.
1. Gieo một đồng kim loại
- Dựa theo đặc điểm của mỗi mặt, quy định mặt sấp (S) và mặt ngửa (N) của đồng kim loại.
- Lấy đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định.
- Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của đồng kim loại có thể là mặt sấp (S) hay ngửa (N). Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi mặt nói trên qua 25, 50, 100, 200 lần rơi.
- Liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 Aa
Bảng 6.1: Thống kê kết quả gieo một đồng kim loại
2. Gieo hai đồng kim loại
- Lấy hai đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định.
- Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là một trong ba trường hợp: hai đồng sấp (SS), 1 đồng sấp và 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN). Thống kê kết quả mỗi lần rơi và so sánh tỉ lệ % số lần gặp mỗi khả năng nói trên vào mẫu bảng 6.2 và liên hệ kết quả này với tỉ lệ kiểu gen F2 trong lai một cặp tính trạng, giải thích sự tương đồng đó.
Bảng 6.2. Thống kê kết quả gieo hai đồng kim loạiIV. THU HOẠCH
Hoàn thành các bảng 6.1 và 6.2 theo yêu cầu của bài thực hành vào vở.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Menđen và di truyền học
Lý thuyết Bài 2: Lai một cặp tính trạng
Lý thuyết Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9