Lý thuyết Sinh học 9 Bài 22 (mới 2024 + Bài Tập): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 22.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ LÀ GÌ?
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Thực chất của đột biến cấu trúc NST chính là sự sắp xếp lại các gen trên NST.
- Một số dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn. Trong đó:
Một số dạng đột biến cấu trúc NST
a – Mất đoan; b – Lặp đoạn; c – Đảo đoạn
+ Mất đoạn: là hiện tượng một đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến khiến cho số lượng gen trên NST giảm, chiều dài của NST ngắn lại.
+ Lặp đoạn: là hiện tượng một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần khiến cho số lượng gen trên NST tăng, chiều dài của NST tăng lên.
+ Đảo đoạn: là hiện tượng một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 180o và gắn vào chỗ bị đứt. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST mà chỉ thay đổi trình tự gen, chiều dài của NST cũng không thay đổi.
II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
1. Nguyên nhân phát sinh
- Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể (tác nhân vật lí, hóa học, sinh học).
- Nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
- Đột biến cấu trúc NST có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
2. Tính chất của đột biến cấu trúc NST
Một số đột biến cấu trúc NST gây hại
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật do phá vỡ sự sắp xếp hài hòa các gen trên NST đã được hình thành lâu dài qua quá trình tiến hóa. Ví dụ: Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
- Một số đột biến có lợi → có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Ví dụ: Hiện tượng lặp đoạn NST làm tăng hoạt tính của enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có ý nghia trong sản xuất bia.
Đột biến cấu trúc NST có lợi cho con người
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 1: (NB) Đột biến cấu trúc NST là
A. những biến đổi liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
B. những biến đổi về cấu trúc NST.
C. những biến đổi về số lượng NST.
D. những biến đổi về kiểu hình của sinh vật.
Đáp án: B
Giải thích: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST.
Câu 2: (NB) Đột biến cấu trúc của NST bao gồm các dạng nào?
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.
D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
Đáp án: C
Giải thích: Các dạng đột biến cấu trúc của NST là mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn.
Câu 3: (TH) Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST. Đây là cơ chế phát sinh dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Đáp án: C
Giải thích:
Cơ chế đột biến đảo đoạn NST: Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân bố các gen trên NST.
Câu 4: (NB) Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
B. mất đoạn.
D. lặp đoạn và đảo đoạn.
Đáp án: A
Giải thích:
Đảo đoạn không làm cho lượng vật chất di truyền thay đổi mà chỉ làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên một NST.
Câu 5: (TH) Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó và ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án: A
Giải thích:
Đảo đoạn không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó. Trong khi các dạng mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn đều có khả năng làm thay đổi kích thước của NST.
Câu 6: (TH) Dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là
A. mất đoạn.
B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. mất đoạn và lặp đoạn.
Đáp án: A
Giải thích:
- Mất đoạn sẽ làm giảm số lượng gen trên 1 NST.
- Lặp đoạn sẽ làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
- Đảo đoạn sẽ không làm thay đổi số lượng gen trên 1 NST.
Câu 7: (VD) Hoạt động của NST diễn ra ở kì nào sau đây trong phân bào giảm phân có thể gây ra đột biến cấu trúc NST?
A. Kì đầu của giảm phân I.
B. Kì giữa của giảm phân I
C. Kì đầu của giảm phân II.
D. Kì giữa của giảm phân II.
Đáp án: A
Giải thích:
Tại kì đầu của giảm phân I, nếu sự trao đổi chéo không cân giữa các NST xảy ra có thể dẫn đến đột biến cấu trúc NST.
Câu 8: (VD) Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến cấu trúc NST đã xảy ra.
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn không tương hỗ.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Đáp án: A
Giải thích:
So sánh trình tự gen trên NST trước và sau đột biến ta thấy đoạn CDE bị đứt ra và quay 180o gắn vào vị trí cũ → Dạng đột biến trên là đảo đoạn CDE.
Câu 9: (TH) Quan sát trường hợp minh họa sau đây: ABCDEFGH → ABCDEFG. Hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Đáp án: A
Giải thích:
So sánh trình tự gen trên NST trước và sau đột biến, ta thấy đoạn gen H đã bị mất → Dạng đột biến cấu trúc đã xảy ra là: Mất đoạn nhiễm sắc thể H.
Câu 10: (TH) Cho 2 NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến đã xảy ra.
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Chuyển đoạn không tương hỗ.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Đáp án: C
Giải thích:
Dạng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ, đoạn MN chuyển sang NST khác nhưng không có đoạn tương ứng ở NST đó chuyển lại.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 20: Thực hành: quan sát và lắp mô hình ADN
Lý thuyết Bài 21: Đột biến gen
Lý thuyết Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Lý thuyết Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9