Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21 (mới 2024 + Bài Tập): Đột biến gen

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 21.

1 3,895 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen

I. ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.

- Đột biến gen là biến dị di truyền được.

- Một số dạng đột biến liên quan tới một cặp nuclêôtit điển hình là: mất một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, thay thế một cặp nuclêôtit. Trong các dạng đột biến điểm, đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất và cũng là dạng thường ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen (ảnh 1)

Một số dạng đột biến gen

II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

- Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.

- Đột biến gen xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra:

+ Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen có thể phát sinh trong điều kiện môi trường có hoặc không có tác nhân gây đột biến (tác nhân vật lí, tác nhân hóa học, tác nhân sinh học).

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen (ảnh 1)

+ Trong thực nghiệm, để nâng cao hiệu quả tạo đột biến, con người gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí hoặc hoá học.

III. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN

- Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.

- Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.

- Đột biến gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi:

+ Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen (ảnh 1)

Đột biến gen gây bệnh mù màu ở người

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen (ảnh 1)

Bạch tạng ở cây lúa khiến cây không quang hợp được

+ Khi gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi. Một số đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi như: đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa,…

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen (ảnh 1)

Đột biến gen ở lúa (b) làm cây cứng và nhiều bông hơn ở giống gốc (a)

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 21: Đột biến Gen

Câu 1: (NB) Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen được gọi là

A. thường biến.

B. đột biến gen.

C. đột biến cấu trúc NST .

D. đột biến số lượng NST.

Đáp án: B

Giải thích: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit trên ADN.

Câu 2: (NB) Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là giai đoạn nào?

A. Kì trung gian.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Đáp án: A

Giải thích: Để tạo đột biến gen nên tác động vào kì trung gian khi ADN đang nhân đôi.

Câu 3: (TH) Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là

A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.

B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.

D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

Đáp án: D

Giải thích:

- Mất 1 cặp nuclêôtit làm giảm 2 nuclêôtit của gen.

- Thêm 1 cặp nuclêôtit làm tăng 2 nuclêôtit của gen.

- Thay thế cặp nuclêôtit không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen.

Câu 4: (NB) Đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđrô trong gen. Đó là dạng đột biến nào?

A. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại.

B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại.

C. Thêm một cặp A – T.

D. Mất một cặp G – X.

Đáp án: A

Giải thích:

- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit bằng một căp nuclêôtit khác loại sẽ không làm thay đổi số nuclêôtit nhưng làm thay đổi một liên kết hiđrô trong gen.

- Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại sẽ không làm thay đổi số nuclêôtit và số liên kết hiđrô trong gen.

- Thêm một cặp A – T sẽ làm tăng 2 nuclêôtit và tăng 2 liên kết hiđrô.

- Mất một cặp G – X sẽ làm giảm 2 nuclêôtit và giảm 3 liên kết hiđrô.

Câu 5: (NB) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng biến đổi như thế nào?

A. Không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. Ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. Dài hơn so với mARN bình thường.

D. Có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Đáp án: A

Giải thích: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc sẽ không làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên mạch khuôn của gen → mARN tương ứng không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

Câu 6 (Vận dụng): Dạng đột biến gen có thể chỉ làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định là

A. mất một cặp nuclêôtit.

B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

D. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Giải thích:

- Dạng đột biến gen có thể chỉ làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định là thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit thường dẫn đến thay đổi nhiều axit amin trong phân tử prôtêin mà gen đó quy định tùy thuộc vào vị trí xảy ra đột biến.

Câu 7: (NB) Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là do rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 8: (NB) Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

A. thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thêm một cặp nuclêôtit.

D. đảo vị trí cặp nuclêôtit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp vì dạng đột biến này chỉ ảnh hưởng tới bộ ba tại vị trí xảy ra đột biến đồng thời bộ ba mới có thể cùng quy định một axit amin giống với bộ ba cũ.

Câu 9: (NB) Nguyên nhân gây đột biến gen là do

A. quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.

B. sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

C. con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

D. Cả B và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân của đột biến gen là do:

- Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

Câu 10: (TH) Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. tổ hợp gen mang đột biến.

D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Đáp án: D

Giải thích: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Thực hành: quan sát và lắp mô hình ADN

Lý thuyết Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 25: Thường biến

1 3,895 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: