Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3 (mới 2024 + Bài Tập): Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 3.

1 2,992 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

III. LAI PHÂN TÍCH

1. Kiểu gen

- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng đang được quan tâm. Ví dụ: kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quy định hoa trắng.

- Kiểu gen đồng hợp là kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.

- Kiểu gen dị hợp là kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau. Ví dụ: Aa.

2. Phép lai phân tích

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa).

+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

- Ý nghĩa của phép lai phân tích: Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất: Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta sử dụng lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống.

IV. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI – LẶN

- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

- Thông thường, các tính trạng trội là các tính trạng tốt còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu → Tương quan trội – lặn là cơ sở để xác định được các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.

- Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là phương pháp được sử dụng để xác định tương quan trội – lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi cây trồng: Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 : 1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.

V. TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN

- Bên cạnh tính trạng trội hoàn toàn còn có tính trạng trội không hoàn toàn.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

Trội không hoàn toàn

- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 tính trạng trội : 2 tính trạng trung gian : 1 tính trạng lặn.

* Phân biệt kết quả phép lai của trường hợp trội hoàn toàn và trường hợp trội không hoàn toàn:

Quy ước:

- Trường hợp trội hoàn toàn: A – hoa đỏ trội hoàn toàn so với a – hoa trắng.

- Trường hợp trội không hoàn toàn: AA – hoa đỏ; Aa – hoa hồng; aa – hoa trắng.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) (ảnh 1)

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Câu 1: Kiểu gen là?

A. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

B. Tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể.

C. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

D. Tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể.

Đáp án: A

Giải thích: Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.

Câu 2: Thể đồng hợp là?

A. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp.

B. Cá thể mang toàn các cặp gen đồng hợp trội.

C. Cá thể mang một số cặp gen đồng hợp trội, một số cặp gen đồng hợp lặn.

D. Cá thể mang các gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Đáp án: D

Giải thích: Cá thể đồng hợp là các cá thể mang gen giống nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Câu 3: Thể dị hợp là?

A. Cá thể chưa chứa chủ yếu các cặp gen dị hợp.

B. Cá thể mang các gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

C. Cá thể không thuần chủng.

D. Cá thể mang tất cả các cặp gen dị hợp.

Đáp án: B

Giải thích: Thể dị hợp là các cá thể mang gen khác nhau quy định một hay một số tính trạng nào đó.

Câu 4: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

A. Kiểu gen và kiểu hình F1.

B. Kiểu gen và kiểu hình F2.

C. Kiểu gen F1 và F2.

D. Kiểu hình F1 và F2

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn thì tỉ lệ kiểu gen của các phép lai luôn giống nhau.

Câu 5: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Lai tương đương.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai phân tích.

D. Quan sát dưới kính hiển vi.

Đáp án: C

Giải thích: Khi lai phân tích, nếu chỉ có một kiểu hình thì cá thể đem lai đồng hợp, nếu có hai kiểu hình thì thế hệ đem lai dị hợp.

Câu 6: Muốn tiến hành phép lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu tiến hành phép lai nào?

A. Lai với bố mẹ.

B. Lai với F1.

C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

D. Tự thụ phấn.

Đáp án: C

Giải thích: Lai phân tích là lai một cá thể với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

Câu 7: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

A. 100% cây hạt vàng

B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh

C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh

D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh

Đáp án: D

Giải thích: Vì cây hạt vàng trội hoàn toàn với cây hạt xanh nên khi cho lai cây hạt vàng và cây hạt xanh với nhau ta sẽ thu được 100% F1 dị hợp và biểu hiện tính trạng trội là hạt vàng.

Câu 8: Phép lai nào sau dây được gọi là phép lai phân tích?

A. Aa × Aa.

B. Aa × AA.

C. Aa × aa.

D. AA × Aa.

Đáp án: C

Giải thích: Lai phân tích là lai một cá thể bất kì nào đó với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng.

Câu 9: Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải làm gì?

A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.

B. Lai với bố mẹ.

C. Lai với giống thuần chủng.

D. Lai thuận nghịch.

Đáp án: A

Giải thích: Nếu giống là dị hợp, sau một vài thế hệ, tính trạng lặn sẽ biểu hiện ra kiểu hình làm ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi, cây trồng.

Câu 10: Trội không hoàn toàn là?

A. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

B. Hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F2 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

C. Hiện tượng di truyền trong đó tính trạng trung gian được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.

D. Hiện tượng di truyền trong đó F1 dị hợp còn F2 phân li 1 : 2 : 1.

Đáp án: A

Giải thích:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trung gian giữa bố và mẹ.

- Ví dụ:

Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, aa quy định hoa trắng.

Cho hoa đỏ và hoa trắng đồng hợp lai với nhau ta có:

P: Hoa đỏ (AA) × hoa trắng (aa)

F1: Hoa hồng (Aa)

Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng và alen A trội không hoàn toàn, chỉ biểu hiện màu đỏ ở dạng đồng hợp.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Menđen và di truyền học

Lý thuyết Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Lý thuyết Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Lý thuyết Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 6: Thực hành

1 2,992 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: