Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5 (mới 2024 + Bài Tập): Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 5.

1 3,379 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

III. MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Giải thích kết quả thí nghiệm

- Menđen cho rằng:

+ Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Menđen quy ước: A quy định hạt vàng trội hoàn toàn với a quy định hạt xanh, B quy định vỏ trơn trội hoàn toàn với b quy định vỏ nhăn.

+ Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình sinh sản, tạo ra:

16 tổ hợp kiểu gen = 4 loại giao tử đực × 4 loại giao tử cái

9 loại kiểu gen = 3 loại của gen A,a (AA, Aa, aa) × 3 loại của gen B,b (BB, Bb, bb)

4 loại kiểu hình = 2 loại màu sắc (vàng, xanh) × 2 loại hình dạng (trơn, nhăn)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen

- Sơ đồ phép lai hai cặp tính trạng của Menđen:

P : AABB × aabb

(hạt vàng, trơn) (hạt xanh, nhăn)

P : AB ab

F1 : AaBb (100% hạt vàng, trơn)

F1 × F1: AaBb × AaBb

(hạt vàng, trơn) (hạt vàng, trơn)

GF1 : AB Ab aB ab AB Ab aB ab

F2 :

+ Bảng xác định tổ hợp kiểu gen:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

+ Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở F2:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

2. Nội dung quy luật phân li độc lập

Từ những phân tích trên, Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li độc lập với nội dung là: Các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

IV. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối - đó là sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. Qua đó, giải thích được sự đa dạng của sinh giới.

- Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Từ đó, giúp người trồng trọt và chăn nuôi chọn ra được tổ hợp lai đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Câu 1: Trong các kiểu gen sau đây, cá thể dị hợp bao gồm:

1. aaBB

2. AaBb

3. Aabb

4. AABB

5. aaBb

6. aabb

A. 2

B. 3 và 5

C. 2, 3 và 5

D. 1, 2, 3 và 5

Đáp án: C

Giải thích: Dị hợp là khi các alen trong một cặp gen không giống nhau. Các kiểu gen 1, 4 và 6 là các kiểu gen đồng hợp.

Câu 2: Thực hiện phép lai P: AABB x aabb. Các kiểu gen thuần chủng xuất hiện ở con lai F2 là:

A. AABB và AAbb

B. AABB và aaBB

C. AABB, AAbb và aaBB

D. AABB, AAbb, aaBB và aabb

Đáp án: D

Giải thích:

Gen thuần chủng là các kiểu gen đồng hợp về một, hai hoặc tất cả các cặp tính trạng.

Khi đem lai AABB với aabb sẽ tạo ra đời con F1 dị hợp về hai cặp gen. Nếu F1 tự thụ phấn sẽ tạo ra 16 tổ hợp và trong đó có cặp cá thể đồng hợp với kiểu gen là: AABB, AAbb, aaBB và aabb.

Câu 3: Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở:

A. Con lai luôn đồng tính

B. Con lai luôn phân tính

C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau

D. Con lai thu được đều thuần chủng

Đáp án: C

Giải thích: Quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở việc sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau

Câu 4: Phép lai nào sau đây thế hệ F1 xuất hiện biến nhiều dị tổ hợp nhất?

A. P: BbDd × bbDd.

B. P: BBdd × bbdd.

C. P: BbDd × BbDd.

D. P: Bbdd × bbDd.

Đáp án: C

Giải thích: Khi lai hai cá thể dị hợp về hai cặp gen ta sẽ thu được nhiều biến dị tổ hợp nhất.

Câu 5: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

A. AABb × AABb

B. AaBB × Aabb

C. AAbb × aaBB

D. Aabb × aabb

Đáp án: C

Giải thích: Để tạo ra con lai đồng tính thì bố mẹ cần thuần chủng về 2 cặp gen. Trong các đáp án trến, chỉ có đáp án C thỏa mãn điều kiện.

Câu 6: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì?

A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.

C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao từ.

D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao từ.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

Câu 7: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì?

A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử.

B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá tringh phát sinh giao tử.

C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.

D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

Đáp án: C

Giải thích: Quy luật phân li độc lập đã giải thích được một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.

Câu 8: Cho A: cây cao, a: cây thấp, B: quả tròn, b: quả bầu. Nếu thế hệ F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 thì P có kiểu gen nào sau đây?

A. P: AaBB × AaBB.

B. P: AaBb × aaBb.

C. P: AaBb × aabb.

D. P: AABB × aabb.

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 tổng số kiểu gen ở F1 là 8 ( = 4 loại giao tử × 2 loại giao tử). AaBb cho 4 loại giao tử, aaBb cho 2 loại giao tử.

Câu 9: Cho A: cây cao, a: cây thấp, B: quả tròn, b: quả bầu và các phép lai sau:

1. AaBb × aabb.

2. Aabb × aaBb hay AaBb × aaBB.

3. aaBb × AaBb.

4. AaBB × aaBb.

Nếu thế hệ F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 thì P có kiểu gen nào sau đây?

A. 1, 2 và 4.

B. 1, 3 và 4.

C. 1 và 4.

D. 1, 2, 3 và 4.

Đáp án: A

Giải thích: Phép lai 3 sai vì là có tích tỉ lệ kiểu gen là: (1 : 1) × (1 : 2 : 1) nên không thể cho ra tỉ lệ đời con là 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 10: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập là gì?

A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

B. Tính trạng phải trội hoàn toàn.

C. Tính trạng do 1 cặp gen điều khiển.

D. Gen phải nằm trên NST và trong nhân.

Đáp án: A

Giải thích: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Menđen và di truyền học

Lý thuyết Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Lý thuyết Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Lý thuyết Bài 6: Thực hành

1 3,379 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: