Lý thuyết Sinh học 9 Bài 55 (mới 2024 + Bài Tập): Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 55.

1 5,224 21/12/2023


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Bài giảng Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

III. HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Hạn chế ô nhiễm không khí

- Có quy hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng các khu công nghiệp và khu dân cư.

- Tăng cường xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn.

- Cần lắp đặt các hệ thống lọc bụi và xử lí khí độc trước khi thải ra môi trường.

- Sử dụng nguyên liệu sạch như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời,…

2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước

- Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nguồn nước sạch.

- Xây dựng hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp đạt chuẩn.

3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

- Tăng cường các các biện pháp cơ học, sinh học để tiêu diệt sâu hại.

4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

- Cần quản lí chặt chẽ các chất thải rắn, hạn chế sử dụng các vật dụng sử dụng 1 lần.

- Xây dựng nhà máy xử lí rác.

- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

- Chú ý tới các biện pháp phân loại, tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất.

→ Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm. Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

CÂU 1: (NB) Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật?

A. Dùng các sản phẩm kích thích sinh trưởng.

B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh.

C. Trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.

D. Bón thật nhiều phân hóa học cho thực vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là trồng rau sạch, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật.

CÂU 2: (NB) Biện pháp nào giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước?

A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

B. Phun thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế sâu bệnh.

C. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…

Đáp án: C

Giải thích: Biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước là xử lí nước thải trước khi xả thải ra môi trường.

CÂU 3: (NB) Biện pháp nào không giúp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn?

A. Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa một lần.

B. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.

C. Phân loại rác thải.

D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…

Đáp án: B

Giải thích: Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây không phải là biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn.

CÂU 4: (NB) Biện pháp nào không giúp hạn chế ô nhiễm không khí?

A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

B. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.

C. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp,… ở xa khu dân cư.

D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,…

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng,… là biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất rắn chứ không phải biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

CÂU 5: (NB) Năng lượng nào dưới đây không sinh ra khí thải?

A. Năng lượng mặt trời.

B. Khí đốt thiên nhiên.

C. Năng lượng gió.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió là các năng lượng sạch, khi sử dụng sẽ không sinh ra khí thải.

CÂU 6: (NB) Những biện pháp nào sau đây là biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường?

1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số.

2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

3. Tăng cường chặt phá rừng ở khắp mọi nơi.

4. Bảo vệ các loài sinh vật.

5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.

7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện.

Phương án đúng là

A. 1, 2, 3, 4, 7.

B. 1, 2, 4, 5, 6.

C. 2, 3, 4, 5, 6.

D. 1, 3, 4, 5, 7.

Đáp án: B

Giải thích:

Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường gồm:

- Hạn chế sự tăng nhanh dân số

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Bảo vệ các loài sinh vật

- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

- Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao

CÂU 7: (TH) Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Trồng nhiều cây xanh.

B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.

C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.

D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường.

Đáp án: D

Giải thích: Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường được coi là biện pháp hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

CÂU 8: (TH) Hành động nào không gây ô nhiễm môi trường?

A. Đốt phá rừng bừa bãi, trồng cây gây rừng.

B. Dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm bừa bãi.

C. Xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp ở khu dân cư.

D. Tăng diện tích rừng đầu nguồn.

Đáp án: D

Giải thích: Tăng diện tích rừng đầu nguồn là hành động không gây ô nhiễm môi trường.

CÂU 9: (TH) Trồng cây gây rừng có tác dụng

A. tăng sản lượng gỗ.

B. phục hồi chỗ ở cho một số loài sinh vật.

C. phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất.

D. phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật và phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất.

Đáp án: D

Giải thích: Trồng cây gây rừng có tác dụng phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật và phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hóa đất.

CÂU 10: (TH) Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu: “Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ ……………..từ đó gây ra những hậu quả: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt”.

A. môi trường biển.

B. thảm thực vật.

C. đất.

D. cầu, cống.

Đáp án: B

Giải thích: Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nước ngầm, bảo vệ đất, ngăn cản tốc độ dòng chảy → Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật từ đó gây ra những hậu quả: xói mòn và thoái hoá đất, hạn hán và lũ lụt

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 56-57: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 59: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

1 5,224 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: