Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13 (mới 2024 + Bài Tập): Di truyền liên kết

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 13.

1 2461 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết

I. THÍ NGHIỆM CỦA MOOCGAN

1. Đối tượng thí nghiệm

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết (ảnh 1)

Ruồi giấm

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền với những ưu điểm sau:

- Dễ nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Sinh sản nhanh và nhiều: Mỗi cặp ruồi giấm sinh được hàng trăm con trong một lứa.

- Vòng đời ngắn: 10 – 14 ngày đã cho một thế hệ.

- Số lượng NST ít: Tế bào của chúng chỉ chứa 4 cặp NST (2n=8) trong đó có 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (đối với ruồi đực là XY và đối với ruồi cái là XX) → Dễ dàng quan sát bộ NST của chúng.

- Có nhiều biến dị dễ quan sát.

2. Thí nghiệm của Moocgan

Moocgan thực hiện thí nghiệm như sau:

- Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.

- Lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết (ảnh 1)

3. Giải thích kết quả thí nghiệm

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết (ảnh 1)

- Xét sự di truyền của gen quy định từng tính trạng:

+ P: thân xám × thân đen → F1: 100% thân xám Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen → Quy ước: B - thân xám, B - thân đen → Kiểu gen F1 về tính trạng màu sắc thân là Bb.

+ P: cánh dài × cánh cụt → F1: 100% cánh cụt Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt → Quy ước: V - cánh dài; v - cánh cụt → Kiểu gen F1 về tính trạng chiều dài cánh là Vv.

- Xét chung cả 2 tính trạng: F1 dị hợp tử về 2 cặp gen (Bb, Vv).

- Vì F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho 2 loại giao tử → 2 cặp gen đó phải nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng → Hiện tượng liên kết gen (thân đen và cánh cụt, thân xám và cánh dài luôn di truyền cùng nhau).

4. Hiện tượng liên kết gen

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Các gen trên cùng 1 NST làm thành nhóm gen liên kết kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

- Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

II. Ý NGHĨA CỦA DI TRUYỀN LIÊN KẾT

- Hiện tượng liên kết gen giải thích được mối tương quan giữa số lượng gen và số lượng NST trong tế bào: số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi NST phải mang nhiều gen → hiện tượng liên kết gen là phổ biến.

- Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST → Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 9: Nguyên phân

Lý thuyết Bài 10: Giảm phân

Lý thuyết Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Lý thuyết Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

1 2461 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: