Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9 (mới 2024 + Bài Tập): Nguyên phân

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 9.

1 8,368 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KÌ TẾ BÀO

1. Chu kì tế bào

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

- Bao gồm: Kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

+ Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian của chu kì tế bào, trong đó tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST.

+ Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, trừ các tế bào sinh dục ở vùng chín, gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). Trong nguyên phân, có sự phân chia NST và tế bào chất, tạo ra 2 tế bào mới.

2. Biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó:

- Từ kì trung gian NST bắt đầu co xoắn đến kì giữa NST co xoắn cực đại.

- Từ kì sau NST bắt đầu dãn xoắn đến kì trung gian NST dãn xoắn cực đại.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Kì trung gian

- Tại kì trung gian, NST ở trạng thái duỗi xoắn cực đại và có sự nhân đôi tạo thành NST kép.

- Bộ NST tại kì trung gian sau khi nhân đôi NST: 2n NST kép.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

Tế bào ở kì trung gian

2. Nguyên phân

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9: nguyên phân (ảnh 1)

→ Kết quả: Từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.

III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào, có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tế bào và cơ thể:

- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào lớn lên, sinh trưởng và phát triển các mô, cơ quan.

- Nguyên phân tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào già và giúp tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

- Nguyên phân là phương thức duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào ở những loài sinh sản hữu tính.

- Nguyên phân là cở sở của hình thức sinh sản vô tính.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

Câu 1: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình nào?

A. Phân bào.

B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Vận động.

D. Trao đối chất và năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có quá trình phân bào mà số lượng tế bào trong cơ thể tăng lên dẫn tới tăng kích thước cơ thể.

Câu 2: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.

B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.

D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Đáp án: B

Giải thích: NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa vì lúc này NST đóng xoắn tối đa

Câu 3: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn

D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép

Đáp án: A

Giải thích: Qua quá trình nguyên phân, tế bào con sẽ có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép.

Câu 4: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

A. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.

B. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian và sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con đã đảm bảo được tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân

Câu 5: NST kép là?

A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.

D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Đáp án: A

Giải thích: NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

Câu 6: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Đáp án: B

Giải thích: Trong quá trình nguyên phân, trung thể tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

Câu 7: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Đáp án: C

Giải thích: NST kép chỉ tồn tại ở các kì là kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. Sang đến kì sau NST kép bắt đầu tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 8: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ?

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động nhân đôi của NST có bản chất là sự nhân đôi ADN.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

A. Crômatit chính là NST đơn.

B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.

C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.

D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Đáp án: A

Giải thích: Cromatit là NST kép với hai nhiễm sắc tử chị em đính với nhau bởi tâm động.

Câu 10: Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là:

A. Kỳ đầu và kỳ cuối

B. Kỳ sau và kỳ cuối

C. Kỳ sau và kỳ giữa

D. Kỳ cuối và kỳ giữa

Đáp án: B

Giải thích: Trong quá trình nguyên phân, kì đầu và kì giữa, NST ở trạng thái kép; kì sau và kì cuối NST tồn tại ở trạng thái đơn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 10: Giảm phân

Lý thuyết Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Lý thuyết Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Lý thuyết Bài 13: Di truyền liên kết

1 8,368 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: