Lý thuyết Sinh học 9 Bài 44 (mới 2024 + Bài Tập): Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 44.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài giảng Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh.
I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI
Các sinh vật trong cùng một nhóm loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
1. Quan hệ hỗ trợ cùng loài
- Trong mối quan hệ hỗ trợ, các cá thể trong một nhóm loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường.
- Ví dụ:
+ Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn, khi các cây thông liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới và tốt hơn cây không liền rễ.
+ Sư tử hỗ trợ nhau săn mồi do đó việc săn mồi của chúng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Voi mẹ bảo vệ voi con.
- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ tạo nên hiệu quả nhóm đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.
2. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
- Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi điều kiện trở nên bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái,…).
- Khi các cá thể trong nhóm cạnh tranh gay gắt có thể dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
- Ví dụ:
+ Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Khi cây mọc quá dày, các cây nhỏ hơn sẽ bị các cây lớn che mất bộ lá (cơ quan quang hợp) dẫn đến tình trạng phát triển mất cân bằng giữa phần trên và phần dưới của cây, kết quả là cây nhỏ và chết.
+ Hươu đực đánh nhau để tranh giành quyền giao phối:
- Ý nghĩa: Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và khoảng không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI
Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch.
1. Quan hệ hỗ trợ khác loài
- Quan hệ hỗ trợ khác loài là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.
- Các mối quan hệ hỗ trợ khác loài điển hình gồm có: Cộng sinh, hội sinh.
a. Quan hệ cộng sinh
- Trong mối quan hệ cộng sinh, có sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật, mỗi loài chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của loài kia.
- Ví dụ:
+ Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm trong địa y: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo; tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên các chất hữu cơ; nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
+ Cộng sinh giữa kiến và rệp: Rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến, ngược lại, kiến chăm sóc và bảo vệ rệp trước những loài động vật ăn thịt.
b. Quan hệ hội sinh
- Trong mối quan hệ hội sinh, có sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
- Ví dụ:
+ Cá ép bám vào rùa biển: Cá ép được lợi vì được đưa đi xa còn rùa biển không có lợi cũng không có hại.
+ Cây phong lan bám trên thân cây gỗ lớn: Cây phong lan có lợi vì được được vươn lên cao lấy ánh sáng, cây gỗ lớn không có lợi cũng không có hại.
2. Quan hệ đối địch khác loài
- Trong mối quan hệ đối địch khác loài, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
- Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có: Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.
a. Quan hệ cạnh tranh
- Trong quan hệ cạnh tranh, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
- Ví dụ:
+ Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
b. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh
- Trong quan hệ kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.
- Ví dụ:
+ Giũn đũa sống trong ruột người.
+ Cây tơ hồng sống kí sinh trên cây gỗ.
c. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ,… Vật ăn thịt sẽ giết chết con mồi, số lượng vật ăn thịt và con mồi sẽ khống chế lẫn nhau.
- Ví dụ:
+ Cây nắp ấm bắt côn trùng.
+ Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Câu 1: (NB) Quan hệ sinh vật cùng loài là
A. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau.
B. quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau.
C. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau.
D. quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Quan hệ cùng loài là quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau.
Câu 2: (NB) Quan hệ cạnh tranh là
A. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
B. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
C. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
D. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.
Đáp án: A
Giải thích:
Quan hệ cạnh tranh là các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
Câu 3: (NB) Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là
A. quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch.
B. quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
C. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
D. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
Câu 4: (TH) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.
Đáp án: D
Giải thích:
Thực vật sống thành nhóm làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.
Câu 5: (TH) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?
A. Cạnh tranh.
B. Sinh vật ăn sinh vật khác.
C. Hỗ trợ.
D. Cộng sinh.
Đáp án: A
Giải thích:
Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh. Trong đó, các cá thể cạnh tranh nhau về nguồn ánh sáng, cây nào phát triển chậm sẽ bị các cây khác che lấp dẫn đến không nhận được ánh sáng đầy đủ → cây đó còi cọc dần rồi chết.
Câu 6: (TH) Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.
B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể.
C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao.
D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau.
Đáp án: C
Giải thích:
Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao → Các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau về thức ăn, nơi ở,... → Khi đó, dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm.
Câu 7: (TH) Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
C. hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể.
D. tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn.
Đáp án: C
Giải thích:
Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
Câu 8: (NB) Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là
A. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
B. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
C. quan hệ đối địch và quan hệ ức chế.
D. quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ.
Đáp án: A
Giải thích:
Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ (gồm cộng sinh và hội sinh) hoặc đối địch (gồm cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác).
Câu 9: (TH) Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
C. cả hai loài đều có lợi.
D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì cả hai loài đều có lợi: ong thì kiếm được thức ăn còn hoa thì được thụ phấn.
Câu 10: (NB) Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ gì?
A. Ký sinh.
B. Cạnh tranh.
C. Cộng sinh.
D. Hội sinh.
Đáp án: D
Giải thích:
A. Kí sinh → Trong mối quan hệ kí sinh, một loài có lợi (vật kí sinh), một loài có hại (vật chủ).
B. Cạnh tranh → Trong mối quan hệ cạnh tranh, ít nhất một loài có hại.
C. Cộng sinh → Trong mối quan hệ cộng sinh, hai loài đều có lợi.
D. Hội sinh → Trong mối quan hệ hội sinh, một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 47: Quần thể sinh vật
Lý thuyết Bài 48: Quần thể người
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9