Lý thuyết Sinh học 9 Bài 58 (mới 2024 + Bài Tập): Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 58.

1 6188 lượt xem


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Bài giảng Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

I. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU

- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.

- Phân loại tài nguyên thiên nhiên: Có 3 dạng tài nguyên là tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá,…

+ Tài nguyên tái sinh: Là dạng tài nguyên có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí. Ví dụ: tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,…

+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: năng lượng gió, bức xạ mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng suối nước nóng,…

- Hiện nay, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt dần và cũng hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.

1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

- Vai trò của tài nguyên đất:

+ Đất là môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.

+ Đất là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông,…

- Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất:

+ Sử dụng các biện pháp chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,…

+ Sử dụng các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất.

+ Tăng diện tích che phủ của thực vật để bảo vệ đất.

2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước

- Vai trò của tài nguyên nước:

+ Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất.

+ Tài nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.

- Tài nguyên nước tái sinh theo chu kì nước của Trái Đất. Chúng ta biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.

- Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước:

+ Trồng rừng để bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Khơi thông dòng chảy; không xả rác, chất thải công nghiệp xuống dòng chảy.

+ Tuyên truyền và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt.

3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng

- Vai trò của tài nguyên rừng:

+ Rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc chữa bệnh,…

+ Giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất,…

+ Rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất: Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật.

- Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên rừng:

+ Khai thác hợp lí kết hợp với trồng bổ sung.

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Sử dụng các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn cấm việc khai thác rừng bừa bãi.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

CÂU 1: (NB) Tài nguyên thiên nhiên là

A. nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên.

B. nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên.

C. nguồn sống của con người.

D. nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được cho cuộc sống.

Đáp án: D

Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.

CÂU 2: (NB) Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?

A. Tài nguyên rừng.

B. Tài nguyên đất.

C. Tài nguyên sinh vật.

D. Tài nguyên trí tuệ con người.

Đáp án: D

Giải thích: Tài nguyên trí tuệ con người không thuộc tài nguyên thiên nhiên.

CÂU 3: (NB) Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên?

A. Có một dạng tài nguyên thiên nhiên đó là tài nguyên không tái sinh.

B. Có hai dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh.

C. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

CÂU 4: (NB) Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

A. Tài nguyên rừng.

B. Tài nguyên đất.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Tài nguyên sinh vật.

Đáp án: C

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt → Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không tái sinh.

CÂU 5: (NB) Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây?

A. Tài nguyên không tái sinh.

B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

C. Tài nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh.

D. Tài nguyên tái sinh.

Đáp án: B

Giải thích: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường → Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

CÂU 6: (NB) Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?

A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất.

B. Dầu mỏ và khí đốt.

C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại.

D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt.

Đáp án: A

Giải thích: Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất được xem là nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.

CÂU 7: (NB) Lợi ích của việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, thuỷ triều, gió là

A. giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác.

B. hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

C. đây là nguồn năng lượng có thể cung cấp vĩnh cửu cho con người.

D. cả 3 lợi ích nêu trên.

Đáp án: D

Giải thích: Khai thác sử dụng nguồn năng lương từ mặt trời, thuỷ triều, gió làm giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, có thể cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu cho con người.

CÂU 8: (NB) Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là

A. chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh.

B. chỉ sử dụng tài nguyên tái sinh.

C. chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại vừa duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.

Đáp án: D

Giải thích: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.

CÂU 9: (TH) Hãy tìm câu có nội dung sai trong các câu sau đây.

A. Đất là môi trường sản xuất lương thực phẩm nuôi sống con người.

B. Đất là tài nguyên không tái sinh.

C. Đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.

D. Sử dụng đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá.

Đáp án: B

Giải thích: B sai, đất là tài nguyên tái sinh.

CÂU 10: (TH) Phải sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì

A. đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.

B. đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông,…

C. đất là tài nguyên chóng bị thoái hoá.

D. đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.

Đáp án: D

Giải thích: Phải sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, đất là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 59: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

Lý thuyết Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

1 6188 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: