Lý thuyết Sinh học 9 Bài 31 (mới 2024 + Bài Tập): Công nghệ tế bào
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 31.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
Bài giảng Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
I. KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Cơ sở của công nghệ tế bào: cơ chế nguyên phân và tính toàn năng của tế bào.
- Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (Nuôi cấy mô sẹo): Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô non (hay còn gọi là mô sẹo).
+ Giai đoạn 2 (Mô sẹo phân hóa thành cơ thể): Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
- Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ở cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới.
- Ở vật nuôi, công nghệ tế bào đã thu được một số kết quả bước đầu.
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng
- Quy trình: Tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non) → Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo → Dùng hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích mô sẹo thành cây con hoàn chỉnh → Trồng các cây con trong vườn ươm có mái che để cây con thích nghi dần với điều kiện tự nhiên → Sau đó, đem cây con mang ra ngoài đồng ruộng trồng đại trà.
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất: Cây con được tạo ra bằng phương pháp này có đặc điểm di truyền giống mô hoặc tế bào gốc nên phương pháp này được ứng dụng để nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt.
+ Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tiết kiệm giống gốc (chỉ một mẩu mô nhỏ có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần).
- Thành tựu: Nhân giống thành công ở cây khoai tây, mía, một số giống hoa phong lan và bước đầu đạt kết quả trong nhân giống một số cây quý (lát hoa, sến, sâm, sinh địa, râu mèo,…).
2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- Đây là phương pháp tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị. Trong phương pháp này, người ta đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
- Thành tựu: Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR203. Sau đó, dùng phương pháp nuôi cấy tế bào để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
3. Nhân bản vô tính ở động vật
- Hiện nay, trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu, bò và một số động vật khác. Ở Việt Nam, đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.
Quy trình nhân bản vô tính ở cừu Đôly
- Nhân bản vô tính ở động vật đã mở ra triển vọng:
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người mở ra khả năng để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
Câu 1: (NB) Công nghệ tế bào là
A. ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. công nghệ chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác.
C. công nghệ chuyên nghiên cứu và xử lí các quá trình xảy ra trong tế bào.
D. công nghệ xử lí bộ NST của tế bào để tạo ra các sinh vật biến đổi gen theo nhu cầu của con người.
Đáp án: A
Giải thích:
Công nghệ tế bào là nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 2: (NB) Ứng dụng không thuộc công nghệ tế bào là
A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
C. nhân bản vô tính ở động vật.
D. tạo ưu thế lai.
Đáp án: D
Giải thích:
Ứng dụng không thuộc công nghệ tế bào là tạo ưu thế lai.
Câu 3: (NB) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở loại sinh vật nào?
A. Vật nuôi.
B. Vi sinh vật.
C. Vật nuôi và vi sinh vật.
D. Cây trồng.
Đáp án: D
Giải thích:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở cây trồng.
Câu 4: (NB) Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh?
A. Tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại.
B. Tia X.
D. Hoocmôn sinh trưởng.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong công nghệ tế bào, người ta dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 5: (NB) Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh sinh trưởng.
B. Bộ phận rễ.
C. Bộ phận thân.
D. Cành lá.
Đáp án: A
Giải thích:
Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ đỉnh sinh trưởng.
Câu 6: (NB) Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo ra
A. mô hoàn chỉnh.
B. mô sẹo.
C. cơ quan hoàn chỉnh.
D. cơ thể hoàn chỉnh.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong công đoạn của công nghệ tế bào, người ta tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo.
Câu 7: (NB) Mô sẹo có đặc điểm là
A. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
B. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
C. gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.
D. gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.
Đáp án: B
Giải thích:
Mô sẹo là loại mô gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.
Câu 8: (NB) Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?
A. Chất kháng thể.
B. Hoocmôn sinh trưởng.
C. Vitamin.
D. Enzim.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó hoocmôn sinh trưởng.
Câu 9: (TH) Thao tác không được sử dụng trong nuôi cấy tế bào và mô là
A. tách tế bào, nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô non (mô sẹo).
B. sử dụng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.
C. nuôi cấy mô sẹo trong môi trường tối ưu cho phát triển thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh.
D. gây đột biến bằng các tác nhân phóng xạ.
Đáp án: D
Giải thích:
Thao tác không được sử dụng trong nuôi cấy tế bào và mô là gây đột biến bằng các tác nhân phóng xạ.
Câu 10: (TH) Việc ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
B. Giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc,...
C. Giúp tạo ra nhiều biến dị tốt.
D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Đáp án: C
Giải thích:
- Ứng dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất, giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng đều về đặc tính của giống gốc,... giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm không nhằm tạo ra nhiều biến dị tốt mà giữ nguyên đặc điểm di truyền của giống gốc.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 32: Công nghệ gen
Lý thuyết Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Lý thuyết Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9