Lý thuyết Sinh học 9 Bài 60 (mới 2024 + Bài Tập): Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 60.

1 3,394 21/12/2023


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Bài giảng Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI

- Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.

- Một số hệ sinh thái chủ yếu ở trên cạn: các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim,…), các hệ sinh thái thảo nguyên, các hệ sinh thái hoang mạc, các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng, hệ sinh thái núi đá vôi,…

- Một số hệ sinh thái chủ yếu:

+ Các hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển,…).

+ Các hệ sinh thái nước ngọt: Các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy), các hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng).

II. BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG

- Vai trò của hệ sinh thái rừng:

+ Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật → Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

+ Rừng giúp điều hòa khí hậu, không khí.

+ Rừng chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm.

- Hiện trạng hệ sinh thái rừng: Diện tích rừng Việt Nam đang bị thu hẹp dần.

- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… → tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh thái rừng phát triển.

+ Trồng rừng, phòng cháy rừng → phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng.

+ Vận động định canh, định cư → hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi.

+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng → Góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn, giảm áp lực về việc sử dụng tài nguyên.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng → nâng cao ý thức toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

III. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN

- Vai trò của hệ sinh thái biển:

+ Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú → Giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

+ Các loài động vật trong hệ sinh thái biển là nguồn cung cấp thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người.

- Hiện trạng hệ sinh thái biển: Do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.

- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển:

+ Bảo vệ bãi cát ven biển – nơi sinh sản của nhiều loài sinh vật biển.

+ Không săn bắt tự do các sinh vật biển.

+ Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng.

+ Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.

+ Làm sạch bãi biển, không vứt rác bừa bãi ra ngoài bãi biển.

IV. BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

- Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Sự đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường của đất nước.

- Một số hệ sinh thái nông nghiệp ở nước ta:

Các vùng sinh thái nông nghiệp

Các loại cây trồng chủ yếu

Vùng núi phía Bắc

Cây công nghiệp như quế, hồi,…, cây lương thực có lúa nương trồng trên các vùng đất dốc.

Vùng Trung du phía Bắc

Chè

Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng

Lúa nước

Vùng Tây Nguyên

Cà phê, cao su, chè,…

Vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Lúa nước

- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.

+ Cải tạo hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

CÂU 1: (NB) Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất gồm

A. hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ.

B. hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi.

C. hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ.

D. hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước.

Đáp án: D

Giải thích: Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất gồm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước. Hệ sinh thái dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.

CÂU 2: (NB) Các hệ sinh thái cạn chủ yếu là

A. các hệ sinh thái rừng.

B. các hệ sinh thái nông nghiệp.

C. các hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái núi đá vôi.

D. các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái núi đá vôi.

Đáp án: D

Giải thích: Các hệ sinh thái cạn chủ yếu là các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, hệ sinh thái núi đá vôi.

CÂU 3: (NB) Các hệ sinh thái dưới nước gồm

A. các hệ sinh thái nước mặn.

B. các hệ sinh thái nước ngọt.

C. các hệ sinh thái rừng.

D. các hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

Đáp án: D

Giải thích: Các hệ sinh thái dưới nước gồm các hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

CÂU 4: (NB) Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?

A. Rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới.

B. Rừng ngập mặn.

C. Vùng thảo nguyên hoang mạc.

D. Rừng mưa nhiệt đới

Đáp án: B

Giải thích: Rừng ngập mặn là hệ sinh thái nước mặn, không phải là hệ sinh thái trên cạn.

CÂU 5: (NB) Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là hệ sinh thái nào?

A. Rừng mưa vùng nhiệt đới.

B. Các hệ sinh thái hoang mạc.

C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

D. Biển.

Đáp án: D

Giải thích: Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là biển.

CÂU 6: (NB) Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa là

A. bảo vệ được nguồn khoáng sản.

B. bảo vệ được các loài động vật hoang dã.

C. bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.

D. bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Đáp án: C

Giải thích: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái nhằm bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.

CÂU 7: (NB) Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người?

A. Cung cấp động vật quý hiếm.

B. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp.

C. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.

D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.

Đáp án: C

Giải thích: Đối với con người, rừng còn có tác dụng điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.

CÂU 8: (TH) Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá.

B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật.

C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

D. Tăng cường công tác trồng rừng.

Đáp án: B

Giải thích: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật.

CÂU 9: (TH) Biện pháp trồng rừng có hiệu quả chính nào sau đây?

A. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen sinh vật.

B. Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

C. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước.

D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Đáp án: C

Giải thích: Biện pháp trồng rừng giúp phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước.

CÂU 10: (TH) Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Tăng nguồn nước.

B. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua mức.

C. Tăng diện tích trồng trọt.

D. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: B

Giải thích: Dân số phát triển quá nhanh sẽ khiến nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng lên → Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí giúp giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua mức.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 59: Một số oxit quan trọng

Lý thuyết Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 62: Thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

Lý thuyết Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

1 3,394 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: