Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 7
Với cách giải Các dạng bài tập về Hai góc đối đỉnh môn Toán lớp 7 Hình học gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập. Mời các bạn đón xem:
Định lí Pi-ta-go và cách giải các dạng bài tập - Toán lớp 7
I. LÝ THUYẾT:
1. Định lí Pytago:
Trong tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2
2. Định lí Pytago đảo:
Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
∆ABC có BC2 = AB2 + AC2 thì ∆ABC vuông tại A
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
Dạng 4.1: Tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh.
1. Phương pháp giải:
- Sử dụng định lí Py- ta-go trong tam giác vuông
∆ABC vuông tại A: BC2 = AB2 + AC2
- Có trường hợp phải kẻ thêm đường vuông góc để tạo thành tam giác vuông.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Tính độ dài BC, biết HA = 1cm, HC = 8cm.
Giải:
GT |
(H nằm giữa A và C) HA = 1cm, HC = 8cm |
KL |
BC = ? |
Ta có AC = AH + HC = 1 + 8 = 9 cm
Lại có ∆ABC cân tại A nên AB = AC = 9 cm
Áp dụng định lí Py-ta-go cho vuông tại H ta có:
AB2 = AH2 + BH2 BH2 = AB2 – AH2 = 92 – 12 = 80
Áp dụng định lí Py-ta-go cho vuông tại H ta có:
BC2 = BH2 + CH2 = 80 + 82 = 144
BC = 12
Vậy độ dài BC = 12 cm.
Ví dụ 2: ChoABC vuông ở A có , BC = 51. Tính AB, AC.
Giải:
Áp dụng định lý Py – ta – go cho vuông tại A có:
Có
Suy ra: AB = 8 . 3 = 24; AC = 15 . 8 = 45
Vậy AB = 24; AC = 45.
Dạng 4.2: Sử dụng định lý Py - ta - go để nhận biết tam giác vuông.
1. Phương pháp giải:
- Tính bình phương các độ dài ba cạnh của tam giác.
- So sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng các bình phương của hai cạnh kia.
- Nếu hai kết quả bằng nhau thì tam giác đó là tam giác vuông, cạnh lớn nhất là cạnh huyền.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC có AB = 8 cm, AC = 6 cm, BC = 10 cm. Hỏi tam giác ABC là tam giác gì?
Giải:
Ta có 62 =36, 82 = 64, 102 = 100
Mà 100 = 36 + 64 hay 102 = 82 + 62
Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Độ dài một cạnh góc vuông của một tam giác vuông cân bằng 3 cm. Độ dài cạnh huyền bằng?
A. 6 cm
B.
C.
D. 3,5 cm
Bài 2: Ba số nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?
A. 4cm; 5cm; 6cm
B. 6cm; 6cm; 9cm
C. 5cm; 13cm;15cm
D. 20cm; 21cm; 29cm
Bài 3: Tam giác có độ dài ba cạnh bằng 4cm, 7cm, 8cm có là tam giác vuông không? Vì sao?
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, . Biết BC = 20cm, tính các độ dài AB, AC.
Bài 5: Tính diện tích của tam giác ABC. Biết rằng AB = 12cm, AC = 16cm, BC = 20cm.
Bài 6: Cho tam giác ABC. Kẻ AH vuông góc BC (H nằm giữa B và C). Biết
BH = 9cm, HC = 16cm, HA = 12cm. Chứng minh tam giác ABC vuông tại A.
Bài 7: Cho các độ dài 6cm, 7cm, 8cm, 10cm, 24cm, 26cm. Ba độ dài nào có thể là độ dài các cạnh của tam giác vuông?
Bài 8: Tam giác ABC có góc tù, . Vẽ đường cao AH và tính BH.
Bài 9: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H nằm giữa A và C). Biết HA = 7cm, HC = 18cm. Tính các độ dài BH và BC.
Bài 10: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD.
Chứng minh rằng:
a) BE = CD
c) AM là phân giác của
Hướng dẫn giải:
Bài 1: Đáp án C.
Bài 2: Đáp án D.
Bài 3: Ta có 42 =16, 72 = 49, 82 = 64
Mà 16 + 49 = 65 ≠ 64
Nên theo định lí Py - ta - go đảo, tam giác có độ dài 3 cạnh 4m, 7m, 8m không là tam giác vuông.
Bài 4: Đặt AB = 3k, AC = 4k
Theo định lý Py-ta-go ta có:
AB2 + AC2 = BC2
(3k)2 + (4k)2 = 202
k = 4
Vậy AB =12cm; AC = 16cm.
Bài 5: Áp dụng định lý Py-ta-go đảo, ta biết được tam giác ABC vuông tại A.
Bài 6:
+) Áp dụng Py-ta-go cho hai tam giác vuông ABH và ACH được:
AB = 15; AC = 20
+) BC = 25
BC2 = AB2 + AC2 (252 = 152 + 202).
Theo định lý Py-ta-go đảo, tam giác ABC vuông tại A.
Bài 7: Ba độ dài độ dài các cạnh của tam giác vuông là (6; 8; 10), (10; 24; 26).
Bài 8:
Xét vuông ở H có nên
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác vuông ABH ta được BH = 21.
Bài 9:
Tam giác ABC cân tại A nên:
AB = AC = HA + HC = 7 + 18 = 25cm
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác AHB vuông tại H ta có: BH = 24cm
Áp dụng Py-ta-go vào tam giác vuông BHC được BC = 30cm.
Bài 10:
suy ra BE = CD
b) Ta có
Do đó: MB = MC
c)
Suy ra: . Hay AM là phân giác của góc BAC.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác: