Lý thuyết Sinh học 9 Bài 40 (mới 2024 + Bài Tập): Ôn tập phần di truyền và biến dị

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 9 Bài 40.

1 8,030 21/12/2023


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Bài giảng Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

1. Tóm tắt các quy luật di truyền

Tên quy luật

Nội dung

Giải thích

Ý nghĩa

Phân li

Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

- Gen nằm trên NST.

- Sự phân li và tổ hợp của các NST dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen tương ứng.

- Xác định tính trội – lặn.

Phân li độc lập

Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử.

- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong nguyên phân và giảm phân.

- Tạo ra biến dị tổ hợp.

Di truyền liên kết

Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau.

- Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.

- Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.

Di truyền giới tính

Sự di truyền của các gen nằm trên NST giới tính.

- Sự phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính.

- Điều khiển tỉ lệ đực : cái.

2. Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân

Các kì

Nguyên phân

Giảm phân I

Giảm phân II

Kì đầu

- NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào thoi vô sắc ở tâm động.

- NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào thoi vô sắc ở tâm động.

- Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo.

- NST kép co ngắn, đóng xoắn và dính vào thoi vô sắc ở tâm động.

Kì giữa

- Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào với số lượng 2n NST đơn.

- Các cặp NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng bằng n NST kép.

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng n NST đơn.

3. Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên nhân, giảm phân và thụ tinh

Các quá trình

Bản chất

Ý nghĩa

Nguyên phân

Các tế bào con giữ nguyên bộ NST 2n của tế bào mẹ.

- Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính.

- Tạo ra các tế bào thay thế các tế bào già hoặc bị tổn thương.

Giảm phân

Tạo ra các giao tử có số lượng NST giảm đi một nửa tế bào mẹ.

- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính.

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp.

Thụ tinh

Kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử (2n).

- Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính.

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp.

4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin

Đại phân tử

Cấu tạo

Chức năng

ADN (gen)

- Có dạng chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song ngược chiều.

- Đơn phân: 4 loại nuclêic A, T, G, X.

- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

ARN

- Có dạng chuỗi xoắn đơn.

- Đơn phân: 4 loại nuclêic A, U, G, X.

Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin:

- mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.

- tARN: vận chuyển các axit amin.

- rARN: tham gia cấu trúc ribôxôm.

Prôtêin

- Một hay nhiều chuỗi pôlipeptit.

- Đơn phân: hơn 20 loại axit amin.

Có nhiều chức năng quan trọng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể:

- Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Có chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất.

- Có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất.

- Có chức năng vận động, cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ thể,…

5. Các dạng đột biến

Các loại đột biến

Khái niệm

Các dạng đột biến

Đột biến gen

Là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc của gen, ADN.

Các dạng đột biến điểm: Mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế 1 cặp nuclêôtit.

Đột biến

cấu trúc NST

Là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc của NST.

Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Đột biến

số lượng NST

Là những biến đổi về số lượng trong bộ NST.

Dị bội thể và đa bội thể.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Câu 1: (NB) Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1.

B. Cấu trúc bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 3.

D. Cấu trúc bậc 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin được thể hiện thông qua số lượng, thành phần và trình tự các axit amin. Mà cấu trúc bậc 1 là chuỗi các axit amin liên kết với nhau. Do đó, cấu trúc thể hiện tính đặc thù của prôtêin là cấu trúc bậc 1.

Câu 2: (TH) Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?

A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.

B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.

C. Nhân bản vô tính ở động vật.

D. Tạo động vật biến đổi gen.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân bản vô tính ở động vật là ứng dụng của công nghệ tế bào.

Câu 3: (NB) Đột biến gen bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

A. Đặc điểm và cấu trúc của từng gen.

B. Tác nhân ở môi trường ngoại cảnh hay trong tế bào.

C. Các điều kiện sống của sinh vật.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Giải thích:

Đột biến gen bị ảnh hưởng của:

- Đặc điểm và cấu trúc của từng gen: gen dễ bị đột biến hay khó.

- Các tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài tế bào: loại tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân đột biến.

Câu 4: (TH) Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

A. Quá trình dịch mã xảy ra cả ở trong nhân và ngoài tế bào chất.

B. mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (polyriboxom) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin

C. Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.

D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.

Đáp án: B

Giải thích:

- A sai vì quá trình dịch mã chỉ xảy ra ở tế bào chất.

- C sai vì mỗi phân tử mARN chỉ tổng hợp 1 loại prôtêin.

- D sai vì mỗi chuỗi pôlipeptit do 1 loại mARN tổng hợp.

Câu 5: (NB) Thường biến là

A. sự biến đổi xảy ra trên NST.

B. sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

C. sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

D. sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án: D

Giải thích:

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, không liên quan đến vật chất di truyền.

Câu 6: (TH) Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể một của cây cà độc dược có số lượng nhiễm sắc thể là

A. 26.

B. 24.

C. 25.

D. 23.

Đáp án: D

Giải thích:

Số lượng nhiễm sắc thể ở thể một (2n – 1) là 24 – 1 = 23 NST.

Câu 7: (NB) Đồng sinh là hiện tượng

A. chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh của mẹ.

B. nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

C. có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

D. chỉ sinh 1 con trong một lần sinh của mẹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Đồng sinh là hiện tượng nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ.

Câu 8: (TH) Đặc điểm nào là sự giống nhau trong cấu trúc hóa học của ADN và ARN?

A. Trong cấu trúc của các đơn phân có đường ribôzơ.

B. Cấu trúc không gian xoắn kép.

C. Đều có các loại bazơ nitơ A, U, T, G, X trong cấu trúc của các đơn phân.

D. Mỗi đơn phân được cấu tạo bởi một phân tử H3PO4, 1 phân tử đường 5 cacbon và 1 bazơ nitơ.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý A sai, chỉ trong ARN có đường ribôzơ còn ADN là đường đêôxiribôzơ.

Ý B sai, ADN cấu trúc không gian xoắn kép từ 2 mạch, ARN có cấu tạo mạch đơn

Ý C chưa chính xác, ADN có các loại bazơ nitơ A, T, G, X; ARN có các loại bazơ nitơ A, U, G, X.

Câu 9: (NB) Cấu trúc thuộc loại prôtêin bậc 3 là

A. một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại.

B. hai chuỗi axit amin xoắn lò xo.

C. một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại.

D. hai chuỗi axit amin.

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian 3 chiều của prôtêin do chuỗi axit amin cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng.

Câu 10: (VD) Một phân tử ADN có 200 nuclêôtit loại ađênin, 800 nuclêôtit loại guanin. Số vòng xoắn trong phân tử ADN là

A. 100 vòng.

B. 50 vòng.

C. 25 vòng.

D. 5 vòng.

Đáp án: A

Giải thích:

A = T = 200 nu; G = X = 800 nu.

→ Số cặp nu là: 200 + 800 = 1000 cặp nu.

→ Số vòng xoắn trong phân tử ADN là: 1000 : 10 = 100 vòng xoắn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Lý thuyết Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Lý thuyết Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Lý thuyết Bài 45-46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

1 8,030 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: