Lý thuyết Sinh học 9 Bài 30 (mới 2024 + Bài Tập): Di truyền học với con người
Tóm tắt lý thuyết Sinh học Bài 30: Di truyền học với con người ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 30.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người
Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực chính như sau.
I. DI TRUYỀN Y HỌC TƯ VẤN
- Di truyền Y học tư vấn là một lĩnh vực chuẩn đoán Di truyền Y học hình thành trên cơ sở những thành tựu về Di truyền người và Di truyền Y học.
- Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu do các bệnh và tật di truyền ở đời sau.
II. DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1. Di truyền học với hôn nhân
Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định:
- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn: Di truyền học đã chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
- Hôn nhân một vợ một chồng: Ở một quốc gia trải qua hàng chục năm không có chiến tranh, không có biến động địa chất và dịch bệnh lớn thì người ta thấy tỉ lệ nam/nữ ở độ tuổi kết hôn (18 – 35 tuổi) là 1 : 1.
Sự thay đổi tỉ lệ nam/nữ theo độ tuổi
2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình
Dựa trên cơ sở di truyền học, kế hoạch hóa gia đình đặt ra một số tiêu chí như sau:
Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ
III. HẬU QUẢ DI TRUYỀN DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền:
- Ô nhiễm phóng xạ được tạo ra từ các vụ nổ trong vũ trụ hoặc do thử vũ khí hạt nhân,… gây ung thư máu, các khối u và các đột biến.
- Ô nhiễm các chất hóa học do sử dụng bừa bãi thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… hoặc do các chất hóa học trong chiến tranh làm tăng tần số đột biến NST ở người.
Nạn nhân chất độc màu da cam
→ Cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học, chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và tương lai.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 30: Di truyền học với con người
Câu 1: (NB) Di truyền học tư vấn là
A. lĩnh vực có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu phả hệ và xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại để cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người.
B. lĩnh vực nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng trừ các loại dịch bệnh phát sinh.
C. lĩnh việc nghiên cứu đưa ra lời khuyên về hôn nhân gia đình.
D. lĩnh vực nghiên cứu nhằm đưa ra lời khuyên về sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Đáp án: A
Giải thích:
Di truyền học tư vấn là lĩnh vực có sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu phả hệ và xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại để cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người.
Câu 2: (NB) Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ là
A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó ngăn cấm việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.
B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ và cách trị bệnh nếu có xuất hiện ở đời sau.
C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.
D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó khuyến khích việc kết hôn, sinh đẻ giữa các gia đình này.
Đáp án: C
Giải thích:
Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.
Câu 3: (NB) Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
C. Chuẩn đoán trước sinh.
D. Kết quả của phép lai phân tích.
Đáp án: D
Giải thích:
Phép lai phân tích không phải là phương pháp được sử dụng để ngiên cứu di truyền học ở người → Di truyền học tư vấn không dựa trên kết quả của phép lai phân tích.
Câu 4: (NB) Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là
A. tuổi từ 18 - 30.
B. tuổi từ 40 trở lên.
C. tuổi từ 30 - 34.
D. tuổi từ 35 - 39.
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ trẻ mới sinh bị mắc bện Đao tăng dần theo độ tuổi mang thai của các bà mẹ → Tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao cao nhất ở những bà mẹ sinh con có độ tuổi là tuổi từ 40 trở lên.
Câu 5: (VD) Phụ nữ trên 35 tuổi thì tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường vì
A. tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn.
B. ảnh hưởng của tâm sinh lí.
C. vật chất di truyền bị biến đổi.
D. khả năng thụ tinh thấp.
Đáp án: A
Giải thích:
Phụ nữ trên 35 tuổi thì tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường vì tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn, dễ dẫn tới sự không phân li NST trong giảm phân.
Câu 6: (TH) Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi bao nhiêu đời?
A. 5 đời.
B. 4 đời.
C. 3 đời.
D. 2 đời.
Đáp án: C
Giải thích:
Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta quy định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời.
Câu 7: (VD) Tại sao những người có quan hệ huyết thống gần không được lấy nhau?
A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt.
B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình.
C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
D. Cả A và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Những người có quan hệ huyết thống gần không được lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt đồng thời nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Câu 8: (VD) Hai người được sinh ra từ hai gia đình có bố mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?
A. Không nên kết hôn với nhau.
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%).
C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.
D. Cả A, B và C.
Đáp án: D
Giải thích:
Bệnh câm điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Những người được sinh ra từ hai gia đình có bố mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì họ mang gen lặn gây bệnh (Aa). Bởi vậy, hai người này không nên kết hôn với nhau, nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%), nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc.
Câu 9: (TH) Tại sao quy định “Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình lại có cơ sở sinh học?
A. Để tránh tăng dân số.
B. Để đảm bảo bình đẳng giới tính.
C. Vì trong độ tuổi kết hôn 18 - 35 tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.
D. Vì lí do đạo đức.
Đáp án: C
Giải thích:
Cơ sở sinh học của quy định “Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình là trong độ tuổi kết hôn 18 - 35 tỉ lệ nam nữ là 1 : 1.
Câu 10: (NB) Về mặt di truyền, hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là
A. ô nhiễm môi trường làm cho kiểu hình bị biến đổi.
B. làm môi trường sống khó khăn hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt.
C. thiếu nước sạch, gây ra các dịch bệnh khó kiểm soát.
D. các chất đồng vị phóng xạ, chất hoá học độc hại thâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục,… sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến.
Đáp án: D
Giải thích:
Về mặt di truyền, hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là các chất đồng vị phóng xạ, chất hoá học độc hại thâm nhập vào cơ thể, tích luỹ trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục… sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 26: Thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến
Lý thuyết Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến
Lý thuyết Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
Lý thuyết Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
Lý thuyết Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9